Caia – Công ty SEO tại Hà Nội https://caia.vn SEO & Web Design Fri, 15 Sep 2023 04:13:42 +0000 vi hourly 1 Thành công của Cafe Trung Nguyên – xây dựng thương hiệu mang bản sắc dân tộc https://caia.vn/17272-thanh-cong-cua-cafe-trung-nguyen-xay-dung-thuong-hieu-mang-ban-sac-dan-toc https://caia.vn/17272-thanh-cong-cua-cafe-trung-nguyen-xay-dung-thuong-hieu-mang-ban-sac-dan-toc#respond Sat, 14 May 2011 01:19:43 +0000 http://localhost:8080/caia.vn/?p=17272 Cafe Trung  Nguyên là một minh chứng cho sự thành công của thương hiệu Việt. Một trong những yếu tố tạo nên thành công của thương hiệu này đó là  việc sử dụng  chiến lược marketing hiệu quả – đặc biệt là việc xây dựng một thương hiệu cafe hòa mang đậm bản sắc dân tộc.

 Thành công của Cafe Trung Nguyên - xây dựng thương hiệu mang bản sắc dân tộc 1Sau thời gian chuẩn bị, Trung Nguyên tung ra G7 trong một chiến dịch quảng bá, “uống thử” rầm rộ và cùng lúc xuất hiện rộng rãi trên các tỉnh trọng điểm. G7 thâm nhập nhanh thị trường và sau đó từng bước củng cố thị phần.

Một yếu tố quan trọng được Trung Nguyên tập trung khai thác, theo ông Ngô Văn Bình, Giám đốc Kinh doanh Công ty Trung Nguyên, đó là yếu tố tinh thần qua việc vận động, thuyết phục khách hàng, các nhà phân phối ủng hộ hàng Việt chất lượng tốt; khơi gợi tình cảm đối với doanh nghiệp trong nước đang nỗ lực xây dựng thương hiệu nông sản Việt Nam

Việt Nam có rất nhiều mặt hàng được thế giới ưa chuộng, nhưng tại sao không có sản phẩm nào có thương hiệu? Đặng Lê Nguyên Vũ thấy nếu cứ cảnh “hồ tiêu trộn hạt đu đủ” xuất khẩu ra nước ngoài như đã thấy thì Việt Nam sẽ không thể có được hình ảnh tốt với quốc tế. Bởi giá trị cốt lõi của thương hiệu thực ra chính là uy tín. Anh quan niệm, hàng hóa phải là hình ảnh con người, là nét văn hóa của quốc gia chứ không chỉ đơn thuần là hàng hóa để bán.

 Thành công của Cafe Trung Nguyên - xây dựng thương hiệu mang bản sắc dân tộc 2Ngay từ đầu khi chọn logo cho Trung Nguyên, Đặng Lê Nguyên Vũ đã thể hiện hoài bão của mình: logo mũi tên là hình ảnh cách điệu của nhà rông Tây Nguyên – nơi khơi nguồn của cà phê Trung Nguyên, hình mũi tên hướng thẳng lên trời thể hiện ý chí chinh phục đỉnh cao, khát vọng vươn lên, phát triển vượt bậc. Ba vạch trắng trên logo là hình ảnh cách điệu của lối lên nhà sàn, thể hiện văn hóa của công ty luôn muốn duy trì bản sắc văn hóa Tây Nguyên. Màu trắng tượng trưng cho sự tinh khiết, là cam kết an toàn vệ sinh thực phẩm. Mỗi vạch trắng tượng trưng cho một yếu tố thiên, địa, nhân… Bảng hiệu của Trung Nguyên với sắc nâu là chính vì đó là màu của đất, của cà phê, của cội nguồn dân tộc. Tất cả đó là thương hiệu Trung Nguyên đậm chất văn hóa truyền thống Việt trên thương trường quốc tế.

Với những ý tưởng đó, tổng giám đốc Đặng Lê Nguyên Vũ  muốn Trung Nguyên phải là nơi cung cấp những giá trị văn hóa, là môi trường “khơi nguồn sáng tạo”, nơi hướng con người đến những điều tích cực chứ không chỉ là nơi bán cà phê. Xây dựng hình ảnh Trung Nguyên mang đậm nét văn hóa dân tộc, từ ly tách, bàn ghế, màu sắc bảng hiệu đến đồng phục, cung cách phục vụ của nhân viên,… Đặng Lê Nguyên Vũ muốn rằng, khi Trung Nguyên đến quốc gia nào thì người dân bản địa ở đó có được cảm giác như đang nghỉ ngơi từ 10 – 15 phút trong một Việt Nam thu nhỏ, trước khi vào đất nước Việt Nam thật sự.

Đặng Lê Nguyên Vũ quan niệm: “Tôi nghĩ rằng mỗi chúng ta cần ý thức được giới hạn của cuộc sống để lựa chọn một lối sống. Theo tôi, có hai cách sống: một là sống theo ý mình, sống hưởng thụ; hai là sống có trách nhiệm. Tôi đã chọn cách thứ hai”. Anh là một trong những người đứng ra khởi xướng chương trình “Sáng tạo vì thương hiệu Việt” vào năm 2002, với mục đích kêu gọi doanh nghiệp ý thức xây dựng về thương hiệu Việt, kêu gọi người tiêu dùng ủng hộ chọn lựa hàng hóa Việt. Tiếp đến năm 2003, anh lại phát động chương trình “Xây dựng thương hiệu nông sản Việt Nam”. Nếu như chương trình trên là bước khởi đầu đánh động vào ý thức tiêu dùng hàng hóa Việt, thì chương trình tiếp theo là một bước cụ thể hơn về thương hiệu cho ngành nông sản vốn là thế mạnh của Việt Nam.

Với các loại nông sản tiềm năng như gạo, hồ tiêu, cà phê, hạt điều, trái cây… nhưng Việt Nam luôn tồn tại một nghịch lý là càng được mùa thì sản phẩm nông nghiệp càng bị mất giá, người nông dân luôn luẩn quẩn với bài toán về đầu ra cho sản phẩm. Đặng Lê Nguyên Vũ muốn nâng cao sức cạnh tranh cho sản phẩm nông sản Việt Nam tự tin vươn ra thị trường thế giới. Theo anh, xây dựng thương hiệu gắn với các địa danh, vị trí địa lý của từng vùng là một cách tốt nhất để vẽ bản đồ nông sản Việt Nam trên thế giới, góp thay đổi bộ mặt kinh tế của nước nhà.

tham khảo doanhnhandatviet

Sau thời gian chuẩn bị, Trung Nguyên tung ra G7 trong một chiến dịch quảng bá, “uống thử” rầm rộ và cùng lúc xuất hiện rộng rãi trên các tỉnh trọng điểm. G7 thâm nhập nhanh thị trường và sau đó từng bước củng cố thị phần

Một yếu tố quan trọng được Trung Nguyên tập trung khai thác, theo ông Ngô Văn Bình, Giám đốc Kinh doanh Công ty Trung Nguyên, đó là yếu tố tinh thần qua việc vận động, thuyết phục khách hàng, các nhà phân phối ủng hộ hàng Việt chất lượng tốt; khơi gợi tình cảm đối với doanh nghiệp trong nước đang nỗ lực xây dựng thương hiệu nông sản Việt Nam

]]>
https://caia.vn/17272-thanh-cong-cua-cafe-trung-nguyen-xay-dung-thuong-hieu-mang-ban-sac-dan-toc/feed 0
Ảnh hưởng của khuyến mại tới thương hiệu https://caia.vn/16865-anh-huong-cua-khuyen-mai-toi-thuong-hieu https://caia.vn/16865-anh-huong-cua-khuyen-mai-toi-thuong-hieu#respond Sat, 30 Apr 2011 10:27:04 +0000 http://localhost:8080/caia.vn/?p=16865 Trong bối cảnh thị trường có chương trình kích cầu hiện nay, khuyến mãi đang diễn ra sôi động và dường như trở thành một thứ văn hóa bán hàng. Tuy nhiên, do không kiểm soát được, nhiều chương trình lại ảnh hưởng xấu đến văn minh thương mại.Ảnh hưởng của khuyến mại tới thương hiệu 1
Nhiều DN xem khuyến mãi không chỉ là công cụ kích thích tiêu dùng, tăng doanh số bán hàng mà còn là một hoạt động marketing, cảm ơn khách hàng và xây dựng hình ảnh thương hiệu. Tuy nhiên, không ít chương trình lại phản tác dụng khi DN không kiểm soát được khuyến mãi.

Cuối tháng 5/2009, Công ty Samsung Vina tổ chức chương trình khuyến mãi “Crazy Sale” cho khách hàng mua điện thoại cảm ứng SamsungStar chỉ với giá 9,99USD. Tuy nhiên, do không lường trước sự cố, chương trình đã trở nên một cuộc chen lấn, xô xát giữa hàng trăm khách hàng. Chưa kể, khách VIP muốn mua hàng còn phải qua một hành trình xếp hàng tìm vận may qua màn hình cảm ứng khiến họ có cảm giác bị hành và lừa dối.

Trước đó, hàng ngàn người dân tại TP.HCM cũng đã chen lấn, giành giật nhau vào Trung tâm thương mãi Parkson trên đường Lê Thánh Tôn (Q.1) để tham gia “Lễ hội mua sắm VIP” do Parkson và Sacombank tổ chức, với hy vọng mua được nhiều hàng giảm giá và nhận quà tặng từ lễ hội. Tuy nhiên, rất nhiều người đã phải tức giận bỏ về vì phải chen lấn hỗn loạn, nhất là khi đổi thiệp VIP lấy được 4 phiếu quà tặng trị giá 150.000 đồng, khách hàng cứ đinh ninh sẽ được giảm giá 600.000 đồng hoặc nhận quà tặng trị giá tương đương nhưng rồi chẳng có gì.

Trong các trường hợp trên, ứng phó của DN thường là ngưng chương trình, sau đó gửi thông điệp xin lỗi khách hàng cùng lời hứa sẽ bồi thường thiệt hại hoặc gửi quà tặng cùng phiếu mua sắm. Dù vậy thì thương hiệu của họ cũng đã để lại ấn tượng không tốt trong lòng người tiêu dùng.

Nhiều khách hàng bức xúc: “Lâu nay, nghe tên Samsung, Parkson, là những công ty lớn, chúng tôi rất tin tưởng, đâu nghĩ họ coi thường khách hàng và thương hiệu của mình như vậy”. Về phía DN cũng thừa nhận, việc tổ chức các chương trình khuyến mãi đều nhằm mục đích tri ân khách hàng thân thiết, tạo sự gần gũi giữa thương hiệu với người tiêu dùng, nhưng do không lường trước số người tham dự và nhiều sự cố khác.

Khuyến mãi có thể được sử dụng để đạt được nhiều mục đích: gia tăng doanh số, xây dựng thương hiệu, làm sôi động trị trường cạnh tranh, thu hút nhiều khách hàng mới… Hiệu quả của chương trình khuyến mãi được đánh giá bằng cách so sánh, đối chiếu số tiền bỏ ra với sự thành công của nó.

Trong bối cảnh thị trường có chương trình kích cầu hiện nay, khuyến mãi đang diễn ra sôi động và dường như trở thành một thứ văn hóa bán hàng. Tuy nhiên, do không kiểm soát được, nhiều chương trình lại ảnh hưởng xấu đến văn minh thương mại.

Theo ông Đoàn Đình Hoàng, chuyên gia tư vấn thương hiệu: “Trước khi tung ra chương trình khuyến mãi, DN cần xác định mục tiêu, sau đó chọn lựa hình thức phù hợp như giảm giá, tặng quà, đổi hàng, tặng phiếu… Thông thường, những diễn biến không đáng có xảy ra trong khuyến mãi không lường được nên phải có người chuyên trách để giải quyết nhanh tình huống.

9 tháng đầu năm, Bộ Công Thương đã xác nhận đăng ký trên 250 chương trình khuyến mãi thuộc thẩm quyền xử lý của Bộ với tổng giá trị giải thưởng đăng ký trên 370 tỷ đồng.

Cần biết, một chương trình khuyến mãi thành công không phải là số lượng người đến mà là chất lượng sản phẩm đưa ra và sự hài lòng của khách tham dự. Với những DN có lợi thế, đã định vị là thương hiệu cao cấp trong tâm lý khách hàng thì không nên khuyến mãi. Bởi nếu khuyến mãi bằng hình thức giảm giá, DN tự đi ngược lại chiến lược phát triển của mình, tự hạ thấp giá trị sản phẩm, giá trị thương hiệu”.

Một DN sản xuất hàng thực phẩm chế biến thừa nhận: “Do thường xuyên đưa ra chương trình khuyến mãi để tiếp thị sản phẩm nên hiện nay, đa số khách hàng có thói quen chờ mua hàng giảm giá hoặc khuyến mãi từ công ty. Do đó, sản phẩm của chúng tôi đang trong tình trạng phải giảm giá và giảm luôn giá trị thương hiệu, trong khi tiêu chí ban đầu là hướng đến sự cao cấp”.

Ở góc độ quản trị, ông Lưu Nhật Huy, Giám đốc điều hành Viện Phát triển Quản trị và Công nghệ mới (IMT) chia sẻ: “Khi thực hiện khuyến mãi, các DN cần chú ý đến khách hàng mục tiêu, xem họ thích khuyến mãi theo hình thức nào (quà tặng, giảm giá, rút thưởng…) và định vị thương hiệu để thiết kế chương trình cho đúng, chứ không nên phản ứng kiểu “đối thủ làm một ta làm gấp đôi.

Thứ hai, thông tin khuyến mãi phải ghi rõ thời gian, giá trị và đối tượng thực hiện để tránh phản cảm khi người tiêu dùng đến rồi hậm hực ra về vì thấy mình bị lừa. Vì vậy, khi thực hiện khuyến mãi, các DN nên cẩn thận để cân bằng giữa chi phí và chất lượng sản phẩm, hay nói rộng hơn là lợi ích của người tiêu dùng”.
Theo Ehow

]]>
https://caia.vn/16865-anh-huong-cua-khuyen-mai-toi-thuong-hieu/feed 0
Doanh nghiệp chưa quan tâm đến thương hiệu Online https://caia.vn/8416-doanh-nghiep-chua-quan-tam-den-thuong-hieu-online https://caia.vn/8416-doanh-nghiep-chua-quan-tam-den-thuong-hieu-online#respond Mon, 17 May 2010 18:43:53 +0000 http://localhost:8080/caia.vn/?p=8416 Với xu hướng phát triển online, số người dùng internet ngày tăng thì việc xây dựng thương hiệu online (THOL) trở thành xu thế tất yếu của thị trường. Nhưng đa phần các doanh nghiệp (DN) vẫn chưa mặn mà với thị trường này.

Doanh nghiệp chưa quan tâm đến thương hiệu Online 1

Quan tâm nửa vời

Theo số liệu thống kê mới nhất của Công ty Nghiên cứu thị trường Cimigo, hiện cả nước có hơn 23 triệu người Việt Nam đang sử dụng internet, số người sử dụng tập trung ở độ tuổi từ 15 – 40. Đây chính là môi trường lý tưởng và quan trọng để các doanh nghiệp phát triển THOL.

Hiểu được tầm quan trọng của xây dựng THOL nên hầu hết doanh nghiệp đều đã xây dựng website, hoặc tham gia các hoạt động kinh doanh, quảng cáo trực tuyến.

Thế nhưng, trên thực tế, số lượng doanh nghiệp “thật sự quan tâm” đến THOL chưa nhiều. Khảo sát của Công ty Nhất Duy cho thấy, có đến 82% website doanh nghiệp không được cập nhật thông tin thường xuyên, 73% DN chưa đầu tư đúng mức cho xây dựng và phát triển THOL, 85% DN chưa có bộ phận marketing trực tuyến chuyên nghiệp.

Ông Phạm Năng Khoa, Giám đốc Công ty Nhất Duy, một DN chuyên xây dựng THOL, cho rằng: “Mặc dù tiếp thị trực tuyến (hay tiếp thị số) đang ngày càng được quan tâm, nhưng phần lớn DN chỉ thực hiện trong thời gian ngắn, chủ yếu để quảng bá một chương trình, kế hoạch”.

Cùng quan điểm đó, ông Nguyễn Thanh Hồng Đức, đại diện Công ty Thương hiệu Lanta (Lantabrand), cho biết: “Hiện nay, vẫn còn nhiều DN nhầm lẫn trong xây dựng THTT. Nhiều website thiết kế rất đẹp mắt bằng những kỹ thuật cao như flash, frame, movie, nhưng lại quá chú trọng về hình thức mà quên mất tính năng, lợi ích cho người truy cập. Kết quả là những website này chỉ đơn giản là những cuốn brochure điện tử với những hình ảnh đẹp mắt”.

Ông Xuân Thủy, Giám đốc sáng tạo Công ty Tầm nhìn Thương hiệu, cho rằng, phát triển THOL thực ra là làm dịch vụ truyền thông THOL, khả năng lan tỏa nhanh hơn, chi phí tiết kiệm hơn rất nhiều so với đầu tư xây dựng thương hiệu trên thực tế.

Giống và khác

Theo nhiều chuyên gia thương hiệu, phát triển THOL là một nhánh trong chiến lược phát triển thương hiệu chung của mọi DN. Cũng giống như làm thương hiệu, làm THOL đòi hỏi một chiến lược tổng thể, kết hợp giữa rất nhiều loại hình khác nhau, từ bộ nhận diện thương hiệu tới e-marketing và quảng cáo trực tuyến, từ sự kiện tới tham gia mạng xã hội, quảng cáo… Xây dựng một chương trình THOL dài hạn đòi hỏi phải có kiến thức tổng quan về internet và các công cụ marketing trực tuyến.

Bên cạnh những điểm giống nhau, xây dựng THOL còn có những điểm khác. Theo ông Hồng Đức, khi xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm, người ta thường chú trọng hình ảnh và thực hiện việc truyền thông (quảng cáo trên tivi, báo chí) một cách đều đặn nhằm tạo ra được những slogan hiệu quả và hình ảnh bắt mắt. Ngược lại, xây dựng THOL chú ý đến tính năng mà thương hiệu đó mang lại. “Để xây dựng và phát triển THOL, DN cũng cần một phòng marketing chuyên nghiệp.

Bộ phận này cần một đội ngũ chuyên gia về phát triển THOL, nghiên cứu và lập kế hoạch phát triển thương hiệu một cách hiệu quả nhất. Bên cạnh đó, cũng phải có những lập trình viên lập trình kỹ thuật để tối ưu hóa website DN và bộ phận biên tậ pviên quản lý nội dung và hình ảnh DN”, ông Năng Khoa nói.

Nhưng điều nghịch lý là hiện nay, các DN Việt Nam phần lớn là DN nhỏ và vừa, chưa có đủ điều kiện để xây dựng được một phòng marketing trực tuyến chuyên nghiệp. Theo ông Hồng Đức, mỗi lần người truy cập sử dụng thành công ứng dụng trên mạng thì thương hiệu của DN sẽ được củng cố và nâng cao.

Một DN có THOL là khi thương hiệu và sản phẩm, dịch vụ của công ty dễ dàng tìm thấy trên internet. Thương hiệu đó cũng nổi bật và chuyển tải được thông điệp tới khách hàng, bạn đọc trực tuyến nhanh chóng, chính xác và kịp thời đi kèm những nội dung liên quan phong phú, hữu ích và thiện chí.

Để có một thương hiệu mạnh trên môi trường trực tuyến, các DN phải có những hoạt động tương tác với khách hàng và phải thực hiện thường xuyên, liên tục để đưa thương hiệu vào tâm trí khách hàng.

]]>
https://caia.vn/8416-doanh-nghiep-chua-quan-tam-den-thuong-hieu-online/feed 0
Website cũng chính là thương hiệu của bạn https://caia.vn/1268-website-cung-chinh-la-thuong-hieu-cua-ban https://caia.vn/1268-website-cung-chinh-la-thuong-hieu-cua-ban#respond Fri, 26 Mar 2010 03:21:18 +0000 http://localhost:8080/caia.vn/?p=1268 Quan trọng hơn cả một giao diện đẹp, website phải liên quan mật thiết với giá trị kinh doanh của doanh nghiệp bạn.

Website cũng chính là thương hiệu của bạn 1

Đối với nhiều công ty trực tuyến, chẳng hạn như Abviet hay Evite, trang web của họ toàn cảnh về thương hiệu, vì họ cung cấp các dịch vụ trực tuyến thông qua các kênh trực tuyến. Đối với các tổ chức khác, trang web thể hiện nhiều hơn là bảng giới thiệu hình ảnh – nói cách khác, nó là một kênh tiếp thị tĩnh cho thế giới thực của sản phẩm và dịch vụ.Nhưng cho dù sản phẩm của bạn là ảo, điều cốt lõi chính là cách bạn thể hiện và hiển thị các lời hứa thương hiệu trực tuyến. Vần đề này gồm có hai phần chính, trong phần đầu tiên tôi sẽ giới thiệu khái niệm về một thương hiệu dựa trên chiến lược thương hiệu mạng căn bản. Phần tiếp theo, tôi sẽ hướng dẫn từng bước một về việc làm thế nào để tạo ra chiến lược website của riêng bạn.

Như phía trước một cánh cửa dẫn đến một viễn cảnh tốt đẹp, website của bạn sẽ là bộ mặt thương hiệu. Kể từ thời điểm khách hàng viếng thăm trang chủ của bạn, họ sẽ lập tức có những phán đoán và đánh giá về những giá trị mà bạn cung cấp, bạn khác gì so với các đối thủ cạnh tranh và liệu rằng họ có cảm thấy được một sự kết nối cảm xúc với thương hiệu của bạn hay không. Vì thế việc xem xét trang web của bạn thể hiện giá trị thương hiệu tốt như thế nào là rất quan trọng. Một chủ doanh nghiệp thông minh nhận ra được điều này,nhưng họ thường đáp lại bằng việc tiêu phí nhiều thời gian cho việc thiết kế màu sắc và hình ảnh của website. Đó là một sự khởi đầu tốt, nhưng thiết kế chỉ là một phần của toàn cảnh thương hiệu trực tuyến.

Các yếu tố có tầm quan trọng ngang nhau :

– Các loại nội dung mà bạn thể hiện.
– Mỗi nội dung được hoạch định thế nào với từng mảng khách hàng mục tiêu.
– Làm thế nào để khiến họ tham gia sâu hơn vào các cam kết của bạn.
– Làm thế nào nó có thể chuyển tải được những hứa hẹn từ thương hiệu của bạn.

Với những doanh nghiệp nhỏ có nguồn lực giới hạn, website là rất quan trọng vì nó phải đảm nhận khá nhiều công việc. Nó phải làm việc như là một cộng đồng từ xa, bán hàng, tiếp thị và là công cụ quản lý cả một luồng công việc.Và nếu bạn tin rằng – như tôi đã tin – tất cả mọi thứ bạn làm và nói như là một doanh nghiệp đang quảng bá những hứa hẹn trong thương hiệu, sau đó trang web của bạn phải phản ánh thật cụ thể và xuyên suốt. Nói cách khác, bạn sẽ làm khách hàng phân vân, khiến họ phải tìm hiểu trong lần gọi sau.

Vậy bạn cần phải làm gì?

Trước khi bạn thuê một nhà thiết kế, hãy bắt đầu với suy nghĩ rằng trang web là một cách mở rộng chiến lược kinh doanh hơn là một dòng sản phẩm trong ngân sách tiếp thị của bạn. Và cách tốt nhất để bắc cầu từ thương hiệu với trang web của bạn là một website chiến lược.

Chiến lược mạng cung cấp mục đích và sự rèn luyện trí óc cho quá trình phát triển của website.Nó ràng buộc thương hiệu của bạn và các mục tiêu kinh doanh cho các năm để phát triển nội dung, quản lý đo lường các chiến lược thương hiệu, là tài liệu hướng dẫn kinh nghiệm mà bạn cung cấp trên trang web. Điều gì cần thể hiện trên một trang web chiến lược?

Dưới đây là một phác thảo:

– Nó giữ các nhãn trên hồ sơ người dùng, cho phép bạn đi sâu tìm hiểu họ và những gì họ cần thiết từ trang web của bạn.
– Nó xác định rõ những lĩnh vực cần cạnh tranh.
– Nó kiểm toán những người được yêu cầu giữ tiền đặt cọc.
– Nó hoạch định chính xác những địa điểm mà website của bạn cần phải phân phối.
– Nó đưa ra con số mà bạn cần phải tính đến và làm cách nào có thể lường trước được (cả bằng đo lường ngoại tuyến và phân tích trực tuyến), dựa trên các mục đích và mục tiêu đề ra.

Tóm tắt một cách ngắn gọn, chiến lược mạng giống như là tài liệu của chủ nhân website, mang đến cho bạn những công cụ mà bạn cần để xây dựng, điều chỉnh và quản lý toàn cảnh thương hiệu trực tuyến.

Vì vậy, dừng lại và suy nghĩ về phía trước cánh cửa dẫn vào diện mạo thương hiệu của doanh nghiệp, hãy chắc rằng nó nhìn sẽ rất ổn. Nhưng quan trọng hơn, hãy chắc chắn là nó sẽ mở đường để tiếp cận với những hứa hẹn của thương hiệu và là quán quân trong việc mời gọi và giữ chân khách hàng .

Lynn Parker là đồng sáng lập của Parker Lepla, một công ty tư vấn chiến lược thương hiệu ở Seatle. Bà cũng là tác giả của The Reluctant Entrepreneur, và đồng tác giả của Integrated Branding và Brand Driven.

::

]]>
https://caia.vn/1268-website-cung-chinh-la-thuong-hieu-cua-ban/feed 0