Thẻ heading là một khái niệm không còn lạ lẫm trong SEO, nó cũng đóng một vài trò quan trọng trong dự án SEO của bạn. Tuy nhiên, đặt và tối ưu thẻ Heading trong SEO như nào cho đúng không phải ai cũng nắm được.
Trong bài viết hôm nay, CAIA sẽ giúp bạn hiểu được thẻ Heading là gì, cách đặt nó trong SEO như thế nào cho đúng để giúp website hoạt động hiệu quả, được đánh giá cao trên trang kết quả tìm kiếm. Hãy cùng bắt đầu nhé!
Mục lục
☛ Tham khảo trước: Thế nào là một website chuẩn SEO, các tiêu chí đánh giá
Thẻ Heading là gì?
Thẻ heading là tập hợp các thẻ HTML được dùng để định nghĩa tiêu đề cho các phần nội dung trong website. Có 6 loại thẻ heading từ heading 1 đến heading 6, tương ứng với 6 cấp độ quan trọng khác nhau của nội dung. Thẻ H1 sẽ là thẻ có cấp độ quan trọng nhất và thẻ H6 là thẻ kém quan trọng nhất. Thông thường chúng ta chỉ dùng từ thẻ H1 đến thẻ H3 là đủ định nghĩa tiêu đề cho toàn bộ nội dung của trang. CAIA sẽ nêu cụ thể:
- Thẻ H1 là thẻ tóm tắt nội dung của cả trang, thường sử dụng cho tên bài viết. Thẻ tiêu đề trang cần bao quát được nội dung của cả trang nhưng vẫn cần đảm bảo ngắn gọn, khái quát.
- Thẻ H2 được sử dụng để nêu ra các ý chính, làm rõ cho thẻ H1. Ví dụ ta có thẻ <h1> Seo là gì, tất cả những thông tin cần biết </h1> thì thẻ H2 tương tứng sẽ là những thông tin làm rõ cho thẻ heading 1 vừa nếu trên <h2>Hiểu SEO là gì</h2>, <h2>Vai trò của SEO</h2>, <h2>Cách làm SEO hiệu quả</h2>…
- Thẻ heading 3 (h3) sẽ nêu ra ý chính của thẻ H2 liền trước nó. Dưới 1 thẻ H2 có thể có nhiều thẻ H3 hoặc cũng có thể không có thẻ H3 nào cả. Chẳng hạn, với thẻ <h2>Cách làm SEO hiệu quả</h2>, ta sẽ có những thẻ H3 làm rõ về các cách làm SEO như:<h3>Seo Onpage</h3>, <h3>Seo Offpage</h3>, <h3>Xây dựng nội dung</h3>…
Một cách đơn giản hơn, bạn có thể đặt nó vào hệ quy chiếu là một cuốn sách thì H1 sẽ là tiêu đề của cuốn sách, H2 là các chương, H3 đến H6 sẽ là các mục nhỏ trong các chương của sách. CAIA tin rằng với khái niệm và mô tả vừa rồi bạn đã hiểu thế nào là thẻ Heading và cấu trúc của nó trong SEO.
Vai trò quan trọng thẻ Heading với SEO
Có thể sau khi hiểu khái niệm heading, bạn sẽ hiểu được phần nào vai trò của thẻ Heading. Tuy nhiên, để nắm rõ hơn về vai trò trong SEO, CAIA sẽ gửi đến thông tin chi tiết như sau:
Thẻ Heading tạo cấu trúc mạch lạc
Bài viết, trang được định nghĩa bằng các thẻ Heading sẽ giúp tạo thàng cấu trúc xương mạch lạc cho website. Điều này không chỉ giúp cho Google dễ dàng nhận diện, index nội dung mà về phía người đọc, điều này mang đến không ít lợi ích. Người dùng có thể chỉ cần nhìn vào hệ thống thẻ heading hoặc mục lục từ thẻ Heading có thể khái quát nội dung bài viết, trang web. Có thể kích đến heading phù hợp với nhu cầu đọc của mình. Khi thỏa mãn được người dùng, website của bạn sẽ được google đánh giá uy tín cao hơn.
Thân thiện hơn với người dùng tìm kiếm
Các thẻ heading trong bài không chỉ giúp google định dạng nội dung của website mà nó còn giúp thân thiện cho người dùng tìm kiếm. Tại sao CAIA lại nói vậy? Bởi hầu hết các thẻ heading sử dụng trong bài đều được định dạng CSS với màu sắc và kích thước nổi bật hơn so với phần nội dung bài. Vì thế, người đọc có thể dễ dàng đọc được nội dung tiêu đề nổi bật, dễ dàng tìm thấy thông tin phù hợp với mình. Điều này mang lại trải nghiệm tốt hơn khi hiện nay người dùng thường có thói quen đọc lướt.
Giúp công cụ tìm kiếm nắm được nội dung chính, phụ
Việc này mang lại lợi ích lớn cho SEO bởi việc đặt Heading trong bài viết là một trong những tiêu chí vô cùng quan trọng trong tối ưu SEO Onpage. Thẻ Heading giúp cho công cụ tìm kiếm nắm được nội dung chính phụ, xác định được từ khóa, từ đó đưa ra đề xuất kết quả phù hợp hơn với từ khóa của người dùng
Tối ưu hiển thị chia sẻ
Ngoài ra, thẻ Heading trong bài viết, trong một trang bất kỳ còn giúp gia tăng hiển thị khi chia sẻ trên các nền tảng mạng xã hội. Chính tiêu đề H1 khi được chia sẻ trên nền tảng mạng xã hội sẽ được hiển thị cùng với ảnh thumbnail và đoạn description mô tả. Việc này sẽ giúp gia tăng tỉ lệ click của người dùng trang mạng xã hội nếu họ thấy thông tin tiêu đề phù hợp với mình.
☛ Tham khảo thêm: SEO Onpage là gì? Các tiêu chuẩn Onpage 2024
Cách đặt thẻ Heading đúng, hiệu quả SEO
Thẻ Heading đóng vai trò rất quan trọng trong SEO, tốt cho cả người dùng và công cụ tìm kiếm. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách đặt thẻ heading sao cho hợp lý để tối ưu SEO. Tiếp theo, CAIA sẽ đưa ra một số gợi ý hữu ích để bạn có thể đặt thẻ heading đúng nhất cho hiệu quả SEO là tối đa:
Đặt thẻ Heading 1 chuẩn SEO
Thẻ Heading 1 hay còn có ký hiệu tắt là H1 trong ngôn ngữ lập trình html. Bạn cần đặt thẻ H1 theo tiêu chí cụ thể sau đây:
- Chỉ nên có 1 thẻ H1 trên mỗi trang, bài viết
- Thẻ H1 nên có chứa từ khóa chính
- Heading 1 cần ngắn gọn, không dài dòng, rõ ràng, thu hút.
- Nội dung thẻ H1 cần có sự tương ứng, bổ trợ cho thẻ Meta description.
- Thẻ H1 không trùng với Url của bài viết.
Đặt thẻ Heading 2
Thẻ Heading 2 chính là phân cấp dưới của thẻ H1 hay còn có thể gọi thẻ H2 là con của thẻ H1. Mỗi bài viết sẽ có nhiều thẻ H2, là các ý chính làm rõ ràng hơn cho thẻ H1. Tùy theo độ dài ngắn, lượng kiến thức trong một bài thì số lượng thẻ heading 2 sẽ khác nhau.
Thông thường, đối với một bài viết khoảng từ 1000 đến 2000 từ thì số lượng thẻ H2 sẽ khoảng 3 đến 4 thẻ được cho là hợp lý. Còn với các bài dài hơn, lượng kiến thức rộng hơn khoảng từ 4000 – 5000 từ thì số lượng thẻ H2 sẽ tăng lên khoảng 5 đến 6 thẻ.
Giống như tối ưu thẻ H1, bạn cũng cần thêm từ khóa chính phụ vào các thẻ heading 2. Tuy nhiên, nên đưa vào một cách tự nhiên, hướng đến người đọc chứ không nên nhồi nhét tất cả đều chứa từ khóa. Điều này gây ra cảm giác nhàm chán, gò ép, không tự nhiên, không tốt cho trải nghiệm người dùng.
Đặt thẻ Heading 3
Thẻ heading 3 hay H3 là thẻ có nội dung chi tiết hơn thẻ Heading H2. Nói 1 cách đơn giản, thẻ Heading 3 sẽ là con của thẻ heading H2 và là cháu của thẻ heading 1. Tất cả các thẻ Heading 3 đều tập trung làm rõ ý nghĩa cho thẻ heading 2 và cho cả bài viết. Số lượng thẻ H3 trong bài rất nhiều, có thể nhiều hơn gấp 2 đến 3 lần thẻ Heading 2.
Bạn cũng nên đưa từ khóa vào các thể Heading 3, tuy nhiên không cần số lượng nhiều, ở các thẻ này, bạn nên tập trung để xây dựng những giá trị tốt nhất, hữu ích cho người đọc.
Thẻ H4, H5, H6
Ngoài ra, dưới thẻ H3 còn các cấp thẻ từ h4, h5, h6. Bạn có thể dùng nó để chia nhỏ nội dung hơn trong trường hợp cần thiết. Thường chỉ dùng cho các bài viết lớn, nội dung được phân cấp nhiều tầng. Bạn có thể sử dụng các thẻ này hoặc nếu không dùng cũng không ảnh hưởng đến hiệu quả SEO. Miễn là bạn cần đảm bảo được bố cục rõ ràng cho bài viết để mang lại trải nghiệm tốt nhất cho người đọc và thân thiện với công cụ tìm kiếm.
Bố trí Heading có hệ thống, phân cấp
Đặt thẻ Heading đúng trong SEO là bạn cần đặt nó một cách có hệ thống, tuân theo cấu trúc phân cấp, tuyệt đối không nhảy cóc hoặc sắp xếp lộn xộn các thẻ Heading. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến cấu trúc bài viết mà còn ảnh hưởng rất nhiều đến trải nghiệm của người dùng khi truy cập vào trang web hoặc bài viết của bạn. Nghĩa là, bạn không nên sử dụng thẻ H3 ngay sau thẻ H1 mà cần đặt trước đó thẻ H2, hoặc cũng không nên sử dụng thẻ H4 ngay sau thẻ H2 mà cần có thẻ H3 trước đó.
Ngoài ra, các thẻ Heading cần được bố trí với kích thước to nhỏ và màu sắc khác nhau để người đọc dễ dàng nhận thấy sự phân cấp của nó tại bài viết. Thông thường thẻ H2 sẽ có kích thước to hơn H3, H3 sẽ có kích thước to hơn H4. Các thẻ Heading nên được bôi đậm, màu sắc khác nhau và khác với màu sắc của phần nội dung trong bài.
Dùng thẻ heading hợp lý, cân đối
Thẻ Heading có vai trò quan trọng, nhưng không có nghĩa bạn có thể sử dụng nó lạm dụng. Trong một bài viết, có quá nhiều thẻ heading hoặc không có thẻ heading đều không tốt cho quá trình làm SEO website. Vì thế nên giữ một số lượng hợp lý, cân đối, cũng không nên chia nhỏ bài viết quá nhiều để tránh gây nhàm chán, rối rắm cho người dùng tìm kiếm.
Không sử dụng thẻ heading một cách tùy tiện. Nếu một đoạn nội dung quan trọng cần nhấn mạnh vào bạn nên sử dụng bôi đậm, in nghiêng, đổi màu khác đi để hướng sự chú ý của người đọc chứ không cần phải sử dụng thẻ Heading. Bởi bản chất của thẻ Heading là cần mang sự khái quát cho một nội dung nhất định
Kết luận
Trên đây, CAIA đã gửi đến bạn đọc thông tin khái niệm về thẻ heading và cách để đặt đúng mang lại hiệu quả SEO tối ưu. Hy vọng rằng bài viết này sẽ hữu ích và thực tế cho bạn áp dụng vào dự án web SEO của mình. Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi hoặc ý kiến nào, xin vui lòng để lại bình luận bên dưới. Hoặc nếu cần thêm tư vấn từ chuyên gia hãy liên hệ với chúng tôi theo số hotline: 036 8966 815 hoặc gửi câu hỏi đến CAIA tại đây để chúng tôi có thể trực trực tiếp tư vấn cho bạn. CAIA luôn sẵn sàng giúp đỡ bạn. Chúc bạn thành công!