Theo nghiên cứu của FTA, hầu hết những người sử dụng internet ở cả hai nhóm 17-34 và 25-30 tuổi đều có sử dụng công cụ tìm kiếm trong ba tháng qua, trong đó có hơn 50% sử dụng ít nhất 1 lần/ngày. Tìm kiếm thông tin đứng thứ hai trong những lý do truy cập internet.
Quảng cáo trên các công cụ tìm kiếm là phương pháp tiếp cận khách hàng tiềm năng bằng cách đưa trang web của doanh nghiệp hiển thị ở những vị trí đầu tiên trang trên kết quả của các công cụ tìm kiếm như Google, Bing …
Theo ông Chandler DGM, đây là hình thức quảng cáo hiệu quả trong bối cảnh suy thoái hiện nay, vì tiết kiệm chi phí và hiệu quả trong việc thu hút khách hàng đến mua hàng tại trang web hay cửa hàng, dễ dàng kiểm soát, đánh giá tỉ suất lợi nhuận trên vốn đầu tư một cách chính xác, minh bạch.
Phương pháp quảng cáo này có hai hình thức: pay per click – Trả tiền theo click và Search Engine Optimization (SEO) Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm. Tại thị trường Việt Nam, cả hai hình thức này đang có thấy tính cạnh tranh ngày một cao.
Pay Per Click – Cơ hội sau mỗi cú click chuột
Pay Per Click (hay còn gọi là pay search) là cách hiển thị thông điệp quảng cáo trên phần liên kết được tài trợ trong trang kết quả tìm kiếm của Google, Yahoo… khi người tiêu dùng tìm kiếm những từ khóa có liên quan. Doanh nghiệp sẽ đặt giá cơ bản cho mỗi click và trả tìm cho mỗi lần công cụ tìm kiếm hướng khách hàng tới trang web.
Càng có nhiều người truy cập trang web, doanh nghiệp càng có nhiều cơ hội trong việc bán hàng và xây dựng thương hiệu. Đồng thời có thể giảm chi phí quảng cáo vì các công cụ tìm kiếm đặc biệt là Google có chính sách thưởng cho khách hàng có những quảng cáo chất lượng, được nhiều người truy cập nhằm đem đến cho người dùng những kết quả tốt nhất .
Tuy nhiên, bạn phải lưu ý vì nếu chọn một từ khóa quá phổ biến, có thể bạn sẽ nhận được nhiều tìm kiếm trong đó không thật sự là những khách hàng tiềm năng và bạn sẽ phải trả một mức phí rất lớn.
Làm thế nào để có một chiến dịch Pay Per Click hiệu quả?
1.Xây dựng một chiến lược quảng cáo dài hơi
Các doanh nghiệp và cả agency truyền thống cần nhận ra rằng người dùng internet liên tục tìm kiếm thông tin trên mạng 365 ngày/năm. Sẽ là rất lãng phí nếu doanh nghiệp xây dựng chiến dịch Pay Per Click giống như chạy quảng cáo banner, rầm rồ xuất hiện rồi lại nhanh chóng kết thúc trong một thời gian ngắn. Họ cũng sẽ mất dấu trên thị trường, mất điểm và khó có thể cạnh tranh được với các đối thủ.
2. Thực hiện chiến dịch với một số bước cơ bản sau:
Phân tích từ khóa, kiểm tra, đánh giá trang web và tình trạng kinh doanh của doanh nghiệp, xây dựng thông điệp quảng cáo, đưa chiến dịch lên các công cụ tìm kiếm bằng cách đặt giá cho từ khóa.
3. Đo lường và đánh giá kết quả hàng tháng:
Mỗi công ty đều có đặc thù riêng và cần báo cáo những thông số riêng. Một số thông số cơ bản cần nắm được là: số lần hiển thị quảng cáo, số lần click chuột, tỉ lệ click, giá mỗi lần click, số lượng kinh doanh thu được, tỉ lệ chuyển đổi…
Khi thu nhập báo cáo, cần so sánh kết quả từ các hoạt động quảng cáo khác nhau theo thời gian để từ đó biết được hoạt động nào có hiệu quả hơn đồng thời nắm bắt được những thay đổi theo thời vụ trong năm.
4. Tối ưu hóa chiến dịch dựa vào các báo cáo:
Báo cáo sẽ trở nên vô ích nếu không biết nhận xét và áp dụng những thông tin thu thập được để tối ưu hóa chiến dịch. Phần lớn các khách hàng gặp phải tình trạng là có trong tay một kết quả báo cáo rất đẹp mắt bằng Excel hay Powerpoint, tuy nhiên doanh nghiệp hay agency không phải làm gì với báo cáo này, không biết liên hệ những con số trên báo cáo với mục đích kinh doanh của mình.
SEO – thủ thuật tăng hạng trang web
Còn về SEO, đây là quá trình tối ưu hóa trang web cho các công cụ tìm kiếm nhằm nâng cao vị trí của trang web trong phần kết quả tìm kiếm tự nhiên của Google, Bing… khi người tiêu dùng đánh vào một từ khóa có liên quan.
Doanh nghiệp không cần trả phí nếu xuất hiện trong phần kết quả tìm kiếm tự nhiên nên một trang web được tối ưu hóa sẽ tiết kiệm được rất nhiều chi phí chạy Pay Per Click do các công cụ tìm kiếm đưa vào khái niệm Quality Score. SEO được chia làm hai phần: onpage SEO là cách xây dựng cấu trúc trang web, nội dung trang web, sự chặt chẽ, kết nối giữa các trang trong trang của bạn (links)…Off-page optimization là quá trình phổ biến trang web của bạn đến với nhiều người.
1. Nghiên cứu từ khóa
Hãy dành thời gian để nghiên cứu, tìm kiếm và lựa chọn từ khóa SEO thích hợp nhất cho website của bạn. Mỗi bước đi trong toàn bộ giai đoạn Online Marketing đều dựa vào những từ khóa được chọn lọc này. Nhắm vào những từ khóa trọng điểm, mang nhiều ý nghĩa, khiến cho người đọc dễ nhớ và chắc chắn họ sẽ quay lại vào những lần tiếp theo. Toàn bộ quá trình này không thể thực hiện nhanh chóng, do vậy hãy thật kiên nhẫn và sáng tạo.
2. Cấu trúc của website và đường dẫn
1 cấu trúc hợp lý, dễ hiểu và dễ điều hướng bởi các Search Engine và người dùng là 1 thành phần cực kỳ quan trọng của mô hình tổng thể SEO. Hãy cố gắng xây dựng 1 hệ thống cơ bản như “cấu trúc thư mục” của hệ điều hành, các danh mục được phân loại rõ ràng, sắp xếp theo trình tự, khoa học, tương ứng với đó là các chủ đề chính và phụ đi kèm. Áp dụng tương tự như vậy với đường dẫn URL, càng đơn giản, ngắn gọn càng tốt.
3. Nội dung thống nhất, không trùng lặp
Mỗi trang trong toàn bộ website của bạn nên thống nhất theo chuẩn nhất định, không nên có bất cứ điểm lặp nào.
- Sử dụng 301 redirect để trỏ về địa chỉ không có www
- Dùng 301 redirect để trỏ các file định dạng .html, .htm, và .php của trang chủ về địa chỉ gốc, ví dụ như caia.vn
- Sử dụng các thẻ tag tiêu chuẩn được đề xuất bởi Google, khi sử dụng chức năng này, các Search Engine sẽ biết chính xác trang nào là trang ưa thích nhất
4. Meta Data – “Siêu dữ liệu”
- Thẻ <title>: gán các từ khóa trên tiêu đề của trang, và trang này được sử dụng để hiển thị trong quá trình tìm kiếm của Search Engine. Thẻ Title này mô tả các từ khóa gần với tiêu đề nhất.
- Thẻ <description>: tương tự như vậy, mỗi trang nhất định đều phải có 1 mục riêng biệt, đó là miêu tả. Thẻ nội dung này mô tả chính xác nội dung được đề cập bên trong, không nên quá dài dòng nhưng phải tóm tắt đầy đủ nội dung, thông thường toàn bộ thông tin này sẽ được khái quát trong khoảng 150 ký tự tương đương với 2 câu.
- Thẻ <keyword>: Google không tìm kiếm những từ khóa trong thẻ này để so sánh với kết quả tìm được cũng như các kết quả spam khác. Việc mở rộng thẻ này khá hiệu quả, nhưng không ảnh hưởng gì đến website của bạn. Bên cạnh đó, vẫn còn một số Search Engine sử dụng từ khóa trong thẻ này để đánh giá và xếp hạng.
5. Nội dung trong trang và mật độ của các từ khóa
Các phần nội dung nguyên bản và thống nhất có thể coi là “huyết mạch” của thế giới trực tuyến. Mục tiêu chính của các Search Engine là cung cấp kết quả chính xác nhất đối với mỗi truy vấn của người dùng. Hãy thêm nội dung một cách hiệu quả vào mỗi trang với khoảng trung bình 450 – 550 từ là thích hợp nhất. Bên cạnh đó, hãy đảm bảo rằng các từ khóa trọng điểm được sử dụng và nhắc đến trong vòng 25 từ đầu và cuối của toàn bộ nội dung, điều chỉnh mật độ sắp xếp từ khóa này ở mức hợp lý nhất. Không nên sử dụng cùng một từ khóa duy nhất, nhưng nếu dựa vào khả năng phân loại của Search Engine với các từ ngữ có liên quan, đồng nghĩa hoặc trái nghĩa.
Luôn cập nhật nội dung hoặc những tin tức mới nhất qua mục blog doanh nghiệp hoặc chuyên đề riêng, điều này có thể đảm bảo rằng các mục tìm kiếm dữ liệu của Search Engine luôn tìm đến trang tin của bạn thường xuyên, qua đó nâng cao chỉ số xếp hạng.
6. Sử dụng Anchor Text và các đường dẫn liên kết
Tạo ra một cấu trúc liên kết nội bộ cho website sẽ mang lại hiệu quả không ngờ, thứ hạng và hiệu quả tìm kiếm đối với ngời sử dụng. Sử dụng các từ khóa được chuẩn bị sẵn thông qua Anchor Text (đơn thuần chỉ là đường dẫn đến các site), dành thời gian để tạo nhiều liên kết hiệu quả khác nhau, nhưng hãy nhớ hạn chế việc làm này. Nếu lạm dụng quá mức thì trang tin sẽ trở nên vô cùng rối, người dùng click chuột vào đâu cũng thấy link đường dẫn là việc làm không nên.
7. Chia sẻ nội dung lên các MXH khác
Bên cạnh website thì các mạng xã hội là những kênh thông tin mà bạn cần chú ý. Việc phát triển nội dung và tiếp cận người đọc ở các MXH lớn như Facebook, Youtube không chỉ giúp bạn tiếp cần nhiều hơn khách hàng tiềm năng mà nó còn giúp website của bạn được đánh giá cao hơn, thương hiệu được uy tín hơn trong mắt người đọc.
8. Chú ý đến EEAT
EEAT là một khái niệm rất hot trong năm gần đây. Với việc ngày càng có nhiều website được thực hiện và số lượng bài viết cùng về một chủ đề là nhiều không kể hết. Vì vậy Google cần dựa vào một yếu tố mang tính thầm quyền, uy tín của website. Vì vậy để website của bạn được phát triển, bạn hãy chú ý hơn đến yếu tố EEAT này.
EEAT là viết tắt của Experience (trải nghiệm), Expertise (chuyên môn), Authoritativeness (thẩm quyền), Trustworthiness (độ tin cậy). Để hiểu hơn về khái niệm này, chúng tôi mời bạn đọc lại bài viết: EEAT là gì
Trên đây là bài viết về cách đưa website của bạn phát triển ngày một nhanh hơn. Nếu bạn thấy bài viết này là hữu ích thì hãy like hoặc share để chúng tôi có thêm động lực chia sẻ mỗi ngày. Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào khác về quảng cáo Google, hãy gọi điện cho chúng tôi theo số hotline: 036 8966 815 hoặc gửi câu hỏi đến CAIA tại đây để chúng tôi có thể trực trực tiếp tư vấn cho bạn.