SEO Audit là một thuật ngữ thường được dịch là kiểm toán SEO. Đây là một công việc được cho là khá phức tạp, tại nhiều công ty thì SEO Audit thường được thực hiện bởi những SEOer có nhiều kinh nghiệm. Nếu bạn đang muốn tìm hiểu kỹ hơn về khái niệm này, hãy thử xem tôi có thể giúp gì cho bạn nhé.
Mục lục
SEO Audit là gì
SEO Audit là một thuật ngữ thường được dân SEO dịch là kiểm toán với công cụ tìm kiếm, nhiều người thì dịch nhanh là kiểm toán website. SEO Audit là một phần trong dịch vụ SEO tổng thể là một quá trình đánh giá và phân tích một website cụ thể để xem nó đã được tối ưu đến đâu. Từ đây bạn sẽ có những phương hướng để tối ưu tiếp cho website của mình.
Mỗi một cá nhân hay mỗi một công ty thì sẽ có một cách làm SEO Audit khác nhau, tuy nhiên đa phần các công ty đều phân tích các khía cạnh chính như sau:
- Onpage – Phần kỹ thuật của web
- Offpage – Uy tín của website ở bên ngoài
- Content – Nội dung của website
Kết quả đầu ra của quá trình làm SEO Audit là một hoặc nhiều file thống kê các lỗi và đánh giá các tiêu chí kể trên cho website được phân tích. Tôi thường chọn file excel để làm file đầu ra cho công việc này.
Khi nào nên làm SEO Audit
Tại một công ty làm SEO thì công việc này chắc chắn sẽ được làm đầu tiên khi bước vào một dự án. Một số công ty sẽ phân tích nhanh cho 1 website để xem dự án đang muốn SEO này có khả thi hay không, cần bao nhiêu nguồn lực để thực hiện dự án. Trong quá trình làm SEO một dự án thì Leader cũng thường làm công việc này mỗi quý một lần (3 đến 6 tháng).
Với các trường hợp là cá nhân tự làm SEO thì thường ít bài bản hơn, việc Audit được thực hiện mỗi khi website có tụt giảm truy cập, hoặc khi không biết nên làm gì để website đạt nhiều thứ hạng hơn. Nếu bạn tự làm SEO cho website của công ty thì việc Audit cũng có thể được thuê ngoài. Trên thị trường có một số công ty cũng cung cấp dịch vụ này, bản thân tôi cũng từng thuê dịch vụ SEO Audit từ nước ngoài để xem có ý tưởng nào mới mẻ hơn không.
Những công cụ hỗ trợ làm SEO Audit
Về những công cụ hỗ trợ để làm SEO Audit thì có rất nhiều, tại một số cty như CAIA thì chúng tôi có lập trình riêng một vài công cụ để phân tích chuyên sâu hơn về các phần như content, liên kết … Các công cụ này tôi sẽ không nói đến trong bài viết này. Ở đây tôi sẽ đề xuất đến với bạn một vài công cụ cơ bản như sau:
- Google PageSpeed Insights
- Google Analytics
- Google Search Console
- Các plugin của wordpress
- SEMrush Site Audit Tool (Có phí)
Tại phần tiếp theo của bài viết này, tôi sẽ hướng dẫn các bạn sử dụng các công cụ kể trên để Audit cho website của mình
Hướng dẫn làm SEO Audit
Như đã nói ở trên thì SEO Audit được chia làm 3 phần lớn là Onpage, Offpage và Content. Tại phần hướng dẫn này tôi sẽ chia nó thành 3 cấp độ và trực tiếp sử dụng một số công cụ dễ dùng để phân tích website.
Phân tích Onpage cho website
STT | Tiêu chí | Kết quả | Note giải pháp |
1 | Url chết | 2 Url | Sửa tại broken link |
2 | Url ra ngoài | 18 | Chi tiết |
3 | File robots | Ok | |
4 | Page speed | 75 điểm page insight, Đo thực < 200ms | Khá tốt |
5 | Bố cục H1, H2 | OK | |
6 | Schema | Cài đặt công ty, các thành viên member chưa có mô tả | Cài lại schema |
7 | Web master tool | Đã cài và báo tốt | |
8 | internal link logic | Phát hiện nhiều bài viết internal link sai | Chi tiết |
Để phân tích Onpage cho một website, bạn có thể sử dụng file excel để ghi chép các tiêu chí cần phân tích. Với riêng phần Onpage thì bạn nên phân tích ít nhất 9 tiêu chí kể trên. Đây là các tiêu chí rất cơ bản nhưng quan trọng bậc nhất khi làm Audit cho website. Bạn có thể tham khảo cách chia cột và cách ghi chép của tôi.
Kiểm tra Url chết
Để phát hiện ra các Url chết tại website. Nếu bạn sử dụng website WordPress giống tôi thì bạn có thể cài đặt Plugin brokenlink checker để kiểm tra. Đây là một plugin vô cùng tiện lợi và chính xác nếu bạn đang muốn tìm xem ở website của mình có nhưng Url nào đang bị chết.
Cài đặt plugin tại: https://wordpress.org/plugins/broken-link-checker/
Hình ảnh cách dùng plugin:
Kiểm tra Url ra ngoài
Để tìm kiếm các Url ra ngoài xem website có bị chèn url để quảng cáo, bị hack … Bạn sử dụng plugin WP External Links có sẵn của WordPress. Không phải tất cả các Url ra ngoài đều xấu, nhưng với tôi thì đây là một tiêu chí rất đáng để kiểm tra vì mức độ ảnh hưởng nghiêm trọng nếu như website bị hack.
Kiểm tra file Robots
Để kiểm tra được file robots của website, bạn cần hiểu được file này ở đâu tại website. Với các website mã nguồn WordPress, thường thì đường dẫn sẽ là domain/robots.txt . Việc của bạn ở mục này là mở file robots và kiểm tra xem các khai báo ở đây có đầy đủ hay không. Có index nào bị chặn một cách phí phạm hay không.
Kiểm tra tốc độ Load của web.
Để kiểm tra tốc độ load của website, có một công cụ free rất hữu ích đó là: https://pagespeed.web.dev/ . Việc bạn cần làm là kiểm tra xem điểm số page speed của website đã tốt hay chưa. Nếu biết code, bạn có thể tự chỉnh sửa website theo hướng dẫn của Google. Còn nếu bạn không biết code thì bạn có thể chuyển yêu cầu đến cho đơn vị thiết kế website của mình.
Ảnh mẫu website có điểm page speed cao
Để đảm bảo điếm số page speed tối ưu nhất bạn có thể sử dụng dịch vụ thiết kế web chuẩn SEO của CAIA để cảm nhận sự khác biệt và chất lượng của sản phẩm.
Kiểm tra bố cục các thẻ H
Để kiểm tra bố cục của các thẻ tiêu đề H1, H2 … Việc đầu tiên là bạn sẽ cần xác định đâu là tiêu đề chính của từng page và đâu là các tiêu đề phụ. Sau khi xác định được các đoạn tiêu đề chính, bạn thực hiện việc view code xem đoạn văn bản đó có được đặt trong thẻ <h1> , <h2> hay chưa.
Để view code thì nếu bạn có kinh nghiệm html cơ bản thì có thể ấn phím f12 là xem được thẻ <H> đã vào đúng vị trí của mình hay chưa. Còn nếu không thì bạn có thể sử dụng công cụ SEOquake như ảnh dưới đây:
Kiểm tra schema
Để kiểm tra schema cho website, bạn cần kiểm tra thông tin khai báo tại từng trang phố biến của website tại url: https://validator.schema.org/
website schema.org sẽ cho bạn biết website đã khái báo những thông tin gì, có xuất hiện lỗi hay không và những thông tin quan trọng có được khai báo chính xác.
Ảnh website caia.vn đã được khai báo là dạng tổ chức và không xuất hiện lỗi
Kiểm tra Webmaster tool
Webmaster tool là một công cụ gần như bắt buộc phải có khi làm SEO. Tại bước này bạn cần mở webmaster tool và kiểm tra xem Google có báo lỗi gì hay không. Tại công cụ kiểm tra hiệu suất, bạn download file để lưu về máy những bài viết được tìm kiếm nhiều nhất tại website.
File kiểm tra hiệu suất của website tôi sẽ dùng tại bước phân tích content của dự án.
Kiểm tra lỗi, sửa lỗi nếu có và download file báo cáo phần hiệu suất
Kiểm tra internal link logic
Kiểm tra internal link logic là một việc cần khá nhiều kinh nghiệm, nó đòi hỏi người phân tích cần có kinh nghiệm làm website cũng như hiểu về người dùng.
Tại bước này, bạn cần truy cập các trang phổ biến và quan trọng của website như: Trang chủ, trang chuyên mục, trang chi tiết bài viết … Kiểm tra xem các phần bài viết liên quan, bài viết nổi bật đã hợp lý chưa.
Tôi ví dụ, tại bài 1 bài viết về chủ đề kỹ năng làm SEO, vậy ở cuối bài viết bạn cần giới thiệu thêm cho bạn đọc các bài viết cùng chủ đề về làm SEO. Tại widget bài viết nổi bật, bạn cần chọn đúng những bài hay nhất về SEO của website, các liên kết ở trong bài viết cũng cần trỏ đến thông tin liên quan và thật sự cần thiết cho người đọc.
Phân tích Offpage
STT | Tiêu chí | Kết quả | Note giải pháp |
9 | Tổng backlink | 52,070 | Xóa bớt backlink của trang XXX Quá ít backlink về trang chủ |
10 | Domain Authority | 15 | Trung bình |
11 | Page Authority | 31 | Khá tốt |
12 | Trust Flow | 0 | Yếu |
13 | Facebook share/fanpage | 720 | Yếu |
14 | Social khác | Youtube: chanel 1,6k sub | Số video view cao chưa nhiều, 1 vài video view cao chưa có mô tả về website |
Các tiêu chí cần phân tích từ 9 đến 14 là phần kiểm tra Offpage của website. Tại phần này thường thì bạn sẽ cần đến những công cụ trả phí như Semrush, Kwfinder … Tôi sẽ ví dụ cách dùng Kwfinder để lấy các thông tin đánh giá về offpage của website một cách nhanh chóng như sau:
Truy cập vào url: https://mangools.com/kwfinder/ và chọn vào phần check profile
Lấy các thông tin như Page rank, Facebook share và điền vào bảng phân tích.
Phân tích Content
Tài bước phân tích Content bạn cần đọc những bài viết tiêu biểu của website xem mức độ hoàn thiện đến đâu. Bạn dùng file hiệu suất đã download ở webmaster tool như tôi đã nói ở trên. Đọc hết 15-20% những bài viết mang lại nhiều giá trị nhất cho Website và trả lời cho câu hỏi làm sao có thể viết tốt hơn, đáp ứng nhu cầu của người đọc tốt hơn nữa.
Là người làm việc theo nguyên tắc 80-20 vì vậy tôi sẽ dành nhiều thời gian của mình nhất cho những bài viết key, bài viết hàng đầu của website. Bạn nên dành phần lớn thời gian quan trọng của mình trong việc xây dựng những bài viết key và nâng chuẩn những bài viết hàng đầu.
Sau khi đến với những bài viết quan trọng hàng đầu ở website thì bạn nên quan tâm tiếp đến những bài viết yếu nhất, bài viết bị trùng lặp nội dung, bài viết không còn giá trị cho người đọc. Việc bỏ bớt những bài viết này tôi cho là cần thiết để dồn tài nguyên, uy tín của bạn cho những bài viết chất lượng hơn.
Sau đây tôi sẽ ví dụ 1 tab để mô tả cách tôi thu thập những bài viết tốt nhất và yếu nhất để hướng đến việc chỉnh sửa sau này.
Hoàn thiện công việc Audit
Sau khi đã phân tích đầy đủ 3 khía cạnh chính của website thì sẽ đến bước tổng hợp và chốt lại vấn đề . Ở bước này bạn sẽ dựa vào các file kết quả mà mình thu thập được, tập trung vào những điểm chưa tốt và thế mạnh của website rồi đưa ra nhận xét mức độ của website này đang ở đâu, cần làm những gì thì có thể cải thiện và cạnh tranh được với các đối thủ.
Tôi VD 1 phần nhận xét website mẫu như sau:
- Uy tín của domain không tệ, nếu chất lượng content tốt hơn sẽ phục hồi truy cập
- Bỏ bớt 20 bài viết không có view như đã note
- Website không có kêu gọi chuyển đổi
- Khắc phục các 30 link chết và ảnh nặng đã tìm thấy
- Nâng chuẩn 10 bài viết quan trọng nhất đã xác định
- Tính năng bài viết liên quan không đủ tốt
- Cài schema chưa chuẩn, khai báo cty không đủ thông tin như file note
Trên đây là bài viết giải thích nhanh về công việc SEO Audit là gì, chỉ ra thời điểm nên làm và hướng dẫn nhanh cách Audit cơ bản. Nếu bạn thấy thông tin này là hữu ích, hãy like hoặc share để chúng tôi có động lực chia sẻ nhiều hơn mỗi ngày ? Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào khác về quảng cáo Google, hãy gọi điện cho chúng tôi theo số hotline: 0246 2938 929 hoặc gửi câu hỏi đến CAIA Tại đây để chúng tôi có thể trực trực tiếp tư vấn cho bạn.
Bảo Ngọc đã bình luận
Bên bạn cung cấp dịch vụ SEO Audit chứ ?
Công ty CAIA đã bình luận
Kính chào quý khách, SEO Audit là một phần trong dịch vụ SEO tổng thể. CAIA không cung cấp riêng lẻ dịch vụ này chị nhé.