Quảng cáo trực tuyến đang ngày càng phổ biến tại Việt Nam với nhiều hình thức đa dạng, từ Quảng cáo trên website cho đến email quảng cáo.
Quảng cáo trực tuyến tạo ra rất nhiều cơ hội hơn cho việc quảng bá dịch với sản phẩm của doanh nghiệp. Đồng thời, giúp doanh nghiệp giảm chi phí so với các kênh quảng bá truyền thống. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt ưu, nhiều hình thức Quảng cáo trực tuyến đang bị lạm dụng và gây tổn hại không nhỏ cho xã hội, người dùng Internet. Nổi cộm là thư Quảng cáo điện tử và thư rác (spam).
Quảng cáo email có rất nhiều ưu điểm, nhất là chi phí rẻ. Tuy nhiên, một thống kê cho thấy, 90% những email quảng cáo không cần thiết cho người đọc. Chi 5% là email tiếp thị cần thiết.
Phát tán công khai
Từ địa chỉ email có cái tên rất kêu Vietnam E-marketing, hàng ngày gửi đi khoảng hơn 2 triệu email tiếp thị với nội dung chào hàng hấp dẫn như: “Quý vị đã biết gì về công nghệ E-marketing chưa? Đó là công nghệ tạo ra khách hàng và quảng bá sản phẩm nhanh nhất hiện nay…”. Cũng tử địa chỉ email này, người ta rao bán hơn 2 triệu địa chỉ email Việt Nam cùng một phần mềm có khả năng gửi 20.000 email/giờ. Chuyên nghiệp hơn, họ còn cung cấp các công cụ kiểm tra chất lượng, tìm kiếm các địa chi email khác hay quản lý địa chỉ email. Giá dịch vụ cài đặt và phần mềm để chạy chương trình chỉ vài trăm ngàn đồng. Không riêng địa chỉ này, hiện có hàng trăm nhà cung cấp tương tư sẵn sàng đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng về Quảng cáo qua email. Thậm chí có nơi Quảng cáo có tới 9 triệu địa chỉ email Việt Nam. Theo lời Quảng cáo, họ nắm trong tay hầu như toàn bộ các địa chi email cửa các ISP tại Việt Nam cùng với các địa chỉ email của người Việt từ các dịch vụ email miễn phí khác… Việc liên hệ đến các nhà cung cấp này khá dễ dàng, số điện thoại, địa chỉ email của họ đều công khai. Hầu như các địa chỉ email ở Việt Nam, đều ít nhất một lần nhận được thư quảng bá của họ.
Với mức chi phí “rẻ như cho”, hình thức Quảng cáo qua email hấp dẫn khá nhiều doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp nhỏ, tiểu thương, cá nhân có nhu cầu mua bán… Cách đây hai năm, thư Quảng cáo hầu như đến từ nước ngoài thì hiện đang ngày càng xuất hiên nhiều thư Quảng cáo về sản phẩm, dịch vụ ở Việt Nam, từ dịch vụ lắp đặt, bảo hành, bán mỹ phẩm, thiết bị công nghiệp, sản phẩm điên tử, phần mềm… đến rao bán nhà đất trị giá vài trăm triệu đồng.
Quảng cáo qua email đang đi đến mọi ngóc ngách của cuộc sống bất chấp hiệu quả đo đếm được thế nào. Một doanh nghiệp tính toán rằng, để đến với hàng triệu khách hàng, nếu Quảng cáo qua truyền hình tốn trung bình 150 – 200 đồng/lượt người xem, báo giấy 80 – 100 đồng/lượt người đọc, website 20 – 60 đồng/lượt người xem. Còn nếu Quảng cáo qua email chi tốn 1 đồng/lượt khách hàng, thậm chí còn rẻ hơn nữa.
Lợi bất cập hại
Các loại email Quảng cáo gửi với số lượng lớn và không hữu ích với phần lớn người đọc được gọi chung là thư rác (spam). Hầu hết người dùng đang bội thực vì email Quảng cáo và bày tỏ sự khó chịu với nhưng email “không mời mà đến” này. Con số thư rác vào các hộp email ngày một tăng, có khi tới vài trăm email một ngày. Không chỉ thế, email còn đang dần trở thành công cụ để lừa đảo trực tuyến khi ngày càng có nhiều kẻ sử dụng email để phát tán virus, khủng bố bom thư (gửi nhiều thư gây ngẽn hệ thống), giả mạo để lừa đảo người dùng cung cấp mật khẩu, số tài khoản Ngân hàng… Với sự gia tăng từ những biến thái qua email, hiệu quả Quảng cáo qua hình thức này đang giảm mạnh.
Ông Vũ Bảo Thạch, Giám đốc Kỹ thuật của Misoft phân tích: “Nếu là người dùng, không phải trả tiền thì không thấy tổn hại lắm ngoài sợ khó chịu. Nhưng nếu là doanh nghiệp, tổ chức bạn se thấy thực sự thiệt hại. Thay vì chỉ phải trả tiền cho đường truyền, thiết bị lưu trữ đủ sử dụng đê tải thư công việc, Công ty lại phải tính dôi thêm phần lưu lượng để chứa thư rác. Không những thế lại phải phòng vệ thêm bằng việc mua các chương trình chống spam, chống virus…”.
Bên cạnh đó, thư rác còn kéo theo một số thiệt hại ngoài khả năng kiểm soát Như trường hợp một số hộp thư bị tê liệt, không sử dụng được do máy chủ của nhà cung cấp trong nước bị chặn do nằm trong danh sách đen (black list). Nguyên nhân cũng vì các máy chủ của Việt Nam thiếu hệ thống kiểm soát thư rác. Trong khi các hộp thư miễn phí của nước ngoài như Yahoo, Gmail lại làm rất tốt chuyện này.
Nỗ lực nào để ngăn chặn
Từ thực tế trên dẫn tới câu chuyện dài tập giữa người chống thư rác và kẻ tạo thư rác. Việc này được ví như giết con rắn có nhiều đầu, chẳng bao giờ có hồi kết vì giải pháp kỹ thuật nào đưa ra cũng chi hiệu nghiệm trong một thời gian nhất định. Vấn đề là phải có các nỗ lực chung, nhất là tử cơ chế chính sách của Nhà nước cho tới ý thức của doanh nghiệp, tổ chức trong việc quảng bá.
Tại một số nước tiên tiến như Anh, Úc, Mỹ… do sớm nhận thấy những tác hại của thư rác đã ban hành các dự luật, chi thị cấm Doanh nghiệp gửi emai tới người nhận cá nhân mà không có sư cho phép của họ hay đưa ra các khung hình phạt nặng để nghiêm tri đối với những kẻ gửi thư rác.
Việt Nam cho đến thời điểm này đang thiếu các quy định đối với Quảng cáo thương mại trực tiếp (tiếp thị) nói chung và qua các phương tiện điên tử nói riêng như email, điện thoại di động… Việt Nam cũng chưa có quy định nào bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, nhất là quyền lơi riêng tư trong ọc qua phương tiên điện tử. Trong khi đó, hình thức Quảng cáo qua phương tiện điện tử sẽ còn phát triển nhanh chóng trong thời gian tới.
Trước những bất cập trên, Vụ Thương Mại Điện Tử , Bộ Thương mại đưa ra quan điểm phải sớm có văn bản hướng dẫn về lĩnh vực này nhằm điều chỉnh các hoạt động Quảng cáo qua thư điện tử, tin nhắn di động, trang tin điện tử… Tại buổi tọa đàm diễn ra ngày 16/8/2006 tại Hà Nội, đại diện các bên doanh nghiệp, người dùng Internet, Vụ Thương mại điện tử đều khẳng định tính cần thiết của văn bản trên. Tuy nhiên, một số ý kiến cho rằng, văn bản hướng dẫn cần mở rộng hơn tới các hình thức khác của Quảng cáo qua phương tiện điện tử chứ không nên cchỉ bó hẹp với Quảng cáo qua email.
Được biết, trong bản dự thảo thông tư hưởng dẫn trên, một số phương án xử phạt đã được đưa ra: mức xử hành chính từ 5 đến 20 triệu đồng và phương án căn cứ Nghị Định số 175 của Chính Phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thương mại.
Theo Tạp chí Thế giới vi tính
::