Nguyên bản tiếng Anh là non-profit marketing.
Có thể coi Philip Kotler, ông tổ của ngành maketing hiện đại, giáo sư Trường đại học Tổng hợp Northwestern, là tác giả của những công trình và những cuốn sách quan trọng nhất, cơ bản nhất về môn marketing chính là người đã đưa ra khái niệm Marketing phi lợi nhuận.
Marketing phi lợi là gì
Một trong những cuốn sách quan trọng nhất của ông nhưng tiếc thay chưa được dịch in ở Việt Nam là cuốn Marketing for Nonprofit Organizations (Tạm dịch là Môn tiếp thị cho các tổ chức phi lợi nhuận, sách do Prentice Hall xuất bản lần đầu năm 1978). Trong sách này ông đã trình bày đủ các lý thuyết quan trọng nhất cho môn học đặc biệt này.
Trong cuốn sách kể trên, P.Kotler mang đến những kiến thức về tiếp thị cho các tổ chức phi lợi nhuận như các trường đại học, cảnh sát, nhà thờ, trường học (kể cả trường công), các tổ chức hành động xã hội, bệnh viện, tổ chức hành chính, bảo tàng, thư viện, các quỹ… và cả… vườn thú.
P.Kotler nói ông chú ý nghiên cứu và viết cuốn sách này bởi các ngành phi lợi nhuận không thể áp dụng được chung một môn marketing như những công ty kinh doanh. Trong vòng khoảng 10 năm gần đó (chừng suốt thập kỷ 70 của thế kỷ 20), các tổ chức phi lợi nhuận nói trên đều đang gặp phải vô số khó khăn trong hoạt động của mình: các thư viện khó thuyết phục được các quỹ hỗ trợ cho hoạt động văn hoá của họ, ngân hàng máu không tìm được nhà tài trợ, các cơ quan kế hoạch hoá gia đình không thuyết phục nổi công chúng giảm tỷ lệ sinh sản, nhà thờ không hấp hẫn được thêm con chiên, với một số đông công chúng, hình ảnh cảnh sát trở nên không hay ho gì… Tóm lại tất thảy đều ở trong tình trạng “có vấn đề” nên cần gấp những liều thuốc marketing gấp.
P.Kotler coi những đối tượng của mỗi tổ chức phi lợi nhuận trên là những thị trường hay khách hàng: trường học hoạt động trong những thị trường (hay khách hàng) sinh viên, khách hàng tài trợ và trước dư luận công chúng… Những tổ chức khác cũng gặp những vấn đề tương tự. Trong mỗi đối tượng marketing của các tổ chức cũng có những phân đoạn riêng về đối tượng bởi sự khác nhau trong sở thích, nhu cầu, nhận thức nên cần có cách hành xử khác nhau mới đạt kết quả như ý muốn.
Chính vì vậy nên khi một tổ chức phi lợi nhuận muốn đạt mục đích nào đó của mình như cảnh sát muốn xây dựng một hình ảnh đẹp trong công chúng, quỹ bảo vệ thiên nhiên muốn lấy được tài trợ, tổ chức chính trị muốn chiếm được nhiều phiếu bầu… đều phải làm những việc tuần tự như tiến hành phân tích tình hình, lập đề án, kế hoạch, hành động và đảm bảo việc thực hiện được những mục tiêu đã đề ra.
Theo Bách khoa toàn thứ(Wikipedia)
:tdquangcao2: