Với việc con người càng ngày càng thích xem video, vì vậy nhu cầu SEO video đang dần phổ biến hơn. Ở Việt Nam, nhu cầu SEO video phổ biến nhất sẽ là Youtube và sau đó mới là tiktok. Tại bài viết này tôi sẽ tập trung chia sẻ những kiến thức về SEO video trên Youtube trước và sẽ hẹn các bạn quan tâm đến tiktok vào video sau.
Mục lục
Về SEO video trên YouTube
Như bạn đã biết thì SEO là công việc tối ưu hóa cho công cụ tìm kiếm. Vậy SEO Youtube là công việc tối ưu các video hoặc Youtube channel cho chính công cụ tìm kiếm của nó. Mục tiêu của công việc này là tối ưu video để đáp ứng tốt như cầu của người xem và phù hợp với các tiêu chí đánh giá của Youtube. Từ đây, video sẽ đạt thứ hạng cao hơn, nhiều lượt xem hơn và nhiều người biết đến thương hiệu của bạn hơn.
So với SEO cho Google thì SEO Youtube có phần ít phổ biến hơn. Tuy nhiên với việc người dùng càng ngày càng thích xem video và sự nổi lên ở các nền tảng mới như Tiktok, shopee thì nhu cầu này càng ngày càng nhiều hơn. Có một lợi thế của SEO video là nó đang dễ làm và có kết quả nhanh hơn so với Google.
Tại sao bạn nên SEO video
Như bạn đã biết thì con người càng ngày càng thích xem video hơn, các nền tảng chia sẻ video thì ngày một phát triển hơn đáng kể đến nhất là Youtube, Facebook, Tiktok … Số lượt truy cập của Youtube đang có thiên hướng càng ngày càng tăng nhanh khi ở năm 2022 số lượt truy cập mới đạt là 33 tỉ lượt thì đến năm 2024 con số này đã là 117 tỉ (tăng gấp 3).
Youtube là website truy cập nhiều thứ 2 thế giới, thống kê bởi Semrush
Tuy nhiên ước tính cho thấy chỉ có khoảng 9% doanh nghiệp nhỏ ứng dụng hình thức này cho doanh nghiệp của mình, mức độ cạnh tranh ở hình thức này vẫn còn rất dễ thở.
Những lợi ích mà công việc này đem lại:
- Gia tăng lượt view cho video
- Thu hút nguồn khách hàng mới thích xem video
- Quảng cáo hình ảnh thương hiệu
- Tạo niềm tin khách hàng
Thuật toán của công cụ tìm kiếm trên Youtube
Trước khi chúng ta tiến đến các bước SEO YouTube, tôi sẽ phân tích nhanh với bạn cách công cu tìm kiếm này hoạt động:
Có thể nói 1 cách đơn giản thì Youtube có một giải thuật phân phối content được thực hiện bởi AI. Khi một video được xuất bản, thì AI đó sẽ tự đánh giá nội dung đó và tiến hành phân phối đến một số người xem khá nhỏ (Ví dụ là vài chục người). Trong quá trình phân phối đó, nếu video nhận được phản hồi tích cực của user (like, share, comment, dừng lại xem càng nhiều càng tốt), thì AI sẽ tiếp tục dựa theo đặc điểm của những user có tương tác đó để mà tiến hành phân phối tới những người khác có khả năng sẽ thích video đó.
Nếu video có tỉ lệ tương tác tốt thì có thể được Youtube recommendation . Một video nếu được Youtube giới thiệu đến đủ nhiều người thì có thể gọi là ăn đề xuất, được giới thiệu ở mức cao hơn nữa là vào top thịnh hành. Những video đạt top thịnh hành sẽ không khó để đạt hàng triệu lượt xem hoặc nhiều hơn thế rất nhiều.
Biểu đồ so sánh các yếu tố quan trọng của Video
Dưới đây là biểu đồ so sánh các yếu quan trọng và mức độ quan trong được đăng tải ở website briggsby, biểu đồ này đã được đăng khá lâu nhưng nó vẫn còn giá trị đến bây giờ !
Ảnh so sánh độ quan trọng của những yếu tố được Youtube đánh giá
Biều đồ so sánh các yếu tố kể trên chứa đựng những tiêu chí quan trọng nhất được YouTube đánh giá. Từ bảng so sánh này, bạn sẽ biết cách tập trung vào những điều quan trọng nhất như: số lượt xem video, số lượt đăng ký kênh, số lượt like …
Inforgraphic các yếu tố đánh giá xếp hạng video
So với biểu đồ được đăng tải ở briggsby thì infographic dưới đây sẽ chỉ ra cho bạn 1 cách kỹ càng hơn cách Youtube đánh giá một video. Bức infographic được thực hiện ở dạng sơ đồ Mindmap nên rất dễ nhớ. Đây được coi là một trong những bức ảnh quan trọng nhất mà bất kỳ SEOer nào muốn làm việc ở nên tảng này cần học thuộc.
Từ biểu đồ trên cho thấy có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến quyết định việc Youtube đánh giá một video và đưa ra quyết định ranking top video đó. Tôi sẽ giải thích nhanh các yếu tố quan trọng nhất như sau:
Số lượt xem (Number of views)
Càng nhiều người xem video thì càng thể hiện nội dung này hấp dẫn người đọc. Mặc dù số lượt xem có thể bị spam hoặc bị tác động bởi các hình thức quảng bá, tuy nhiên tiêu chí này vẫn được cho là một trong những tiêu chí quan trọng nhất liên tục trong nhiều năm.
Tôi ví dụ Youtube có 2 video cùng thể hiện 1 bài hát bởi 2 ca sĩ, nhiều khả năng Youtube sẽ giới thiệu video được thực hiện bởi ca sĩ có nhiều lượt xem hơn. Nếu bạn search tên bài hát đó, nhiều khả năng bài hát có lượt xem cao hơn sẽ đứng trên bài hát có lượt xem ít.
Độ liên quan của nội dung đến từ khóa (Keyword relevance)
Bên cạnh số lượt xem video thì độ liên quan của nội dung đến từ khóa cũng là một yếu tố quan trọng. Tôi ví dụ nếu bạn search về từ khóa học lái xe oto. Youtube sẽ không đề xuất cho bạn những video có hàng chục triêu view về các nội dung giải trí, nó sẽ giới thiệu cho bạn các video dậy bạn cách học lái xe. Tại các video có nội dung về dậy lái xe, nó sẽ tiếp tục so sánh số lượt xem và các yếu tố khác đề đề xuất cho bạn video phù hợp nhất.
Sức mạnh của kênh (Channel strength)
Sức mạnh của kênh đo lường qua rất nhiều yếu tố, từ biều đồ bạn có thể thấy có hai nhóm chính là: tính thẩm quyền (Authority) và sự đáng tin (Trust).
Tính thẩm quyền sẽ bao gồm các yếu tố: trang chủ của kênh, đoạn mô tả về kênh, tiêu đề và từ khóa hướng đến…
Sự đáng tin sẽ bao gồm các yếu tố: Số lượt xem của kênh, tổng số video, số lượt người theo dõi, thường xuyên đăng video …
Sự phản ứng lại của người dùng (Reactions)
Có rất nhiều sự phản ứng lại của người dùng và 3 cái quan trọng nhất có thể kể đến là: Like, Share và Comment ở video . Ở tiêu chí này, nhiều người sẽ thích dịch là tương tác vào video, nghe như vậy có vẻ khá tương đồng với các nền tảng mạng xã hội khác như Facebook …
Video có càng nhiều lượt phản ứng lại của người dùng thì càng thể hiện nó đem lại nhiều cảm xúc trong lòng người xem. Về yếu tố tâm lý người dùng thì chỉ những ai thấy video này thực sự hay, đem lại cho họ những giá trị thực sự tích cực thì họ mới like hoặc share video
Giữ chân khán giả (Audience Retention)
Đây là chỉ số cho biết khả năng giữ chân khán giả của video, chỉ số này có thể xem ở Youtube ở mục : Analytics > Engagement > Audience retention . Chỉ số này cho biết thời điểm xem và rời khỏi video của người xem. Chỉ số này còn có 2 ý nhỏ khác là : Tỷ lệ giữ chân người xem có liên quan và Tỷ lệ giữ chân người xem tuyệt đối
Chất lượng video
Các video có chất lượng cao, video HD tất nhiên sẽ được ưu tiên hiển thị hơn so với các video kém chất lượng. Yếu tố này đòi hỏi bạn cần có thiết bị quay chuyên dụng và nghiệp vụ edit video .
Note: Trên đây tôi đã phân tích các yếu tố chính tại infographic, khi bạn làm tốt tại tất cả các yếu tố chính thì thông thường sẽ kéo theo các yếu tố phụ cùng đi lên. Bạn hãy dành phần lớn thời gian của mình ở các yếu tố then chốt, sau một thời gian khi đã thành thạo thì bạn có thể mở rộng sự quan tâm cả các yếu tố phụ.
6 bước SEO YouTube hiệu quả cho bạn
Sau đây tôi sẽ hướng dẫn bạn các công việc cần làm tại các bước SEO Youtube.
Bước 1: Nghiên cứu từ khóa để SEO YouTube
Giống như SEO Website, bước đầu tiên bạn cần làm là nghiên cứu từ khóa. Bạn sẽ cần tạo 1 danh sách từ khóa tiềm năng để lên kế hoạch xây dựng nội dung. Tại bước này tôi thường cố gắng lập 1 danh sách từ khóa liên quan đến lĩnh vực của mình nhiều nhất có thể. Việc này tuy tốn công một chút nhưng rất đáng tiền. Khi bạn có nhiều từ khóa hơn, bạn sẽ có khả năng chọn ra những từ khóa phù hợp nhất để bắt đầu, biết làm từ khóa nào trước, từ khóa nào sau.
Hình ảnh cách tìm kiếm từ khóa gợi ý ở công cụ Youtube thay vì Google như bình thường
Về công cụ gợi ý từ khóa thì với nền tảng Youtube số lượng công cụ hỗ trợ sẽ ít hơn, chỉ 1 số ít công cụ vừa hỗ trợ research được cả Google và Youtube. Ở đây tôi sẽ gợi ý đến cho bạn công cụ Keywordtool.io
Khi sử dụng các công cụ như Keywordtool.io bạn sẽ ngay lập tức nhận được danh sách từ khóa lớn kèm theo số lượt tìm kiếm từ khóa đó mỗi tháng. Tuy nhiên bạn không nên tin tưởng duy nhất vào một công cụ kể trên. Số liệu đưa ra bởi các công cụ này vẫn mang tính chất tham khảo. Tôi đề xuất bạn nên sử dụng thêm ít nhất 2 công cụ khác là Youtube suggest và Google Trends
Những từ khóa bạn được Youtube gợi ý tuy không có lượng tìm kiếm đi kèm như các công cụ Keywords khác, tuy nhiên nó lại có phần đáng tin tưởng hơn nhiều. Đây là những từ khóa được trực tiếp Youtube gợi ý dựa theo thói quen người dùng được chính công cụ đó ghi nhận. Bạn hoàn toàn có thể đưa những từ khóa này vào danh sách từ khóa của mình mà không cần biết lượng tìm kiếm là bao nhiêu.
Công cụ thứ 3 mà tôi gợi ý bạn sử dụng khi research từ khóa đó là Google trend. Công cụ này cho phép bạn biết hành vi tìm kiếm của người dùng, đánh giá xem họ có quan tâm đến từ khóa này hay không và khoảng thời gian nào thì từ khóa này được quan tâm nhất.
Tôi ví dụ 1 từ khóa là nhạc xuân, từ khóa này được Google trend chỉ ra là nó được quan tâm nhiều hơn vào giai đoạn cuối tháng 12 và đầu tháng 1. Nếu bạn có mục đích thực hiện 1 video về nhạc xuân thì đây sẽ là thời điểm thích hợp nhất để bạn xuất bản nội dung kể trên.
Bước 2: Khởi tạo kênh Youtube và cập nhật thông tin
Khởi tạo kênh Youtube nó cũng giống như xây dựng Website khi bạn muốn SEO cho Google. Tuy nhiên khác với nền tảng Google thì ở nền tảng này việc khởi tạo kênh dễ dàng hơn khá nhiều. Bạn chỉ cần có một tài khoản gmail của riêng mình là có thể khởi tạo kênh với Youtube. Làm ở mức chuẩn cao thì bạn sẽ cần thiết kế logo và làm những Banner phù hợp với style riêng của bạn.
Bạn cần chú ý cập nhật các thông tin về kênh thật chi tiết để người dùng dễ dàng hiểu bạn là ai. Cập nhật các Email, số điện thoại để người dùng có thể liên hệ và tăng tính xác thực, tính thẩm quyền cho kênh. Liên kết các tài khoản đến Website, Facebook của cùng thương hiệu mà bạn muốn thực hiện.
Ngoài ra bạn cần chú ý cập nhật các từ khóa, các thẻ đồng nhất với chủ đề mà bạn đã xây dựng ở bước 1. Việc này sẽ dễ dàng cho người dùng và cả Youtube biết về chủ đề video mà bạn hướng đến.
Bước 3: Sản xuất video tốt nhất có thể
Sau khi đã có danh sách từ khóa và cài đặt chanel cẩn thận. Bạn bắt đầu công việc sản xuất video bằng cách chọn từ danh sách từ khóa của mình những ý tưởng bạn thuận tay và dễ làm trước. Nếu bạn chưa có nhiều kinh nghiệm, tôi khuyên bạn nên ưu tiên các từ khóa dễ và làm những từ khóa bạn có nhiều kiến thức nhất.
Khi đã hiểu về Youtube, bạn sẽ thấy rằng không phải cứ chăm chỉ là đủ, bạn cần những Video thực sự chất lượng thì mới có tỉ lệ tương tác cao, giữ chân độc giả tốt. Để làm được những video tốt bạn sẽ cần dành đủ thời gian cho mỗi 1 Video, bạn cũng nên cho độc giả biết là mình sẽ đăng video vào thời gian nào trong tuần.
Nhiều người chọn mức sản xuất Video tuần 1 lần
Mức thời gian phổ thông mà nhiều người chọn cho 1 Video chất lượng thường là 1 tuần 1 lần. Tôi ví dụ Hieu.tv hẹn trước với độc giả của mình là sẽ đăng video vào mỗi tối CN hàng tuần. Thời gian cho 1 Video không phải là thứ cố định, một số văn nghệ sĩ chỉ ra được 1-2 video mỗi năm. Còn 1 số bạn làm video kiểu reup thì lại có thể tạo được vài video cho một tuần !
Tiếp theo, để thực hiện 1 video tốt thì bạn cần hiểu nhu cầu của người xem. Ở nền tảng Youtube, thông thường độc giả sẽ có các nhu cầu phổ biến nhất như sau: Giải trí, học tập, tìm kiếm thông tin.
Nhu cầu giải trí chắc chắn sẽ là nhu cầu số 1 ở Youtube. Nhu cầu này được rất nhiều văn nghệ sĩ, KOL thực hiện. Còn nếu bạn cũng là một SEOer như tôi thì 2 mảng học tập và tìm kiếm thông tin có thể sẽ phù hợp.
Bước 4: Tối ưu Video trước và ngay sau khi upload
Sau khi bạn đã sản xuất ra một video mà mình cho là chất lượng, bạn nên có một bước tối ưu Video để phù hợp với Youtube nhất có thể, dưới đây tôi sẽ hướng dẫn bạn tối ưu các điểm quan trọng nhất.
Tối ưu file video
Tên của file video chứa từ khóa chính giống tiêu đề của video bạn muốn đặt, viết không dấu, nối với nhau bằng dấu gạch “-“ . Ấn qua phần Details điền tiếp như sau:
- Rating: bấm 5 sao
- Tags: điền đầy đủ thẻ tag là từ khóa chính, từ khóa liên quan vào.
Tối ưu thông tin video ở Youtube
Các thành phần cần tối ưu khi upload video ở giao diện Youtube:
- Tiêu đề: viết tiêu đề chứa từ khóa chính, có yếu tố gây thu hút và nhớ có thương hiệu của kênh
- Thẻ mô tả: mô tả về video, nên nói về điểm khác biệt và lợi ích của người dùng.
- Thẻ tag: điền những thẻ tag từ khóa chính và phụ giống như ở trên
- Chọn ảnh thumbnail: nêu bật được nội dung chính của video & có trọng tâm hình ảnh.
Bước 5: Quảng bá Video
Không một video nào bỗng nhiên có được nhiều người xem, là SEOer không có ai để mình vào thế bị động như vậy. Bạn cần có một số kỹ thuật hoặc biết cách đầu tư quảng bá thêm cho Video của mình. Dưới đây là những cách mà tôi gợi ý cho bạn
Share trên các nền tảng MXH khác
Bạn có thể chia sẻ đường link Youtube của video lên các trang social cùng thương hiệu của sản phẩm. Những MXH hàng đầu có thể kể đến là : Facebook, Instagram, Slideshare …
Gửi email
Nếu bạn có 1 danh sách các thành viên muốn nhận thông tin từ website hoặc từ cá nhân bạn. Hãy soạn email và báo cho họ biết là mới có một video mới.
Chèn video vào website cùng thương hiệu
Việc chèn Video vào website là một việc có lợi ích từ cả 2 phía. Với video thì sẽ có thêm các lượt view mỗi khi có người dùng đọc bài viết ở website. Còn với website thì với những bài viết có video hướng dẫn chi tiết hơn sẽ có time on page cao hơn và dễ đạt top cao trên Google hơn.
Công việc này sẽ đặc biệt có hiệu quả nếu bạn có những website và cũng đang làm SEO website. Tuy nhiên, nếu bạn có website nhưng nội dung lại không liên quan thì cũng không nên miễn cướng chèn thêm Video.
Paid traffic và Youtube Video Ads
Mua view cho video là một cách được cho là tốn kém và không phù hợp với khá nhiều người. Tuy nhiên mọi thứ ban đầu đến cần có sự đầu tư,việc mua view cho chính video của mình thực ra rất phổ biến đặc biệt là ở những video âm nhạc quảng cáo cho nhãn hàng. Ở đó những video này, nhãn hàng không chỉ thuê người nổi tiếng sáng tác sản phẩm âm nhạc mà còn dùng thêm rất nhiều tiền để chạy ads. Ở những video quảng cáo như vậy, vài triệu view có thể vẫn là thất bại.
Ở bài viết này tôi sẽ không muốn giới thiệu đến bạn các kênh mua view không chính thống, với kinh nghiệm của tôi thì Video ads của Youtube vẫn là cái bạn nên tham khảo đầu tiên. Việc dùng tiền mua traffic không phải là bắt buộc, đơn giản nó chỉ là một cái bạn nên cân nhắc.
Bước 6: Review, tương tác và quay về bước 3
Sau khi hoàn thành bước 5, đây sẽ là lúc bạn ngắm nhìn thành quả lao động của mình. Đây là lúc để bạn đếm số view, trả lời comment và rồi lên ý tưởng cho video tiếp theo. Hãy tạo cho mình thói quen nghỉ ngơi 1 chút sau mỗi khi sáng tạo ra một video tuyệt vời. Với tôi mỗi một video là một tác phẩm nghệ thuật là một thành công nhỏ của người sáng tạo nội dung.
Kết thúc bước 6 này bạn sẽ quay lại về bước 3 để bắt đầu thực hiện một video ứng với 1 từ khóa mà mình đã research. Vòng lặp này cứ thế quay liên tục cho đến khi bạn đóng cửa channel.
Trên đây là bài hướng dẫn của tôi về cách SEO video trên Youtube để nhanh lên top. Nếu bạn thấy bài viết này là hữu ích, hãy like hoặc share bài viết để chúng tôi có động lực chia sẻ kiến thức nhiều hơn mỗi ngày. Nếu bạn có những câu hỏi khác về dịch vụ SEO, hãy gọi điện theo số hotline: 036.8966.815 hoặc gửi câu hỏi đến CAIA tại đây để chúng tôi có thể trực trực tiếp tư vấn cho bạn.
Nguồn tham khảo:
- upwork.com
- briggsby.com
- semrush.com/trending-websites/global/all