Bạn quan tâm đến nghề SEO và muốn biết về thu nhập cùng những ưu nhược điểm của nghề? Bài viết này, CAIA sẽ gửi đến bạn tất cả những thông tin để bạn có thể đưa ra lựa chọn khách quan nhất cho định hướng nghề nghiệp của mình trong tương lai.
Mục lục
Để có thể trả lời cho câu hỏi về thu nhập nghề SEO cùng những ưu nhược điểm của nghề, trước tiên CAIA muốn bạn hiểu về tổng quan của nghề, các cấp bậc trong nghề. Bạn cùng tìm hiểu thông tin đó qua những chia sẻ sau đây nhé.
Tổng quan về nghề SEO
SEO là viết tắt của Search Engine Optimization, là quá tối ưu hóa một sản phẩm/dịch vụ trên các công cụ tìm kiếm. Nếu như trước đây khi nhắc đến SEO ta sẽ nghĩ đến ngay đó là SEO website trên công cụ tìm kiếm Google thì hiện tại nghề SEO sẽ tồn tại đa hình hơn. Nó có thể là tối ưu hóa video trên công cụ tìm kiếm Youtube, có thể là tối ưu hóa sản phẩm trên sàn thương mại điện tử như Shopee, Tiktok.. Tuy nhiên, cho đến hiện tại thì SEO website trên Google vẫn là hình thức phổ biến hơn cả.
Nghề SEO đòi hỏi rất nhiều kỹ năng và kiến thức về SEO cũng như khả năng phân tích, sáng tạo, linh hoạt làm mới mình trong quá trình làm nghề. Vì thế đây cũng là cơ hội những cũng là thách thức không nhỏ. Cũng vì vậy mà các công việc của nghề SEO sẽ ngày càng update nhiều hơn, sáng tạo hơn. Ở một số doanh nghiệp thì một SEOer có thể kiêm cả việc xây dựng nội dung và chạy cả Ads.
SEO là gì, tổng quan về SEO
Mỗi công ty sẽ có một quy trình công việc của nghề không giống nhau, nhưng nếu nhắc đến làm SEO, tùy vào các cấp bậc SEO thì các công việc cần làm như sau:
- SEO Audit cho website
- Lên giao diện website chuẩn SEO
- Nghiên cứu từ khóa, xây dựng kế hoạch nội dung
- Xây dựng Content
- Tối ưu hóa Onpage cho Website
- Thực hiện Offpage, xây dựng backlink
- Cập nhật hiệu quả của website
- Theo dõi website và liên tục tìm cách nâng cao
☛ Bạn tham khảo chi tiết hơn về nghề tại: SEO là gì? Hiểu đúng và làm đúng ở 2023
Cấp bậc và chức vụ nghề SEO
Trong SEO cũng được phân ra nhiều cấp bậc và chức vụ khác nhau, tùy vào kinh nghiệm, trình độ và trách nhiệm trong công việc hoặc cũng có thể tùy theo mỗi đơn vị làm SEO. Dưới đây là một số cấp bậc và chức vụ SEO phổ biến nhất trong nghề :
- Cộng tác viên SEO: đây là cấp bậc SEO thấp nhất trong một công ty SEO. Những người nằm trong cấp bậc này đa phần chỉ tham gia một phần nhỏ của dự án như công tác viên viết bài, cộng tác viên backlink, hoặc là những người đang trong giai đoạn học việc, vừa học vừa làm không dành được 100% thời gian cho công việc.
- Nhân viên kỹ thuật SEO: Đây là cấp bậc cơ bản nhất của nghề SEO. Khi giữ chức vụ này bạn sẽ là người thực hiện các công việc cơ bản như nghiên cứu từ khóa, tối ưu hóa nội dung, tạo các liên kết trong hoặc ngoài website, theo dõi và báo cáo kết quả SEO. Nhân viên SEO thường sẽ làm việc dưới sự chỉ đạo của người có kinh nghiệm chuyên sâu hơn về SEO như chuyên viên SEO hay trưởng nhóm SEO…
- SEO Lead: Là người được đánh giá là có những kiến thức và kinh nghiệm nâng cao trong SEO, có thâm niên trong nghề và có kinh nghiệm nhiều dự án. Chuyên viên SEO có thể vừa tự lập kế hoạch chiến dịch SEO vừa có thể làm việc dự án, kiếm tra tiến độ công việc của SEO. Chuyên viên SEO cũng có thể là người hướng dẫn, đào tạo SEO mới. Chuyên viên SEO thường sẽ làm việc trong một nhóm SEO hoặc có thể tự làm Freelancer ở ngoài.
- Trưởng nhóm SEO: Đây là cấp bậc cao nhất trong nghề SEO và có trách nhiệm cao nhất về kết quả SEO của dự án. Trưởng nhóm SEO có thể quản lý, điều phối các nhóm làm SEO, cũng như đưa ra các tư vấn và thuyết phục khách hàng dự án. Trưởng nhóm cũng có thể đánh giá, cải thiện hiệu quả của chiến dịch SEO sau một thời gian triển khai dự án.
Thu nhập nghề SEO là bao nhiêu?
Mức thu nhập của nghề SEO là một câu hỏi không dễ trả lời bởi nó phụ thuộc vào rất nhiều các yếu tố khác nhau, từ những yếu tố nội tại của SEOer như cấp bậc, chức vụ, trình độ, kinh nghiệm thực tế cho đến những yếu tố đị điểm, đơn vị và khách hàng… Dù không thể đưa ra một con số cụ thể nhưng hoàn toàn có thể có được khoảng thu nhập trung bình của nghề SEO dựa vào từng yếu tố trên.
SEO có phải một nghề có thu nhập hấp dẫn không?
SEO cộng tác viên
SEO cộng tác viên: Hiện tại mức lương các công ty SEO chi trả cho các cộng tác viên sẽ ở mức 4 – 6 triệu đồng/tháng tùy vào lượng công việc cộng tác viên dự án. Mức lương này tương đương với mức lương của một SEO thử việc 60-80% lương chính thức. Ngoài ra, con số này cũng sẽ nhỉnh hơn tùy vào khối lượng công việc bạn đạt được hoặc bạn là một cộng tác viên có nhiều kinh nghiệm, thực hiện được những công việc phức tạp. Tuy nhiên, đa phần các công ty hiện cũng ít tuyển dụng những vị trí này hoặc chỉ tuyển dụng trong thời gian ngắn, lương thưởng sẽ tính theo khối lượng việc thực tế nên cũng rất khó để đánh giá chi tiết về thu nhập của một cộng tác viên.
Nhân viên SEO
Một nhân viên SEO mới vào nghề thì mức lương công ty chi trả dao động từ 6 đến 8 triệu đồng/tháng tùy vào năng lực và thể hiện của mỗi người. Con số có thể tăng lên 10 triệu nếu làm tốt và phát triển nhanh. Tất nhiên mức lương này không cố định mà sẽ tăng trưởng theo kinh nghiệm của mỗi SEOer. Sau khi có thâm niên trong nghề, mức lương của nhân viên SEO có thể dao động từ 12 đến 15 triệu đồng nếu công ty kinh doanh hiệu quả. Mức lương này chưa tính thưởng hoàn thành dự án, thưởng nóng…
Thu nhập SEO Lead
Với những yêu cầu kinh nghiệm cao, sự phức tạp trong công việc nên SEO Lead cũng có mức lương khá xứng đáng. Tùy vào đơn vị chủ quản, vị trí địa lý mà vị trí này có thu nhập từ 15 đến 20 triệu đồng (chưa tính thưởng). Nếu công ty có dự án lớn, hiệu quả kinh doanh cao hoặc công ty có liên kết nước ngoài thì mức lương có thể lên đến 25 triệu (chưa thưởng). Đây là một mức lương tương đối cao với nghề SEO tại thời điểm hiện tại. Tuy nhiên, để có được mức thu nhập hấp dẫn này bạn cần trau dồi kiến thức và nâng cao trình độ và tích lũy kinh nghiệm trong nhiều năm.
Trưởng nhóm SEO
Thu nhập trung bình của trưởng nhóm SEO theo thống kê từ những đơn vị làm SEO uy tín có thể từ 20 đến 40 triệu đồng/tháng. Mức thu nhập này hoàn toàn có thể tăng lên cao hơn tùy thuộc vào kinh nghiệm, trình độ và khả năng giải quyết vấn đề của bạn. Đó là mức lương của những công ty vừa. Nếu bạn làm việc tại một công ty lớn hơn, áp lực và khối lượng việc nhiều hơn chắc chắn mức lương còn hấp dẫn hơn nữa.
Ưu điểm của SEO
Mức thu nhập hiện tại cũng là một ưu điểm của nghề SEO, tuy nhiên không chỉ có những ưu thế về thu nhập so với các ngành nghề khác, nếu xét theo hướng nhìn của doanh nghiệp thì nó còn có thêm những ưu điểm sau đây:
Tối ưu hóa chi phí: giúp doanh nghiệp tiết kiệm một khoản chi phí không nhỏ so với hình thức mua quảng cáo. Bạn chỉ cần tối ưu website của mình uy tín, được đánh giá cao nó sẽ có mặt ở những vị trí cao trên trang trả về tìm kiếm. Kết quả là tự nhiên nên bạn không phải chi trả chi phí cho mỗi lần hiển thị. Đây là điều mà các hình thức marketing khác cụ thể là quảng cáo không có.
Tăng truy cập tự nhiên và doanh thu: SEO giúp website của bạn gia tăng truy cập hoàn toàn tự nhiên từ những khách hàng tiềm năng. Cũng bởi chính việc có truy cập từ khách hàng tiềm năng nên cũng giúp website tăng doanh thu và chuyển đổi không nhỏ.
Tăng nhận diện và uy tín về thương hiệu: Nếu tối ưu SEO tốt website của bạn có cơ hội xuất hiện ở những vị trí cao trên trang công cụ tìm kiếm. Những vị trí này sẽ tạo cho người dùng cảm giác tin tưởng hơn vào doanh nghiệp vào website. Họ tin rằng những website có xếp hạng cao trên công cụ tìm kiếm tự nhiên là website được nhiều người dùng khác tin tưởng, có nội dung chất lượng và phù hợp cao với nhu cầu của bạn hơn là những trang web ở dưới. Từ đó giúp thương hiệu của bạn có vị thế cao hơn, uy tín hơn đối với người dùng.
SEO giúp cho website gia tăng lưu lượng truy cập tự nhiên từ những khách hàng tiềm năng
Nhược điểm của nghề
Có nhiều ưu điểm nhưng nghề SEO cũng có không ít nhược điểm, phải kể đến:
Thời gian nâng uy tín: Nghề SEO đòi hỏi bạn cần có thời gian nỗ lực tối ưu website rất lâu mới có thể có kết quả. Bạn không thể mong đợi website của mình sẽ xếp hạng cao ngay sau khi thực hiện các tối ưu SEO. Điều bạn cần là chờ đợi một thời gian đủ dài để công cụ tìm kiếm nhận diện và đánh giá website. Quá trình tối ưu cần diễn ra một cách liên tục và dài hạn. Nếu bạn không đủ kiên nhẫn, thời gian và ngân sách thì đây được coi là một nhược điểm lớn của SEO đối với dự án của bạn.
SEO cần thời gian và công sức đầu tư không nhỏ
Nhược điểm về thứ hạng: Nghề SEO sẽ không đảm bảo cho bạn sẽ có được thứ hạng cao nhất trong trang kết quả tìm kiếm vì có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến thứ hạng website như hành vi người dùng, thuật toán Google, đối thủ.. Và cũng không có gì đảm bảo website đã lên hạng sẽ không bị tụt hạng. Ở thời điểm hiện tại thứ hạng của website đang có chiều biến thiên từng giờ trong ngày.
Đối thủ cạnh tranh: Thời điểm hiện tại, nghề SEO là nghệ có rất nhiều đối thủ cạnh tranh vì thuận theo nhu cầu, ngày càng có nhiều website cũng muốn có xếp hạng cao trên trang công cụ tìm kiếm. Việc này đẩy mức độ cạnh tranh ngày một lớn. Bạn không chỉ cần nghiên cứu đối thủ tìm ra điểm mạnh, yếu mà còn cần có sự thay đổi, cập nhật từng giờ để có thể tối ưu tốt nhất cho website.
☛ Tham khảo thêm: Ưu, nhược điểm của SEO – Khi nào thì nên bắt tay làm SEO?
Lời khuyên, kinh nghiệm nếu bạn muốn theo đuổi nghề
Hãy chăm chỉ học tập, rèn luyện và cập nhật
Nếu bạn quan tâm, yêu thích và muốn theo đuổi nghề SEO thì dưới đây là những lời khuyên, kinh nghiệm dành cho bạn:
- Bạn nên bắt đầu tìm hiểu và trau đồi các kiến thức cơ bản về SEO ngay bây giờ từ những việc như xây dựng nội dung cho đến các kỹ thuật, thuật ngữ trong SEO. Hãy tham khảo những nguồn tin cậy để quá trình học tập đạt hiệu quả tốt nhất. Ngoài ra, bạn cũng có thể học tập từ những người có kinh nghiệm và thành công về nghề, các chuyên gia, trưởng nhóm SEO…
- Bạn cũng nên thường xuyên rèn luyện thực tế về SEO cho website của bạn hoặc của đối tác để tích lũy kinh nghiệm làm nghề. Có thể bắt đầu từ những trang web nhỏ, đơn giản, lĩnh vực dễ sau đó nâng dần lên những dự án lớn hơn.
- Luôn cập nhật những kiến thức kỹ năng mời phù hợp với tình hình thị trường ngành SEO. Bởi SEO là nghề có những thay đổi, cập nhật về kiến thức theo xu hướng người dùng và công nghệ. Bạn nên cập nhật từ những đơn vị uy tín, những nguồn tin cậy để có những kinh nghiệm quý báu và thành công hơn trong nghề.
Kết luận
SEO là nghề có mức thu nhập không nhỏ, có nhiều cơ hội phát triển nhưng cũng có những thách thức không nhỏ. Nếu muốn theo đuổi nghề SEO bạn nên nghiêm túc học tập, rèn luyện và cập nhật những kiến thức và kinh nghiệm để có thể phát triển với nghề. CAIA đã giúp bạn trả lời các câu hỏi cơ bản của nghề SEO. Hy vọng với những thông tin này, bạn sẽ có cái nhìn khách quan về nghề và biết đâu sẽ tìm được điểm phù hợp của nghề với sở trường và sở thích của bạn.
Nếu bạn thấy bài viết này là hữu ích, hãy like hoặc share bài viết để CAIA có động lực chia sẻ kiến thức nhiều hơn mỗi ngày. Nếu bạn có những câu hỏi khác về SEO, hãy gọi điện theo số hotline: 036.8966.815 hoặc gửi câu hỏi đến CAIA tại đây để chúng tôi có thể trực trực tiếp tư vấn cho bạn.