Caia – Công ty SEO tại Hà Nội https://caia.vn SEO & Web Design Fri, 15 Sep 2023 04:14:38 +0000 vi hourly 1 Quảng cáo và các từ quan trọng https://caia.vn/5406-quang-cao-va-cac-tu-quan-trong https://caia.vn/5406-quang-cao-va-cac-tu-quan-trong#respond Sat, 17 Apr 2010 03:22:50 +0000 http://localhost:8080/caia.vn/?p=5406 Nếu bạn buộc phải đoán một từ được xem là quan trọng nhất trong quảng cáo, bạn sẽ đoán nó là gì?

Quảng cáo và các từ quan trọng 1

Nếu bạn buộc phải đoán một từ được xem là quan trọng nhất trong quảng cáo, bạn sẽ đoán nó là gì?

Nếu bạn buộc phải đoán một từ được xem là quan trọng nhất trong quảng cáo, bạn sẽ đoán nó là gì? “Miễn phí”, “đặc biệt”, “giảm giá”, “bán hàng”, “mới”, “nâng cấp”, “lớn hơn”, hay “tốt hơn”,…? Có rất nhiều từ ngữ trong quảng cáo ngày nay đánh mất ý nghĩa, bị sử dụng sai cách hay bị lạm dụng quá mức. Đó hiển nhiên không phải là lựa chọn thích hợp.

Các thuật ngữ kiểu như “sang trọng”, “độc nhất” và “hàng đầu thế giới” trở nên vô nghĩa khi được áp dụng vào mọi thứ trong những khách sạn tới các nhà hàng, quán ăn nhanh. Thậm chí bạn không thể trông cậy vào các từ “nhẹ nhàng”, “ăn kiêng” hay “ít béo” để thực tế miêu tả những gì mà một nhà hàng phục vụ.

Các nhà quảng cáo ngày nay đã đang tạo ra một thị trường quảng cáo quá cường điệu và phóng đại – nơi mà người tiêu dùng dần mất lòng tin vào lời miêu tả về các sản phẩm/dịch vụ được cung cấp trên thị trường.

Song điều đáng mừng là Internet và các trang web với sự nhấn mạnh tới yếu tố nội dung đã mang lại cho các nhà quảng cáo một cơ hội bù đắp và đưa ra nhiều thông tin ý nghĩa hơn tới các khách hàng.

Từ ngữ nào là quan trọng nhất trong quảng cáo?

Theo ý kiến của nhiều chuyên gia, có một từ ngữ khá đơn giản và vô thưởng vô phạt là “như”. “Như” là từ ngữ không mang tính miêu tả rõ nét nhưng nó sở hữu một sức mạnh nhận thức hóa mà các công ty cần tới để xây dựng đặc tính kinh doanh, để định hình tính cách nhãn hiệu và để định vị sản phẩm/dịch vụ trong tâm trí khách hàng.

Câu nói “Một trang web không có video sẽ như…” sử dụng sức mạnh của phép ẩn dụ để diễn giải làm thế nào từ “như” có thể kết tinh một ý tưởng trong tâm trí khách hàng.

Ẩn dụ, Loại suy, Câu chuyện: Những người bạn tốt nhất của các nhà quảng cáo

Phép ẩn dụ giúp giải thích các khái niệm phức tạp và các quy trình khó để hiểu bằng việc so sánh chúng với những kiến thức phổ biến, thân quen hàng ngày. Chúng ta sử dụng phép ẩn dụ hàng ngày, thậm chí đôi khi không nhận ra chúng ta đang sử dụng nó. Tôi “phi” tới văn phòng. Tôi làm việc như “trâu”. Và có một “rừng” công việc ngoài kia.

Phép ẩn dụ là hết sức thiết yếu với cách thức chúng ta giao tiếp với nhau và với thành công của các hoạt động quảng cáo và giao tiếp tiếp thị.

Phép ẩn dụ có thể được mở rộng thành phép loại suy, phép so sánh. Và các phép loại suy, phép so sánh chuyển thành các câu chuyện. Để rồi câu chuyện trở thành chiến dịch. Và một chiến dịch được phát triển theo phương thức này sẽ có nhiều cơ hội lớn nhằm đưa ra được các nội dung có ý nghĩa tới khách hàng.

Không có cách nào tốt hơn để chiến thắng sự chống đối của khách hàng bằng việc đặt sự chống đối đó vào một viễn cảnh với các câu chuyện bóng gió thích hợp.

Chiến thắng sự chống đối: Bao lâu thì quá lâu?

Một thực tế dễ thấy nhất đó là ngày càng có nhiều lời phàn nàn, kêu ca từ không ít người sử dụng web thiếu kiên nhẫn về việc họ phải mất quá nhiều thời gian để chờ đợi những thứ trên trang web. Mỗi lần Jerry Bader nghe thấy điều này từ ai đó, ông là nhớ tới câu chuyện về lần giới thiệu mới đây của sản phẩm máy ảnh nhãn hiệu Polaroid Land.

Trước khi các cửa hàng ảnh lấy ngay sử dụng công nghệ hiện đại ra đời, mọi người phải chờ đợi hàng tuần để có được các bức hình của họ tại các cửa hàng ảnh địa phương. Và thời điểm mà chiếc máy ảnh Polaroid được giới thiệu với tính năng cung cấp ảnh ngay trong 60 giây, mọi người hết sức ngạc nhiên; kỷ nguyên của sự hài lòng trong tức khắc đã được mở ra.

Câu chuyện của Jerry cũng bắt đầu từ đây. Một nhà các nhà phiêu lưu mạo hiểm quyết định đi vào sâu các khu rừng nhiệt đới ở Brazil để tìm hiểu về những người thổ dân bản xứ. Khi các nhà thám hiểm tới thăm một bộ lạc mà dường như chưa bao giờ tiếp xúc với thế giới bên ngoài, họ nhanh chóng kết thân với các thổ dân và sử dụng máy ảnh Polaroid để chụp hình. Những thổ dân rất thích thú với các bức hình họ chưa từng bao giờ được thấy trước đây, nhưng họ có một lời phàn nàn: “Tại sao phải mất nhiều thời gian như vậy để có được bức hình?”.

Vấn đề không phải ở công nghệ, vấn đề chính ở nhận thức. Cũng như những người thổ dân thấy rằng 60 giây là quá lâu để cho ra một bức ảnh thì nhiều người sử dụng web cũng nhận thức rằng internet hiện quá chậm trong khi thực tế rằng đó là một bước tiến nhảy vọt về công nghệ nơi mà bất cứ ai với một chiếc máy tính và có kết nối internet đều có thể tiếp cận thông tin từ khắp nơi trên thế giới trong một vài giây, hay tệ nhất là một hai phút.

Câu chuyện tốt hơn, giao tiếp tốt hơn

Giải pháp cho vấn đề đó là những giao tiếp tốt hơn để đảm bảo bản thân công ty và thông điệp của công ty được hiểu rõ tức thì. Những ai thực sự quan tâm tới những gì công ty đưa ra sẽ chờ đợi trang web hay video để đọc và tải về. Những gì khiến họ thất vọng đó là khi họ chờ đợi và thay vì có được các thông điệp ý nghĩa, họ lại nhận được một mớ thông tin vô nghĩa, không mấy liên quan, mang tính tự khen hay hoàn toàn không thể hiểu được.

Một thông điệp quảng cáo cho dù trên internet hay trên báo chí truyền thống đều có thể đánh mất khách hàng nếu nó khó hiểu, lộn xộn, quá phức tạp hay mang tính triết lý suông.

Các công ty cần đảm bảo những thông điệp dễ hiểu, gắn kết và đáng nhớ. Và một trong những cách thức tốt nhất để truyền tải thông điệp đó là so sánh nó với cái gì đó mà người nghe có thể liên quan tới. Chẳng hạn như: “Nó như việc dạy những đưa con của bạn một bài học cuộc sống bằng việc đọc cho chúng nghe một các câu chuyện ngụ ngôn Aesop”.

Tìm kiếm sự ẩn dụ của riêng mình

Một vài người có sở trường diễn đạt mọi thứ theo cách gây chú ý tức khắc cho người nghe, và quan trọng hơn là nó nằm sâu trong trí nhớ của mọi người. Đối với những ai thường xuyên phải giao tiếp, tiếp thị, quảng cáo hay tiến hành kinh doanh, đó là một kỹ năng cần thiết được học hỏi qua nhiều năm.

Việc tạo dựng một thông điệp quảng cáo mà mọi người sẽ xem, nhớ và làm theo lời kêu gọi đòi hỏi sự gắn kết cả về thời gian lẫn tiền bạc và các công ty sẽ muốn đảm bảo rằng nó truyền tải hiệu quả nhất thông điệp của họ. Thay vì sử dụng các phương thức truyền thống tập trung vào thông tin và đặc tính, hãy thử cái gì đó khác biệt. Hãy thử xây dựng một chiến lược dựa trên phép ẩn dụ qua đó đưa ra được đặc tính nhãn hiệu và các giá trị cảm xúc gia tăng của công ty.

Vậy phải bắt đầu từ đâu? Các công ty cần giải thoát bản thân khỏi sự cứng nhắc và trọng tâm vào các yếu tố truyền thống. Nếu việc này xem ra là điều khó để thực hiện trong suy nghĩ của một người lớn, hãy bắt đầu với các bước đi của trẻ thơ.

Tập trung vào quan niệm và nhận thức

Bất cứ chiến dịch tiếp thị nào – cho dù được thực hiện quan web video, email, quảng cáo tạp chí, quảng cáo banner, truyền hình hay truyền thanh,… – chỉ hiệu quả nếu nó tập trung vào duy nhất một thông điệp.

Tại trái tim của tất cả các quảng cáo đó là lời hứa bạn cam kết đưa ra cho các khách hàng. Không quan tâm tới việc bạn tiếp thị thông minh hay đáng nhớ như thế nào, nếu thất bại trong việc đưa ra lời hứa đó, mọi thứ chắc chắn sẽ không thể thành công.

Có một bài học từ các chính trị gia. Những ý kiến phát biểu trước đám đông của các chính trị gia là hết sức quan trọng. Các chính trị gia không thể giúp đỡ bản thân họ; họ hứa với người dân những gì người dân muốn nghe, và rồi sau đó họ thất bại trong việc thực hiện lời hứa của mình. Kết quả là mọi người mất lòng tin vào những gì các nhà chính trị nói.

Thất bại với việc đảm bảo các lời hứa rẻ nhất, tốt nhất, hay nhiều tính năng nhất không khác gì một chính trị gia hứa sẽ không có bất cứ khoản thuế mới nào cả. Rõ ràng những kiểu lời hứa như vậy sẽ là thảm hoạ tiếp thị.

Việc áp dụng phương pháp quan điểm này đòi hỏi một mức độ nhất định sự tự tin và hiểu rõ rằng công ty sẽ phải từ bỏ một cái gì đó để đón nhận một cái khác bù lại. Chẳng hạn nếu công ty đưa ra đặc tính của mình như là đồng hồ Timex giá rẻ và dễ kiếm, công ty đang từ bỏ những khách hàng tìm kiếm các đồng hồ hiệu Rolex đắt tiền và độc nhất.

Quảng cáo đáng nhớ từng xuất hiện trên truyền hình đó là vào năm 1985 với quảng cáo giới thiệu máy tính Apple Macintosh. Thông điệp quảng cáo không đề cấp bất cứ điều gì liên quan tới máy tính nhưng nó vẫn tạo dựng được một đặc tính và hình ảnh nhãn hiệu rõ nét của nhãn hiệu Apple cho tới tận ngày hôm nay.

Nếu thông điệp tiếp thị của bạn thiếu kiểu sức mạnh và đặc tính như vậy, nếu quảng cáo của bạn bị lạc lối, hay lép vế so với các đối thủ cạnh tranh, hãy nhanh chóng tìm ra một phép ẩn dụ giúp tức thì nói với các khách hàng của bạn rằng bạn là ai và tại sao họ nên quan tâm tới bạn.

Theo Kinh doanh

:tdquangcao2:

]]>
https://caia.vn/5406-quang-cao-va-cac-tu-quan-trong/feed 0
Tiếp thị đến khách hàng tiềm năng bằng ‘từ khóa thương hiệu’ https://caia.vn/1653-tiep-thi-den-khach-hang-tiem-nang-bang-tu-khoa-thuong-hieu https://caia.vn/1653-tiep-thi-den-khach-hang-tiem-nang-bang-tu-khoa-thuong-hieu#respond Wed, 31 Mar 2010 01:00:51 +0000 http://localhost:8080/caia.vn/?p=1653 Năm 2009 đánh dấu sự phát triển khách hàng tham gia mạng quảng cáo lớn nhất toàn cầu tại Việt Nam – Google. Lựa chọn quảng cáo bằng từ khóa ngày càng tăng bởi người quảng cáo có thể nhắm đến đúng đối tượng khách hàng.

Tiếp thị đến khách hàng tiềm năng bằng 'từ khóa thương hiệu' 1

Nếu bạn cung cấp máy chụp hình thì chỉ có những người có nhu cầu về máy chụp hình mới tìm tới, còn những đối tượng khác gần như sẽ không tiếp cận đến những quảng cáo này. Vì vậy, người mua quảng cáo hoàn toàn có thể loại bỏ chi phí cho những đối tượng không cần thiết.

Mở rộng thị trường thông qua khảo sát từ khóa

Trước đây, những doanh nghiệp xuất khẩu hàng ra nước ngoài thường mở rộng đối tượng khách hàng thông qua hội chợ triển lãm tại các quốc gia đó để tiếp thị trực tiếp thì nay họ đã có thể thăm dò và mở rộng thị trường ra ngoài lãnh thổ Việt Nam với chi phí rẻ hơn nhiều.

Những người có nhu cầu về một sản phẩm nào đó đều có thể sử dụng Google, Yahoo, Bing… để tìm thông tin liên quan. Công việc tiếp thị đến các khách hàng tiềm năng đó giờ đây có thể giao cho các công ty chuyên trách thực hiện.

Bà Trần Minh Hiếu, chuyên gia về Google adwords của Công ty Thị Trường Việt, cho biết: “Hiện tại các công ty xuất khẩu đã dần tìm đến với dịch vụ quảng cáo trên Google bởi tính ưu việt. Các doanh nghiệp muốn đưa quảng cáo của mình đến đúng vùng địa lý họ chọn lựa, như vậy vừa tập trung vừa đánh giá được hiệu quả”.

Ngoài ra, nhờ các công cụ này, doanh nghiệp có thể tham khảo được quốc gia nào đang có nhu cầu tìm hiểu sản phẩm mà mình cung cấp. Thông qua đó, họ có thể định hướng phát triển ra những thị trường tiềm năng.

Đối với những nhà cung cấp sản phẩm đặc thù ở phân khúc thị trường hẹp, việc quảng bá thông qua Google còn đặc biệt tiết kiệm và hiệu quả cao hơn loại hình tiếp thị khác.

Công ty Rosee, chuyên cung cấp lụa, Linen, vải nhung… ra thị trường nước ngoài, đã sử dụng dịch vụ của Google, thông qua các bảng phân tích về ngành hàng, nhu cầu của một số vùng lãnh thổ. Rosee nhận thấy sản phẩm của mình tăng cao tại một số quốc gia thuộc khu vực Trung Đông trong khi những nhà nhập khẩu chính trước đây tại Australia lại giảm đáng kể. Qua đó công ty định hướng tiếp thị đến thị trường này và mang lại một số thành công nhất định.

Có thông tin về tỷ lệ tìm kiếm một sản phẩm tại các quốc gia, từ đó, doanh nghiệp có thể định hướng quảng bá sản phẩm đến những nơi có nhu cầu cao hoặc tìm hiểu ở thị trường khác.

Điều chỉnh nội dung tiếp thị để định hướng nhu cầu

Tình hình kinh tế khó khăn chung dẫn đến việc điều chỉnh lại định hướng chiến lược tiếp cận đến nhóm đối tượng khách hàng tiềm năng khác là điều tất yếu và công việc này cũng được thực hiện dễ dàng hơn trước.

Một số công ty sử dụng một số chiến dịch quảng cáo thông qua Google để xác định lại nhu cầu của khách hàng tiềm năng. Những sản phẩm trước đây chỉ marketing cho nhóm doanh nghiệp hoặc những cơ sở lớn thì nay dùng công cụ từ khóa để tìm hiểu xem người tiêu dùng cá nhân có nhu cầu cao hay không đã trở nên dễ dàng.

Đối với những thông tin đòi hỏi độ chính xác tương đối thì chi phí bỏ ra cho đợt khảo sát thường thấp hơn nhiều so với việc thuê công ty khảo sát thị trường thực hiện công việc tương tự, đó là chưa kể nếu bạn cần những thông số ở nhiều quốc gia mà kết quả lại nhanh chóng. Từ đó, nhà cung cấp sẽ có những điều chỉnh thích hợp với thị trường.

::

]]>
https://caia.vn/1653-tiep-thi-den-khach-hang-tiem-nang-bang-tu-khoa-thuong-hieu/feed 0
Tám lỗi nghiên cứu từ khóa đang làm bạn tốn tiền https://caia.vn/741-tam-loi-nghien-cuu-tu-khoa-dang-lam-ban-ton-tien https://caia.vn/741-tam-loi-nghien-cuu-tu-khoa-dang-lam-ban-ton-tien#respond Wed, 17 Mar 2010 01:15:55 +0000 http://localhost:8080/caia.vn/?p=741 Một trong những lý do khiến tiếp thị tìm kiếm trở nên quá hiệu quả đó là nó chuyển được thông tin về các sản phẩm và dịch vụ tới những người đang tích cực tìm kiếm chúng. Những người đó nhập những cụm từ tìm kiếm vào trong một công cụ hỗ trợ tìm kiếm và công cụ đó sẽ cung cấp các trang web cũng như những quảng cáo có liên quan tới những cụm từ đó. Sự sắp xếp này rất có lợi cho người sử dụng do họ được cung cấp cái họ muốn đồng thời có thể đem lại lợi nhuận cho công ty đang bán những hàng hóa đó bởi các sản phẩm của họ đều được đưa ra trước những người mua hàng có chủ đích vì vậy mà tiềm năng bán được hàng là khá cao.

Tám lỗi nghiên cứu từ khóa đang làm bạn tốn tiền 1

Thành công của tiếp thị nghiên cứu phụ thuộc vào việc liệu những từ khóa mà người tìm kiếm nhập vào trong hộp thoại truy vấn có phù hợp với những từ khóa mà công ty đó vừa nhắm tới theo các chiến dịch trực tuyến của họ hay không. Nếu công ty bán hàng đó xác định được hợp lý các từ khóa mà một người tìm kiếm có thể sử dụng để tìm các sản phẩm thì sau đó là cơ hội tốt cho một cuộc mua bán sẽ xảy ra.

Quy trình nhận dạng các từ khóa được thực hiện bằng những cái bẫy mà có thể làm giảm tính hiệu quả của các chiến dịch trực tuyến. Dưới đây là tám lỗi phổ biến các công ty thường gây ra trong việc lựa chọn những từ khóa cho các chiến dịch của họ.

1.Nhắm vào những từ khóa mà mọi người không bao giờ sử dụng

Bạn không phải tìm đâu xa trên trang web để tìm những cụm từ các công ty nhắm tới mà những người truy cập nhập chẳng bao giờ nhập vào một công cụ hỗ trợ tìm kiếm.

Có một số cách làm cho lỗi này có thể tự hiện ra. Nhưng cách phổ biến nhất là khi một công ty chọn những từ khóa từ chuyên ngành nội bộ mà họ chỉ sử dụng trong phạm vi công ty trong khi  lại hoàn toàn xa lạ với thế giới bên ngoài.

Thậm chí hầu hết những người tỉnh táo như chúng ta cũng có thể bị rơi vào cái bẫy này. Đó là do chúng ta thường sử dụng những từ ngữ này hàng ngày trong vốn từ ngữ của mình, vì thế chúng đã ăn sâu vào suy nghĩ của chúng ta đến nỗi chúng ta quên mất thực tế rằng những người khác không hề quen với những ngôn từ đầy tính tập thể nội bộ này. Và trong nhiều trường hợp công ty còn đang phải trải qua một dạng “cận thị”, nghĩa là họ quá quen với những sản phẩm tới mức họ không nhận thấy rằng những người khác có thể dùng tên khác để gọi những sản phẩm đó.

Một hoàn cảnh khác đó là những từ khóa tối nghĩa được nhắm tới làm cho nó trở nên mờ mịt hơn. Mặc dù hầu hết những công ty tiếp thị tìm kiếm đều trung thực và chỉ muốn tốt nhất cho các khách hàng thế nhưng vẫn có một số hãng sử dụng tối ưu hóa công cụ hỗ trợ tìm kiếm (Search Engine Optimization – SEO) thiếu trung thực chủ ý chọn những cụm từ khóa rất khó hiểu đến mức họ có thể đảm bảo việc xếp hạng dựa vào những cụm từ đó. Căn bản là những từ khóa tối nghĩa thường ít bị cạnh tranh nên hãng sử dụng SEO đều có thể dễ dàng chiến thắng các đối thủ của mình.

Họ nói với khách hàng rằng: “chúng tôi sẽ nhận ra bạn nếu bạn xếp hạng cho cụm từ X” – và thường cụm từ mới nghe có vẻ hay. Còn người khách hàng tin tưởng đã đồng ý chọn cụm từ đó mà không nhận ra rằng cụm từ đó sẽ không bao giờ nhận được bất kỳ lưu lượng truy cập hoặc mang lại những cuộc trao đổi nào.

Các chuông báo động thường bị biến mất trong suy nghĩ của bạn nếu hãng SEO của bạn luôn khẳng định có sự đảm bảo. Vì vậy, hãy yêu cầu hàng loạt các từ khóa phổ biến mà họ đang lựa chọn, kiểm tra những từ khóa theo kiểu thanh toán theo lần nhấp chuột (Pay Per Click – PPC) để có được dữ liệu thực hiện thực tế, sau đó hãy quyết định xem liệu từ khóa đó có đáng để tiếp tục sử dụng trong tiếp thị có hệ thống hay không.

2.Lúng túng giữa tính phổ biến với tính phù hợp của từ khóa

Các công cụ từ khóa chuyên nghiệp như KeywordDiscovery và WordTracker đều là những công cụ nổi tiếng trong việc chuyển sự thấu hiểu thành lưu lượng truy cập tiềm năng của những cụm từ tìm kiếm. Đây là thông tin hữu ích khá quan trọng mà đôi khi nó được coi như một tiêu chuẩn để phân tán được tỷ lệ. Những sự cân nhắc khác như tính thích hợp, mục đích người sử dụng và cả tính cạnh tranh của một cụm từ cũng hay bị bỏ qua.

Điều phải luôn ghi nhớ đó là nhiều cụm từ phổ biến cũng mang tính cạnh tranh cực cao khiến những cụm từ phổ biến sáng giá đó trở thành một lựa chọn tốn kém. Giá bỏ thầu PPC sẽ cao hơn và viêc đạt được một vị trí hệ thống cao sẽ đòi hỏi nhiều sản phẩm hơn bởi ngày càng nhiều đối thủ cạnh tranh đều nhắm vào cụm từ đó. Một phương pháp dự phòng, đặc biệt đối với một doanh nghiệp nhỏ muốn theo đuổi nhiều hướng, là những cụm từ càng liên quan thì càng ít phổ biến, nhưng lại trở thành những lựa chọn tốt hơn do họ biết chuyển đổi tốt hơn.

3. Không xem xét kỹ mục đích người sử dụng trong sự lựa chọn từ khóa

Việc lựa chọn những từ khóa tốt đòi hỏi khả năng nắm bắt được suy nghĩa của người sử dụng để biết được họ muốn cái gì và khi nào thì nhập vào cụm từ đó.

Cụm từ mà một người sử dụng nhập vào phải khá thích hợp với trạng thái suy nghĩ của người sử dụng và nơi họ tham gia vào quy trình mua hàng. Lấy ví dụ như qua cụm từ tìm kiếm về “car reviews” (xem qua xe hơi) có thể chỉ ra rằng người tìm kiếm đó đang ở trong quá trình tìm kiếm và đang có ý định so sánh mặt hàng đặt mua. Tương tự thế nếu một người tìm kiếm nhập vào “fast auto financing” (mua xe nhanh) thì rõ ràng là anh ta thực sự muốn mua xe ngay bởi anh ta cần một chiếc xe đời mới để đi chơi cuối tuần.

4. Chọn những từ khóa chỉ độc một từ

Thật hiếm khi những cơ hội dành cho chỉ độc một từ lại là một lựa chọn tốt cũng như điều này chỉ xảy ra chủ yếu ở những trang có tiềm năng lớn. Nếu bạn là Maytag thì từ khóa đơn “washer” (máy giặt) lại có thể rất hay. Tuy nhiên, đối với hầu hết các trang web thì những từ khóa chỉ độc một từ thường mang tính cạnh tranh rất cao và khá tốn kém bởi chúng không chỉ  trở nên quá chung, quá cạnh tranh mà còn khó thực hiện tốt.

5. Từ khóa gây nhầm lẫn

Điều này đòi hỏi phải cẩn thận khi lựa chọn các từ khóa nhằm chắc chắn rằng bạn chọn những cụm từ không vô tình mâu thuẫn với những ngành nghề liên quan. Lấy ví dụ như hãy xem xét cụm từ “mobile marketing” (tiếp thị di động). Điều này có thể vô tình khiến việc quảng cáo của một công ty bán những tấm bảng thông báo di động cạnh tranh với một công ty bán những thiết bị di động. Vậy nên việc lựa chọn từ khóa cẩn thận có thể giúp ngăn chặn được sự nhầm lẫn này.

6. Không cân nhắc về sự cạnh tranh

Nhiều công ty gần như nhắm mắt chọn các từ khóa và không chịu dừng lại xem xét tình hình cạnh tranh chung của từ khóa đó trên web. Hãy nhập cụm từ định chọn vào một hộp thoại truy vấn trên một công cụ hỗ trợ tìm và hãy xem một lượt những trang web đang xếp hạng cho nó. Chúng có đuôi mở rộng là .gov hay .edu không? Hãy kiểm tra xem chúng được tối ưu ra sao. Hãy so sánh những liên kết ngược của những trang đang xếp hạng cho trang web của bạn. Nếu bạn muốn xếp hạng, bạn cần phải bỏ ngay cái mà các trang web khác đang làm. Hãy chọn các đối tác một cách cẩn thận: liệu bạn có thể thực sự cố gắng theo đuổi cụm từ này không?

7. Thiếu xem lại những từ khóa một cách định kỳ

Ngôn ngữ không đứng yên. Những từ ngữ mới luôn thêm vào vốn từ của mọi người và những từ ngữ khác luôn được đem ra dùng. Việc xem qua những diễn đàn và cả những blog nơi mọi người đang tranh luận về các sản phẩm như của bạn là một cách rất hay để thấy được những cụm từ mới. Wordspy.com là một công cụ miễn phí được ưa thích trong việc học những thành ngữ mới.

Việc xem lại danh sách từ khóa một cách định kỳ là vô cùng quan trọng vì như thế bạn có thể biết liệu bạn có bỏ sót cụm từ nào không hoặc những cụm từ nào mới hoặc được dùng phổ biến hơn.

Một lý do khá hay nữa để xem lại các từ khóa đó là nó thể hiện tính thẩm tra sát sao hơn bởi bạn có thể thấy được những từ khóa không phù hợp đang không thực hiện tốt và làm bạn tốn tiền. Có thể, khi bạn tạo ra sự lựa chọn từ khóa đầu tiên, bạn mới chỉ giới hạn dữ liệu mà dựa vào đó để bạn đưa ra quyết định của mình. Vậy nên, việc xem lại những từ khóa của mình khi bạn hướng vào dữ liệu đang thực hiện có thể giúp bạn tìm thấy được những lựa chọn phù hợp hơn cho mình.

8. Không phân bổ được đủ tài nguyên và thời gian để thực hiện việc tìm kiếm từ khóa hay

Hầu hết tất cả việc tiếp thị tìm kiếm đều có cơ sở của nó trong những từ khóa. Những từ bạn mua theo PPC, những từ bạn nhắm tới vào hệ thống, những từ bạn tập trung vào trong hình ảnh và video của mình, tất cả những điều đó đều phụ thuộc vào việc tạo ra được những lựa chọn từ khóa hay từ trước. Mà điều này luôn cần có thời gian và tài nguyên để thực hiện được việc tìm kiếm từ khóa thích hợp.

Nếu bạn đang xây một tòa nhà, bạn phải cần đo đạc để khẳng định rằng nền móng của bạn chắc chắn. Điều này cũng giống như quy trình tìm kiếm từ khóa. Thật không may về điều xảy ra ở nhiều công ty, đó là họ vội vàng trong quy trình tìm từ khóa và không phân bổ được tài nguyên hoặc thời gian để làm điều đó cho tốt. Thế nên nó dẫn tới những lựa chọn từ khóa dở ẹc và lãng phí rất nhiều tiền của công ty trong khi lại mất khá nhiều thời gian.

Một chiến lược tốt hơn đó là hãy sử dụng đúng thời gian vào đúng lúc để thực hiện dự án cho tốt. Một quy trình tìm từ khóa tốt là một trong những khoản đầu tư tốt nhất mà một công ty có thể làm. Hãy dành ra vài phút mỗi ngày và xem lại các danh sách từ khóa của bạn. Những thay đổi đều tiết kiệm cho chính bạn và cả công ty của bạn rất nhiều tiền cũng như nâng cao được vị trí của bạn trong các chiến dịch tìm kiếm bằng cách đơn giản là cải thiện vốn từ khóa mà thôi.

::

]]>
https://caia.vn/741-tam-loi-nghien-cuu-tu-khoa-dang-lam-ban-ton-tien/feed 0