SEO Onpage là 1 trong 8 công việc cần làm trong một quy trình SEO và đây là phần việc có nhiều yếu tố kỹ thuật nhất. Nếu bạn làm được tốt công việc này, nó sẽ giúp tăng độ hài lòng của người dùng, tăng tỉ lệ chuyển đổi. Từ đây, nó sẽ tiết kiệm được rất nhiều tiền bạn bỏ ra cho quảng cáo cũng như làm nội dung sau này.
Ngoài ra thì SEO Onpage là một công việc thường xuyên phải thay đổi bởi Google update rất nhiều lần mỗi năm. Càng ngày các website càng cần đạt được những chuẩn cao hơn. Vì vậy đây là một bài viết mà CAIA cần liên tục update, bạn đọc có thể tin tưởng là mình luôn đọc được những tiêu chuẩn mới nhất ở bài viết này.
Mục lục
SEO Onpage là gì
SEO Onpage là những công việc cần làm để tối ưu hóa nội lực cho Website, là những việc để Website tốt từ bên trong. Khi một website có nội lực tốt, nó sẽ sẵn sàng để thu hút được nhiều truy cập hơn mỗi ngày, khiến người đọc thấy happy hơn mỗi khi truy cập vào nó.
Về mục đích của công việc làm SEO Onpage này, dần dần nó đã vượt qua mục đích ban đầu của nó là: giúp website có thứ hạng cao hơn trên công cụ tìm kiếm. Công việc này được phát triển theo thời gian cũng như nhu cầu của người đọc. Ngày nay, nó còn có thêm các mục tiêu quan trọng khác như: tăng tỉ lệ hài lòng của người đọc, nâng cao tỉ lệ chuyển đổi…
Để tối ưu được SEO Onpage cho website thì sẽ cần có sự góp mặt của 1 SEOer thực thụ, hiểu rõ về các tiêu chuẩn của SEO Onpage mới nhất. Từ đây người này sẽ có những thao tác như test và cài đặt khiến website đạt điểm tối ưu cao nhất có thể.
Tuy nhiên, tối ưu SEO Onpage đòi hỏi khá nhiều tính kỹ thuật vì vậy 1 SEOer nhiều khi sẽ không đủ, công việc này thường cần thêm sự hỗ trợ của lập trình viên. Nếu bạn không phải những người am hiểu về công nghệ thì một bí quyết cho bạn đó chính là thuê dịch vụ thiết kế website chuẩn SEO để đảm bảo hơn cho dự án của mình.
Tầm quan trọng của SEO Onpage
Để nói về tầm quan trọng của SEO Onpage thì tôi sẽ nhắc lại câu nói của cha ông ta đó là : “tốt gỗ hơn tốt nước sơn“. Ở đây SEO Onpage chính là tốt gỗ và SEO Offpage chính là nước sơn. Tôi là người đánh giá cao những giá trị nền tảng vì vậy tôi luôn coi trọng Onpage hơn là Offpage.
Ngoài ra thì nếu bạn có trong tay khá nhiều ngân sách để chạy quảng cáo hay là làm Offpage thì việc bạn nên làm đầu tiên vẫn là tối ưu Onpage cho website của mình. Tôi từng gặp rất nhiều người mắc phải sai lầm khi chạy hàng trăm triệu mỗi tháng cho quảng cáo mà lại đi sử dụng website rẻ tiền, website không được tối ưu cẩn thận. Hệ quả của việc này rất là dễ đoán đó là bỏ ra cả một đống tiền để quảng cáo, nhưng kết quả thu về chẳng đáng là bao.
Cách tối ưu SEO Onpage
Để làm SEO Onpage, bạn cần hiểu hằng có rất nhiều hạng mục cần tối ưu ở website nhưng không phải cái nào cũng quan trọng. Rất nhiều thầy giáo dậy SEO có thể giảng cà ngày trời về các tiêu chí mà bạn cần tối ưu, tuy nhiên họ thường không chỉ ra được những cái thực sự quan trọng, hay mất bao lâu để tối ưu hết từng đấy tiêu chí.
Tuy nhiên với những bài hướng dẫn của tôi thì khác, tôi là người làm SEO thực tế vì vậy tôi hiểu công sức cần bỏ ra để tối ưu từng tiêu chí là thế nào, đâu mới là những tiêu chí thực sự quan trọng và làm thế nào để tối ưu các tiêu chí đó. Ở bài viết này, tôi sẽ chủ yếu đề cập đến những tiêu chí thực sự quan trọng và cố gắng giải thích dễ hiểu nhất có thể.
Tối ưu số index ở website
Index hay còn dịch là số chỉ mục của website. Bạn có thể hiểu đơn giản index là số nội dung khác nhau ở website của được Google phân tích và đánh giá. Để kiểm tra số index ở website, bạn dùng câu lệnh site:domain.vn .
Số index của Caia.vn hiện tại đang là 935
Tối ưu số Index ở website là công việc chọn lọc ra những index tốt nhất ở website, cách mà tôi hay làm đó là giữ lại các index tốt trên Google và bỏ đi các index kém chất lượng. Đây là công việc mà sau khi bạn làm xong sẽ cần một thời gian khá lâu của Google để setup lại. Công việc này thường được tôi làm từ sớm khi bước vào một dự án SEO. Ngoài ra thì việc này cũng đặc biệt có giá trị nếu website cần làm bị hack, khi đó bạn sẽ cần loại bỏ số index có mã độc càng sớm càng tốt.
Sau khi dùng câu lệnh site:domain.vn trên Google, sau đó chọn ra những index kém chất lượng. Bạn chèn thẻ noindex vào các url bạn muốn loại bỏ, sử dụng kỹ thuật redirect 301 cho các url yếu có nội dung tương tự với các nội dung khác đã có ở website.
Cài đặt schema
Việc quan trọng tiếp theo tôi muốn nói đến đó là cài đặt Schema cho website. Schema là một đoạn code html hoặc javascript dùng để đánh dấu các dữ liệu có cấu trúc. Khai báo Schema giúp các công cụ tìm kiếm hiểu đúng về website của bạn hơn, việc bạn cần làm là khai báo cho Google hiểu đúng về tầm vóc của website cũng như thông tin liên quan đến đừng bài viết.
Ngoài ra thì, Schema cũng giúp website chuyên nghiệp và đáng tin cậy hơn trong mắt người đọc, từ đây nó tăng trải nghiệm của người dùng và khiến website bán hàng dễ hơn.
Để cài đặt schema, nếu bạn sử dụng các website đã chuẩn SEO như của CAIA thì việc của bạn chỉ là khai báo các thông tin quan trọng vào ô tương ứng. Trong trường hợp website của bạn chưa thực sự chuẩn SEO, bàn cần cái thêm các plugin để khai báo schema, trong bài viết này tôi sẽ gợi ý đến bạn 1 plugin duy nhất để bạn tham khảo đó là: https://wordpress.org/plugins/wp-seo-structured-data-schema/
Các dữ liệu schema bạn có thể khai báo ở plugin này đó là:
- Tổ chức
- Doanh nghiệp địa phương
- Những bài báo thời sự
- Bài đăng trên blog
- Sự kiện
- Các sản phẩm
- Video
- Âm thanh
- Dịch vụ
- Đánh giá
- Xếp hạng tổng hợp
- Nhà hàng
- Thông báo đặc biệt
Tối ưu hiệu năng của website
Ở phần tối ưu hiệu năng của website thì cơ bản nhất là bạn cần tối ưu được tốc độ tải trang. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra là tốc độ tải trang càng chậm thì càng mất đi nhiều khách hàng tiềm năng. Người dùng càng ngày càng mất kiên nhẫn và họ luôn muốn thấy thật nhanh nội dung mà mình cần. Vậy việc bạn cần làm là sử dụng công cụ test tốc tải trang của Google (https://pagespeed.web.dev/?hl=vi) và làm việc với kỹ thuật nếu thấy chỉ số không tốt.
Ảnh ví dụ tốc độ một website có hiệu năng tốt
Để hiệu năng của một website đủ tốt, về cơ bản có 3 yếu tố lớn mà bạn cần quan tâm đó là: Chất lượng mã code, nội dung và hình ảnh ở từng page và chất lượng của server chứa website. Để có được kết quả tốt nhất, bạn sẽ cần tối ưu đồng thời cả 3 yếu tố kể trên.
Tối ưu hiển thị ở mobile
Hơn 80% người dùng bây giờ sử dụng mobile để truy cập web, vì vậy giao diện mobile sẽ được ưu tiên hơn PC. Bạn cần đảm bảo đội ngũ lập trình website cho bạn có áp dụng các kỹ thuật để hiện thị mobile như: responsive, adaptive …
Về 2 kỹ thuật để hiện thì website ở mobile thì responsive là kỹ thuật khá phổ biến và được dùng ở nhiều website ở Việt Nam. Tuy nhiên ở CAIA thì chúng tôi lại lựa chọn giải pháp adaptive (làm phiên bản riêng cho mobile). Theo chúng tôi, kỹ thuật adaptive thực sự làm website theo tư duy ưu tiên cho mobile hơn PC, phương pháp này cho phép bạn được tùy chọn cách hiển thị từng phần ở mobile với một kích thước riêng và tách biệt với phiên so với bản PC.
Tối ưu chuyển đổi
Tối ưu chuyển đổi là một công việc có độ khó cao nếu muốn làm thực sự chuyên nghiệp. Công việc có phạm vi vừa ở phần tối ưu Onpage vừa ở phần Content. Ở trong phạm vi của Onpage thì tối ưu chuyển đổi là tính toán để phần call to action hoạt động tốt và hiển thị ở các vị trí hợp lý.
Để làm tốt công việc này SEOer cần có rất nhiều kinh nghiệm thực tế về lĩnh vực thiết kế web, hiểu về UI/UX hay những tư duy về hành trình khách hàng như AIDA …
Sẽ rất khó để đưa ra một lời khuyên cụ thể áp dụng cho đa số các trường hợp vì mỗi một website có một giao diện riêng và mỗi một dịch vụ lại có mục tiêu hướng đến khác nhau. Để đưa ra lời khuyên ở mục này thì tôi khuyến khích bạn nên hiểu thật rõ chân dung khách hàng của mình. Bố trí các nút call to action ở các vị trí phù hợp nhưng nhớ là đừng gây khó chịu.
Tối ưu Internal link và Outbound Link
Việc cần làm tiếp theo là tối ưu liên kết trong và ngoài của website. Cách tối ưu link ở phần Onpage của tôi có thiên hướng càng ngày càng tự nhiên. Đã qua rồi cái thời bạn cần đếm xem có bao nhiêu liên kết ra và vào website, rồi bạn cần xóa sạch các liên kết ra ngoài để tránh làm hao tổn uy tín của domain …
Cách tối ưu link tại website đúng theo tôi cần đề cao tính hợp lý và đúng nhu cầu của người đọc. Ví dụ tại cuối một bài viết thông thường thì người dùng cần tính năng bài viết liên quan, 1 box bài viết liên quan đúng là phải đưa ra cho người đọc đến đúng những bài viết mà người đọc muốn xem thêm.
Sau khi tối ưu xong phần bài viết liên quan thì bạn sẽ cần tối ưu tiếp các phần bài viết nổi bật, câu hỏi thường gặp. Câu hỏi cần giải ở đây là chọn ra đúng các bài viết hay nhất ở từng chuyên mục để hiển thị cho đúng ?
Để kiểm soát số liên kết ở website bị hỏng hay không, bạn sẽ cần thêm 1 số plugin hữu ích như: Broken Link Checker để kiểm tra các link hỏng. Sử dụng plugin External link để kiểm tra các link ra ngoài xem có hợp lý hay không, cảnh giác với trường hợp website bị hack và chèn link ra ngoài.
Tối ưu phần trình bầy của các bài viết
Để bài viết tối ưu Onpage không trở lên quá dài, tôi quyết định gom toàn bộ các tối ưu Onpage liên quan đến bài viết vào cùng một mục. Tuy là phần cuối cùng tôi muốn viết nhưng nếu website của bạn có hàng trăm, hàng nghìn bài viết thì nó sẽ là phần quan trọng nhất.
Tối ưu URL
Bạn cần đảm bảo url của website luôn có độ dài hợp lý, chỉ cần vừa đủ để người khác hiểu được nội dung bên trong của URL. Loại bỏ các cấp ở 1 url để độ dài luôn ngắn gọn như ví dụ sau: https://caia.vn/dich-vu-seo-tong-the
Để tiết kiệm công sức khi làm nội dung, website cần lập trình để mặc định chuyển về dạng tiếng việt không dấu, không có các cấp thừa và đừng quên cung cấp khả năng có thể đổi url cho bất kỳ bài viết nào mà bạn muôn.
Tối ưu Title
Tối ưu title ở phần Onpage không có nghĩa là tối ưu thẻ tiêu đề ở từng bài viết. Về yếu tố kỹ thuật thì website cần tránh được lỗi trùng lặp nội dung, xác định những tiêu đề trùng lặp và khắc phục nó là việc bạn cần làm ở bước này.
Tối ưu thẻ tiêu đề sẽ khiến bạn nhận được CTR tốt hơn trên Google
Ngoài ra thẻ tiêu đề cần được tối ưu mặc định ở tất cả bài viết một cách tự động hoặc thủ công bằng các plugin SEO đơn cử ở đây là Yoast SEO . Việc ở phần Onpage là cài đặt để tiêu đề ở các trang chính như : Trang chủ, Giới thiệu, Chuyên Mục, Tin tức … ngay lập tức đã ở mức tạm ổn. Việc tiêu đề ở từng bài viết sau này sẽ là phần việc của Content.
Tối ưu thẻ Heading
Tối ưu các thẻ heading bao gồm các thẻ H1, H2, H3, H4 … Việc của bạn ở phần này khá đơn giản là sử dụng các thẻ H vào từng tiêu đề của bài viết. Bạn chọn H1 vào tên của bài viết, H2 là tiêu đề của đoạn văn lớn thứ 2 của bài, H3 là tiêu đề phụ của đoạn văn lớn thuộc H2.
Về phần kỹ thuật thì website cần được cài đặt sao cho các thẻ H có kích thước hoặc mầu sắc nổi bật hơn các text thông thường. Độ ưu tiên sẽ như sau: H1> H2 > H3 > H4.
Tối ưu hình ảnh
Việc tối ưu hình ảnh ở phần Onpage sẽ là đảm bảo toàn bộ hình ảnh sử dụng trong các page có kích thước và độ nặng phù hợp. Trong nội dung bài viết tôi thường sử dụng ảnh có kích thuốc full chiều ngang với chất lượng vừa phải để không quá nặng. Với những web không quá đề cao chất lượng hình ảnh quality có thể chọn 60%, với những web coi trọng vấn đề này hơn và có server tốt, quality có thể chọn 80%
Bạn nên kết hợp với lập trình viên để tìm và sửa các ảnh có kích thước quá nặng. Rất nhiều website mà tôi tối ưu Onpage có sử dụng những ảnh kích thước > 1M, việc này gây ảnh hưởng rất nhiều đến tốc độ tải trang, ảnh hưởng tiêu cực đến trải nghiệm của người dùng.
Tối ưu thẻ Alt, Title cho ảnh
Bạn không thể cài đặt thủ công tất cả các thẻ Alt và Title cho từng ảnh ở website. Một cách thông minh hơn đó là bạn nên cài đặt các Plugin như SEO img và để máy tự làm thao tác đó cho bạn. Việc tối ưu toàn bộ các thẻ alt và title của tất cả các ảnh ở website là một phần trong công việc làm SEO ảnh cho website. Đây là một việc tưởng nhỏ nhưng có tác dụng trong lâu dài.
Tối ưu mục lục
Mục lục là một phần rất quan trọng ở trong những bài viết chia sẻ nhiều kiến thức. Người dùng có thói quen đọc lượt và chỉ đọc những thông tin quan trọng vì vậy họ cần mục lục để hiểu nhanh và đọc nhanh hơn.
Bạn nên đảm bảo là website của bạn cần có tính năng này. Khi nghiệm thu website từ đơn vị lập trình bạn cần kiểm tra tính năng mục lục xem style và font chứ đã thực sự vừa mắt chưa. Ngoài ra thì bạn cần tùy chọn được mục lục tại những bài viết cần thiết, không nên để mặc định toàn bộ các bài viết đều có mục lục.
Bảng tiêu chuẩn tối ưu SEO Onpage 2023
Ở phần trên tôi đã hướng dẫn và giải thích cách để tối ưu SEO Onpage một cách vô cùng tối giản. Khi đã hiểu kỹ về kỹ thuật này bạn sẽ nhận thấy làm SEO Onpage không khó, nhưng để tối ưu nó đến 1 chuẩn cao thì vô cùng phức tạp. Việc này đôi khi không chỉ phụ thuộc vào mình bạn mà nó còn phụ thuộc vào đội ngũ kỹ thuật đi theo dự án.
Để giúp bạn có thể nhớ nhanh hoặc tra cứu các tiêu chuẩn tối ưu SEO Onpage khi cần, tôi thực hiện 1 bảng sau để tóm tắt các tiêu chuẩn theo quan điểm cá và tham khảo từ nhiều chuyên gia trong ngành:
STT | Tiêu chí | Tiêu chuẩn |
1 | Độ dài tiêu đề | < 65 ký tự |
2 | Độ rộng của ảnh | 700-800 px |
3 | Độ nặng của ảnh | < 150kb |
4 | Slug của URL | độ dài 3 đến 6 từ |
5 | Mục lục | Nên có khi > 4 thẻ H2 |
6 | Điểm Page Speed | > 80 điểm |
7 | Font size thẻ H1 | Từ 26-30 px |
8 | Font size thẻ h2 | Từ 22-24 px |
9 | Hiển thị Mobile | Dùng Responsive hoặc Adaptive |
Lưu ý: Một số như tiêu chí như: tỉ lệ chuyển đổi, schema, số index … không có một tiêu chuẩn rõ ràng và đủ để bạn tham khảo nên tôi sẽ không điền ở bảng trên. Trong tương lại hoặc nếu có bạn đọc comment thêm các tiêu chí nào hữu ích, tôi sẽ cập nhật vào bài viết.
Trên đây là bài viết của tôi về SEO OnPage và cách để thực hiện nó đúng chuẩn. Nếu bạn thấy bài viết này là hữu ích, hãy like hoặc share để chúng tôi có thêm động lực chia sẻ kiến thức mỗi ngày. Còn nếu bạn đang muốn tìm kiếm một agency cung cấp dịch vụ SEO chuyên nghiệp? Hãy gọi điện theo số hotline: 036.8966.815 hoặc gửi câu hỏi đến CAIA tại đây . Chúng tôi tư vấn cho bạn một cách chi tiết nhất.
Bảo Ngọc đã bình luận
Nếu tôi chỉ muốn CAIA tối ưu onpage cho website của tôi thì có được không ?
Công ty CAIA đã bình luận
Chào chị Ngọc. Nếu chị muốn nhờ CAIA tối ưu Onpage cho website thì chị có thể sử dụng dịch vụ tối ưu website chuẩn SEO và yêu cầu thêm 1 số hạng mục của Onpage là được chị nhé.
Khải đã bình luận
Tôi có website xxxxxx nhưng chưa được tối ưu, nhờ CAIA tư vấn cho tôi theo SĐT: xxxxxxxx
Công ty CAIA đã bình luận
Cảm ơn anh Khải đã quan tâm đến dịch vụ của CAIA, chúng tôi sẽ liên hệ với anh qua SĐT kể trên.