Caia – Công ty SEO tại Hà Nội https://caia.vn SEO & Web Design Fri, 15 Sep 2023 03:43:35 +0000 vi hourly 1 Quảng cáo bằng phim ngắn như thế nào là hiệu quả? https://caia.vn/15913-quang-cao-tren-truyen-hinh-the-nao-la-hieu-qua https://caia.vn/15913-quang-cao-tren-truyen-hinh-the-nao-la-hieu-qua#respond Thu, 31 Mar 2011 08:38:59 +0000 http://localhost:8080/caia.vn/?p=15913 Một đoạn phim quảng cáo có thật sự hiệu quả với thời lượng chỉ mấy chục giây?Theo ông Richard Burrage, Giám đốc điều hành công ty Nghiên cứu Thị trường Cimigo, các mẫu quảng cáo như thương hiệu dầu ăn ở trên không phải là hiếm. Thông thưởng, để gây ấn tượng và lấy được cảm tình cửa người tiêu dùng, một phim quảng cáo thường hướng đến bốn thông điệp sau: lợi ích cảm tính, lợi ích lý tính, lợi ích của người tiêu dùng và lý do để tin tưởng.

Quảng cáo bằng phim ngắn như thế nào là hiệu quả? 1

Nhạc hiệu báo chương trình quảng cáo vừa vang lên, trên màn hình tivi hiện ra cảnh một người phụ nữ vui vẻ chuẩn bị bữa ăn cho gia đình trong niềm han hoan của con trẻ, xen vào đó là cảnh một đôi nam nữ đang chạy bộ, nối liền những hình ảnh chi tiết về tính năng sản phẩm và kết thúc là cảnh cả nhà quay quần ăn mâm cơm cùng câu slogan “Để có một trái tim khỏe”. Tất cả những điều đó lướt nhanh trong một ấn phim quảng cáo 30 giây và chẳng kịp đọng lại trong lòng người xem chút gì.
45% quảng cáo là lãng phí

Theo ông Richard Burrage, Giám đốc điều hành công ty Nghiên cứu Thị trường Cimigo, các mẫu quảng cáo như thương hiệu dầu ăn ở trên không phải là hiếm. Thông thưởng, để gây ấn tượng và lấy được cảm tình cửa người tiêu dùng, một phim quảng cáo thường hướng đến bốn thông điệp sau: lợi ích cảm tính, lợi ích lý tính, lợi ích của người tiêu dùng và lý do để tin tưởng.Tuy nhiên, với thời lượng 30 giây, thường chỉ những quảng cáo tập trung truyền đạt một thông điệp nhất định mới có cơ hội đọng lại trong lòng người tiêu dùng. Nhiều thương hiệu vì quá tham lam nên đã nhồi nhét tất cả những thông điệp đó trong một đoạn phim quảng cáo theo kiểu (Càng nhiều càng tốt’. Kết quả là họ nói nhiều thứ nhưng người tiêu dùng không biết họ muốn nói cái gì và cũng chẳng nhớ được gì về thông điệp cũng như thương hiệu.

Điều này khiến 45% ngân sách dành cho quảng cáo đã “trôi sông đổ bể” , và theo ước đoán của Cimigo, với tình trạng này quảng cáo sẽ lãng phí 310 triệu USD trong năm 2009. Lúc còn ăn nên làm ra, có thể người ta sẽ phóng khoáng và rộng rãi trong các cuộc thử nghiệm. Nhưng trong thời buổi kinh tế khủng hoảng, ai cũng hiểu muốn tồn tại thì bỏ ra một phải thu được gấp mười, gần trăm lần, và lãng phí quả là từ khó có thể chấp nhận.
Tối đa hóa hiệu quả quảng cáo

Năm 2009, nền kinh tế được dự báo là tăng trưởng thấp nhất trong vòng một thập kỷ qua đã làm thay đổi nhiều nguyên tắc tiếp thị. Trong đó, đáng chú ý là các nhà tiếp thị sẽ chuyển trọng tâm từ việc phát triển ngành hàng sang phát triển thị phần và đặc biệt, việc phát triển doanh số vốn được xem là ưu tiên hàng đầu thì giờ sẽ nhường lại tho tỷ suất lợi nhuận trên vốn đầu tư (ROI).

Theo ông Roopam Gam, Giám đốc Điều hành Tập đoàn Truyền thông Zenith Optimedia và Starcommediavest, để cải thiện mức hiệu quả đầu tư (ROI) trong quảng cáo, trước tiên là phải truyền tải thông điệp đến đúng đối tượng. Muốn vậy phải có bước phân tích đối tượng tiếp nhận một cách rõ ràng và khoa học.

Nghiên cứu của Cimigo cho thấy, trẻ em, thiếu niên và nhân viên văn phòng là những người tiếp nhận quảng cáo một cách nhanh nhạy nhất.

Quảng cáo bằng phim ngắn như thế nào là hiệu quả? 2

Với giới trẻ thành thị – luôn đi tiên phong trong việc tạo ra các xu hướng mới thì những giá trị cảm tính được trừu tượng hóa theo kiểu khẳng định cái tôi, cá tính và phong cách sống mới gây được ấn tượng mạnh mé. Tuy nhiên, khi hướng đến khách hàng mục tiêu là giới trẻ nông thôn thì cần phải đơn giản, dễ hiểu hơn và nhấn mạnh vào lợi ích lý tính cũng như tâm lý xã hội của đối tượng này. Tương tự, đối với nhóm nhân viên văn phòng hay những người nội trợ tại các đô thị thì chú trọng đen lợi ích của tiêu dùng còn với giới công nhân hay những người nội trợ ở nông thôn lại cần nhấn mạnh đến đặc tính của sản phẩm, thuộc tính cạnh tranh và những lợi ích về lý tính.

Bên cạnh việc xác định đúng đối tượng tiếp nhận, ông Ralf Matthaes, Giám đốc Điều hành Công ty Nghiên cứu Thị trường TNS Việt Nam còn nhan mạnh các nhãn hàng nên ưu tiên những phân khúc thị trường có giá trị cảm nhận cao hơn và tập trung vào người tiêu dùng có giá trị cao nhất. Thực tế, những người trong nhóm từ 15-24 tuổi có thể tạo ra hiệu ứng gấp đôi nhóm từ 25-29 tuổi. Ông Ralf Matthaes cũng lưu ý đến việc chuyển đối thông điệp cho phù hợp với tâm trạng của người tiêu dùng trong hoàn cảnh mới. Khủng hoảng kinh tế đã làm cho nhiều người mất nhà cửa, công ăn việc làm và những điều quan trọng nhất đối với họ, các thương hiệu cần phải thau hiểu và thông cảm nhưng đừng làm cho nó nặng nề hơn mà hãy tạo ra những thông điệp tích cực mang đến niềm vui và hy vọng.

Ngoài ra, theo ông Roopam Gam, để cải thiện mức hiệu quả đầu tư, các công ty cần phải tối ưu hóa các kế hoạch truyền thông thực tế trên ti vi qua nhiều ngành hàng và đối tượng khác nhau. Hiện nay có khá nhiều công ty chỉ lao bảng giá mà không áp dụng bất kỳ hình thức chiết khấu nào, trong khi họ có thể tiết kiệm ít nhất 40% chi phí từ việc chọn kênh truyền thông được khán giả đánh giá cao và áp dụng chương trình giảm giá của các đại lý quảng cáo. Đồng thời, tối ưu hoá chương trình truyền thông dựa trên sự phối hợp giữa báo chí và tivi trong các tháng để đạt được chỉ số thương hiệu tốt hơn cũng như phân loại ưu tiên thị trường trên cơ sở 64 tỉnh thành, tập trung vào nhóm khách hàng có mức tiêu thụ cao để đạt được ROI tốt hơn.

Trong thực tế, 20 thị trường lớn nhất chiếm lĩnh 70% doanh số bán lẻ, vì thế khi nâng cao doanh số ở những thị trường có mức độ tiêu thụ cao này sẽ dẫn đến việc gia tang ROI. Bên cạnh đó, các nhãn hàng cũng cần cân nhắc nên ưu tiên ngân sách cho các chiến dịch above the line hay below the line, hình thức nào là phù hợp nhất với tình trạng hiện tại của doanh nghiệp và có sức ảnh hưởng cao nhất đối với việc liên kết và trải nghiệm thương hiệu. Quan trọng nhất là tập trung vào điểm mạnh của thương hiệu, bảo toàn chất lượng và đem lại nhiều lợi ích hơn cho người tiêu dùng như sự tiện lợi khi mua sắm cũng như đóng một vai trò nhất định trong cuộc sống của họ vì giai đoạn này người ta sẵn sàng cắt giảm những thứ mà họ cho là không cần thiết.

theo vnbrand.net

]]>
https://caia.vn/15913-quang-cao-tren-truyen-hinh-the-nao-la-hieu-qua/feed 0
Quảng cáo bằng phim-hình thức quảng cáo hiệu quả ? https://caia.vn/15886-chien-luoc-kinh-doanh-hieu-qua-phim-quang-cao https://caia.vn/15886-chien-luoc-kinh-doanh-hieu-qua-phim-quang-cao#respond Wed, 30 Mar 2011 04:41:19 +0000 http://localhost:8080/caia.vn/?p=15886 Anh Thái Hoàng – phụ trách khách hàng ở một công ty truyền thông ở Hà Nội cũng tiết lộ: “Tâm lý của các doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn tin tưởng truyền hình lắm. Cứ được lên truyền hình là họ thích rồi nên họ rất sẵn sàng chi tiền. Hơn nữa, một thông điệp bằng video bao giờ cũng dễ hiểu hơn một trang văn bản. Ở giai đoạn này, quảng cáo truyền hình ở Việt Nam vẫn là “miếng bánh” còn thơm ngon lắm”.
Trong thời đại truyền thông đa phương tiện, quảng cáo truyền hình đang dần bị lu mờ? Phim quảng cáo có còn là lựa chọn khôn ngoan của các doanh nghiệp muốn chiếm lĩnh thị trường?’Phim quảng cáo có thể đã bước vào giai đoạn thoái trào, nhưng đó là câu chuyện của thị trường quảng cáo quốc tế chứ không phải Việt Nam’. Độc đáo về ý tưởng, sống động về diễn xuất, hoành tráng về kinh phí thực hiện, các phim quảng cáo đang được công chúng thưởng thức như một sản phẩm nghệ thuật.quảng cáo bằng phimm - hình thức quảng cáo hiệu quả

Phim quảng cáo = phim ngắn nghệ thuật

Phổ biến nhất hiện nay là các phim quảng cáo có độ dài 30 giây. Khoảng thời gian quá ngắn khi so với một bộ phim nhưng thực chất thì phim quảng cáo cũng chính là phim ngắn hay nói đúng hơn thì nó là một hình thức đặc biệt của điện ảnh.

Thời gian gần đây, những người làm phim quảng cáo Việt Nam đã thấm thía hơn bản chất của phim quảng cáo. Vì vậy, clip quảng cáo ấn tượng xuất hiện trên truyền hình ngày càng nhiều hơn. Chẳng hạn, clip quảng cáo sữa Izzi với những hình ảnh ngộ nghĩnh, màu sắc rực rỡ, giai điệu rộn ràng rất hợp tâm lý trẻ thơ đã nhanh chóng gây được ấn tượng mạnh mẽ với công chúng.

Cứ đến giờ phát quảng cáo đó, các cô cậu nhóc dù đang làm việc gì cũng vội vã chạy tới trước màn hình. Các dịch vụ SMS sử dụng bản nhạc đó làm nhạc chuông điện thoại để kinh doanh. Bởi thế, đi đến đâu cũng nghe thấy giai điệu ấy rộn ràng.

Không chỉ khai thác nhạc hay, các đoạn quảng cáo còn tận dụng sức mạnh của điện ảnh để thu hút sự chú ý của khán giả. Chọn đúng thời điểm phim “Die Hard 4” ra mắt, một hãng dầu gội dành cho nam giới tung ra quảng cáo mô phỏng nội dung phim. Chỉ 30 giây mà clip qiảng cáo đó có đủ cảnh đánh đấm mạo hiểm cho đến tình yêu lâm ly, cuốn hút người xem.

Những quảng cáo như trên được xếp vào loại thành công vì thu hút được sự quan tâm của công chúng. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc khắc họa được thương hiệu trong đầu họ. Nguyên nhân cội rễ của thành công đó nằm ở sức sáng tạo và khả năng bắt trúng tâm lý người tiêu dùng cũng như sự nhạy bén thời cuộc của ê kíp thực hiện.

Khác biệt, cuốn hút, đề cao sức sáng tạo, các clip quảng cáo xứng đáng được coi là một tác phẩm nghệ thuật.

Đằng sau 30 giây quảng cáo

Nhưng ít ai biết rằng để có được 30 giây quảng cáo ngắn ngủi ấy, ê kíp thực hiện phải đầu tư thời gian, công sức, chi phí và đôi khi số lượng người tham gia làm phim tương đương như khi thực hiện một bộ phim dài.

Để có được 30 giây quảng cáo “anh hùng cứu mỹ nhân” mô phỏng phim “Die Hard 4” nói trên, đơn vị đặt hàng phải bỏ tới 70.000 USD. Cá biệt như hãng bia Tiger cách đây ít năm đã tiêu 1 triệu USD cho phim quảng cáo “The Quest”.

Tại sao chi phí cho phim quảng cáo lại đắt cắt cổ vậy? Xin thưa, để có 30 giây quảng cáo thực sự đẳng cấp, phải qua rất nhiều khâu mà khâu nào cũng hết sức khó khăn.

Khâu đầu tiên là gặp gỡ khách hàng, trao đổi thông tin để tìm ý tưởng. Có thể nói đây chính là khâu khởi đầu của thành công hoặc khởi đầu của thất bại. Không có một ý tưởng tốt thì dù đổ vào bao nhiêu tiền, clip quảng cáo cũng không thể thành công.

Khi có ý tưởng phù hợp, những người thực hiện sẽ xây dựng concept (khái niệm), story board (kịch bản) và tuyển chọn diễn viên; sau đó mới đến phần ghi hình và làm hậu kỳ.

Thường thì ê kíp thực hiện phải mất khoảng 20 ngày cho một phim quảng cáo đơn giản; còn các phim đòi hỏi tính kỹ thuật, mỹ thuật cao thì thời gian thực hiện còn cao hơn và đương nhiên là chi phí cũng cao hơn rất nhiều.

Có những scene (cảnh) chỉ dài 2 giây nhưng phải quay cả trăm đúp, kéo dài trong 1-2 ngày vẫn chưa đạt yêu cầu. Những lúc như vậy, cả ê kíp vừa mệt, vừa bức xúc.

Về lý thuyết, diễn viên đóng quảng cáo không cần phải là người nổi tiếng. Chỉ cần ngoại hình đẹp, diễn xuất tốt là đã có thể trở thành ứng viên sáng giá. Tuy nhiên, do các thương hiệu lớn luôn đưa ra những yêu cầu khắt khe về người đại diện cho hình ảnh sản phẩm của mình nên những ngôi sao nổi tiếng được mời đóng phim quảng cáo nhiều hơn.

Nhưng sự có mặt của các ngôi sao trong quảng cáo cũng đồng nghĩa với việc chi phí thực hiện clip đội lên rất nhiều bởi cát xê cho sao có thể lên tới hàng trăm triệu đồng. Trong khi đó những diễn viên không chuyên được chọn đóng quảng cáo thì thù lao chỉ ở mức vài triệu đồng, thậm chí là vài trăm ngàn đồng cho một vai diễn phụ.

Đối với các đạo diễn và quay phim, tuy việc làm clip quảng cáo không đem lại cho họ nhiều danh tiếng nhưng chẳng mấy người lại không ham làm phim quảng cáo. Bởi một hợp đồng làm phim quảng cáo cho các hãng sản xuất lớn thường đem lại cho họ doanh thu bằng đi làm phim truyện cả năm.

Đặc biệt, do đặc trưng clip quảng cáo là những phim cực ngắn, việc truyền tải hết ý tưởng trong khoảng thời gian chỉ tính bằng giây là hết sức khó khăn nên những clip này đòi hỏi được thực hiện bởi những đạo diễn, quay phim có tay nghề lão luyện nhất. Chính vì thế, hầu hết những đạo diễn, quay phim lành nghề nhất đều đầu quân cho đội ngũ này.

Tuy nhiên, phải khẳng định rằng việc làm clip quảng cáo ở nước ta còn lâu mới đạt tới trình độ chuyên nghiệp bởi việc làm hậu kỳ vẫn phải trông cậy rất nhiều vào công nghệ ở nước ngoài.

Chẳng hạn trong các quảng cáo sản phẩm dầu gội đầu, mái tóc đen óng mượt như nhung đều được tô, chuốt tỉ mỉ từng sợi trên máy tính. Hay màu sắc rực rỡ, xanh ngắt của bầu trời, tối sẫm của màn đêm đều phải nhờ đến kỹ xảo.

Tuy hiện nay tại Việt Nam, đội ngũ kỹ thuật hậu kỳ đã được trang bị những thiết bị tương đối hiện đại nhưng tay nghề còn non nên chỉ làm được những quảng cáo đơn giản. Tất cả những clip đòi hỏi chất lượng cao đều phải đưa ra nước ngoài (đa phần là đưa sang Thái Lan) để làm hậu kỳ thì mới đáp ứng được yêu cầu của khách hàng. Tất nhiên, đưa clip đi làm hậu kỳ ở nước ngoài cũng có nghĩa là chi phí đắt đỏ hơn rất nhiều.

Tất nhiên không có ngân sách cố định nào dành cho một phim quảng cáo. 100.000 USD cũng đủ để làm một bộ phim quảng cáo, mà 5 – 10 triệu USD cũng có thể chỉ đủ đề làm một clip 30 giây. Bởi số tiền bỏ ra phải tương ứng với quy mô và yêu cầu mà khách hàng đặt ra cho ê kíp thực hiện.

Tương lai còn rạng rỡ…

Tất cả các chủ thương hiệu đều muốn phim quảng cáo của mình phải thật ấn tượng để khi vừa phát sóng là lập tức “hớp hồn” người xem, không lẫn với bất cứ phim quảng cáo nào khác. Bởi sự khác biệt của quảng cáo chính là chìa khoá đánh thức sự chú ý của người xem – đối tượng mà doanh nghiệp hướng tới.

Nhưng nhiều nhà nghiên cứu hiện nay lại cho rằng quảng cáo đã mất đi sức mạnh thực sự của nó. Theo thông tin chưa chính thức, ước tính ở Việt Nam có hơn 3.000 phim quảng cáo/năm, tức mỗi ngày người xem truyền hình được “thưởng thức” gần 10 phim quảng cáo.

Một thống kê khác cho thấy, mỗi đợt quảng cáo chen giữa chương trình truyền hình có thể xuất hiện đến gần 20 mẩu quảng cáo. Trong khi đó, mỗi đoạn quảng cáo chỉ kéo dài 30 giây. Do đó, rất khó để định vị được thương hiệu trong tâm tưởng công chúng.

Nhà chiến lược nổi tiếng về tiếp thị của Mỹ, Giáo sư Al Ries đã viết trong cuốn “Quảng cáo thoái vị và PR lên ngôi” (The Fall of advertising anh the Rise of PR): “Cách mà người ta nhìn quảng cáo bây giờ chẳng khác gì cách họ đọc một cuốn tiểu thuyết hay xem một chương trình biểu diễn trên truyền hình. Họ quan tâm đến các nhân vật, các tình huống, các âm mưu mà không mảy may có động cơ sẽ có hành động gì để đóng góp vào đó, kể cả mua sản phẩm. Đó chỉ là nghệ thuật”

Al Ries cũng cho rằng, với việc phim quảng cáo ngày càng tiến gần đến nghệ thuật, mục tiêu thúc đẩy doanh số bán hàng của doanh nghiệp nhờ quảng cáo sẽ không như mong muốn. Do đó thời của quảng cáo đã hết.

Thế nhưng, đó chưa phải là thực tế của ngành quảng cáo Việt Nam. Từng ngày từng giờ, các quảng cáo vẫn liên tiếp xuất hiện trên sóng truyền hình. Với mức giá vài chục triệu đồng cho một lần phát sóng 30 giây quảng cáo, các thương hiệu lớn vẫn sẵn sàng chấp nhận. Bởi khi đoạn quảng cáo thực sự hấp dẫn, khán giả sẽ nhớ đến thương hiệu một cách tự nhiên.

Giải thích về thực tế này, một chuyên gia kinh tế cho biết: “Phim quảng cáo có thể đã bước vào giai đoạn thoái trào, nhưng đó là câu chuyện của thị trường quảng cáo quốc tế chứ không phải Việt Nam. Nguyên do là ở những thị trường lớn như Mỹ, Anh, Đức…, các phương tiện quảng bá phát triển với tốc độ chóng mặt, các loại hình quảng cáo mới liên tục được khai phá với công nghệ ngày càng hiện đại hơn, chi phí cũng thấp hơn. Chính vì vậy, clip quảng cáo phải nhường bớt một phần “lãnh địa” là chuyện tất yếu.

Trong khi đó, ngành quảng cáo ở Việt Nam mới bước qua giai đoạn khởi đầu. Ở giai đoạn này, phim quảng cáo vẫn là phương thức quảng bá thống trị. Thời điểm quảng cáo truyền hình thoái vị ở Việt Nam vẫn còn xa lắm.”

Anh Thái Hoàng – phụ trách khách hàng ở một công ty truyền thông ở Hà Nội cũng tiết lộ: “Tâm lý của các doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn tin tưởng truyền hình lắm. Cứ được lên truyền hình là họ thích rồi nên họ rất sẵn sàng chi tiền. Hơn nữa, một thông điệp bằng video bao giờ cũng dễ hiểu hơn một trang văn bản. Ở giai đoạn này, quảng cáo truyền hình ở Việt Nam vẫn là “miếng bánh” còn thơm ngon lắm”.

Với những lý do đó, quảng cáo truyền hình không thể thoái trào. Nó đã và sẽ vẫn là một phương tiện quan trọng, cầu nối công chúng với sản phẩm.

]]>
https://caia.vn/15886-chien-luoc-kinh-doanh-hieu-qua-phim-quang-cao/feed 0