Caia – Công ty SEO tại Hà Nội https://caia.vn SEO & Web Design Fri, 15 Sep 2023 04:11:31 +0000 vi hourly 1 Quan niệm đúng về Marketing https://caia.vn/20176-quan-niem-dung-ve-marketing https://caia.vn/20176-quan-niem-dung-ve-marketing#respond Tue, 11 Oct 2011 09:08:28 +0000 http://localhost:8080/caia.vn/?p=20176 Trước đây, maketing thường được đề cập đến như là mọi nỗ lực nhằm bán được hàng hóa và dịch vụ tức là chỉ thuần tuý xuất phát từ lợi ích của người bán của doanh nghiệp. Trong một thế giới đa chiều với muôn vàn các tương tác như hiện nay thì mọi mối quan hệ sẽ khó lòng tồn tại nếu chỉ xuất phát từ lợi ích đơn phương.

Quan hệ đó chỉ có thể phát sinh và được duy trì trên cơ sở lợi ích song phương, đa phương (bilateral/ mutual benefit). Vì lẽ đó quan niệm về marketing cũng cần được thay đổi nó không nên chỉ xuất phát từ lợi ích doanh nghiệp mà cần bắt đầu từ lợi ích của cả doanh nghiệp lẫn khách hàng (value for both customer and maketing). Trên quan điểm đó, một khái niệm chuẩn về marketing được đưa ra là: Marketing là tổng hợp những mối quan hệ làm hài lòng khách hàng mà kết quả là mang lại giá trị cho cả khách hàng và doanh nghiệp.

Quan niệm đúng về Marketing 1

Sau đây chúng ta sẽ cùng phân tích làm rõ thêm một vài “từ khóa” trong định nghĩa nêu trên.

Chiến lược và chiến thuật (Strategies and Tactics)

Chiến lược là những định hướng dài hạn cho các nỗ lực marketing còn chiến thuật (hay tiểu xảo) là các bước hành động được quyết định một cách cụ thể ở thời kỳ trên cơ sở chiến lược đã định. Hoạch định chiến lược và xây dựng các chiến thuật một cách kỹ càng được xem là các yếu tố quan trọng quyết định thành công của hoạt động marketing.

Xác định (Identify)

Là toàn bộ những nỗ lực marketing nhằm có được những thông tin, những hiểu biết về khách hàng. đối thủ cạnh tranh và thị trường.

Tạo lập (Create)

Cạnh tranh đòi hỏi các doanh nghiệp phải không ngừng sáng tạo. Khi bắt đầu xuất hiện trên thương trường, doanh nghiệp phải tạo được sự thu hút với khách hàng bằng những cái mới (sản phẩm mới, phương thức phân phối mới, cách tiếp cận mới….). Và sự sáng tạo không chỉ dừng lại ở giai đoạn đầu mà nó đòi hỏi phải được duy trì liên tục trong suốt vòng đời của doanh nghiệp. Chính sự sáng tạo đó sẽ giúp doanh nghiệp tạo lập được những khách hàng trung thành cho mình.

Duy trì (Maintain)

Trong thời gian khá lâu rước đây, thành công của một doanh nghiệp chỉ xác định một cách đơn thuần qua doanh số tiêu thụ một ngày. Bây giờ thì khác trong mọi tình huống, sự thành công của maketing đều không chỉ được đánh giá qua lượng hàng bán được hàng ngày mà quan trọng hơn nó phải được thể hiện qua lượng khách hàng trung thành mà doanh nghiệp có được (bao nhiêu và bao lâu). Nỗ lực của doanh nghiệp không dừng lại ở chỗ bán được hàng mà phải duy trì không ngừng trong một thời gian dài tiếp theo lần mua hàng đầu tiên với hy vọng rằng khách hàng sẽ quay lại trong những lần tiếp sau.

Mối quan hệ thỏa mãn (Satisfying Relationships)

Một mục tiêu quan trọng của marketing là cung cấp được hàng hóa mà khách hàng thực sự mong muôn và làm cho khách hàng cảm thấy trao đổi với doanh nghiệp là nhằm xây dựng một mối quan hệ tốt đẹp cho cả hai. Bằng cách này, khách hàng cảm thấy mình là một đối tác trong giao dịch với doanh nghiệp thay vì là “nguồn thu” của doanh nghiệp.

Lợi ích cho cả người bán lẫn kẻ mua (Value for Bom Customer and Marketer)

Lợi ích mà người này nhận được đôi khi lại là cái mà người thấy như thế nào khi tiêu tiền. Tất nhiên là quan niệm về lợi ích giữa các khách hàng khác nhau là không giống nhau ngay cả vởi cùng một quyết định mua một hàng hóa nào đó. Trong khi đó, doanh nghiệp có thể sẽ đo lường lợi ích thông qua việc họ sẽ làm ra bao nhiêu lợi nhuận sau những nỗ lực marketing và những nguồn lực đã hao tổn. Một nỗ lực marketing thành công là phải làm cho cả khách hàng và doanh nghiệp đều cảm thấy thoả mãn, hài lòng với tạo được sự thu hút với những gì mình đã đánh đổi.

Theo Saga

]]>
https://caia.vn/20176-quan-niem-dung-ve-marketing/feed 0
Marketing ngày nay – từ 4P đến 4C https://caia.vn/7154-marketing-ngay-nay-tu-4p-den-4c https://caia.vn/7154-marketing-ngay-nay-tu-4p-den-4c#respond Tue, 27 Apr 2010 09:16:40 +0000 http://localhost:8080/caia.vn/?p=7154 Doanh nghiệp muốn thành công, chiến lược tiếp thị hỗn hợp – 4P ngày nay cần gắn liền với một chữ C (Customer) để thể hiện quan điểm xuyên suốt là “hướng về khách hàng”, lấy khách hàng làm trọng tâm để hoạch định chiến lược và triển khai các chương trình hành động ở mọi bộ phận của doanh nghiệp, không chỉ trong lĩnh vực tiếp thị.

Marketing ngày nay - từ 4P đến 4C 1

Bài học vỡ lòng dành cho sinh viên theo học các chuyên ngành marketing là chiến lược tiếp thị hỗn hợp, thường được gọi tắt là 4P: Product (sản phẩm), Price (giá), Place (phân phối) và Promotion (khuyến mãi, truyền thông). Đây cũng là bốn yếu tố cơ bản và quan trọng bậc nhất mà các doanh nghiệp không thể bỏ qua khi xây dựng các chiến lược tiếp thị để đưa bất kỳ loại hình sản phẩm, dịch vụ nào ra thị trường.

Gần đây, các chuyên gia marketing còn tiếp tục đưa vào chiến lược tiếp thị hỗn hợp thêm nhiều chữ P khác như People (con người), Process (quy trình), Physical Evidence (bằng chứng vật lý)… để tăng cường sức mạnh cho hoạt động tiếp thị. Tuy vậy, chiến lược này chỉ có thể đem lại thành công nếu doanh nghiệp hoạch định và triển khai dưới góc nhìn khách quan từ khách hàng và người tiêu dùng, chứ không phải từ góc nhìn chủ quan của doanh nghiệp.

Góc nhìn khách quan từ khách hàng sẽ giúp doanh nghiệp đưa ra thị trường những sản phẩm đáp ứng được mong đợi của khách hàng, bán với mức giá mà khách hàng chấp nhận được, phân phối ở nơi thuận tiện cho khách hàng, và làm công tác truyền thông theo cách mà khách hàng thích.

Chính vì vậy, các chuyên gia marketing đã đưa ra khái niệm 4C và gắn các C này với các P theo từng cặp để lưu ý những người làm marketing đừng quên xem khách hàng là trọng tâm khi hoạch định các chiến lược tiếp thị. Các cặp P-C được “phối ngẫu” một cách có dụng ý này được thể hiện trong hình vẽ dưới đây:

Chữ C đầu tiên – Customer Solutions (giải pháp cho khách hàng) được gắn với chữ P – Product (sản phẩm) thể hiện quan điểm mỗi sản phẩm đưa ra thị trường phải thực sự là một giải pháp cho khách hàng, nghĩa là nhằm giải quyết một nhu cầu thiết thực nào đó của khách hàng chứ không phải chỉ là “giải pháp kiếm lời” của doanh nghiệp. Muốn làm tốt chữ C này, doanh nghiệp buộc phải nghiên cứu thật kỹ để tìm ra nhu cầu đích thực của khách hàng, giải pháp nào để đáp ứng đúng nhu cầu này.

Thương hiệu thời trang N&M vừa ra đời là một ví dụ về việc tìm kiếm giải pháp cho người tiêu dùng. Khi trên thị trường có hai dòng sản phẩm tách biệt là trang phục văn phòng (nghiêm túc, cổ điển) và trang phục dạo phố, đi chơi (trẻ trung, phong cách), hãng thời trang này đã tìm ra “ngách” là kết hợp hai nhu cầu này vào trong một sản phẩm để có thể mặc đi làm (vẫn đứng đắn) kết hợp mặc đi chơi mà không thấy bị “cứng” quá.

Marketing ngày nay - từ 4P đến 4C 2

Chữ C thứ hai – Customer Cost (chi phí của khách hàng) được gắn với chữ P – Price (giá) thể hiện quan điểm cho rằng giá của sản phẩm cần được nhìn nhận như là chi phí mà người mua sẽ bỏ ra. Chi phí này không chỉ bao gồm chi phí mua sản phẩm mà còn cả chi phí sử dụng, vận hành, và cả hủy bỏ sản phẩm. Chi phí này phải tương xứng với lợi ích mà sản phẩm đem lại cho người mua.

Cần hiểu lợi ích ở đây bao gồm cả lợi ích lý tính lẫn lợi ích cảm tính. Nhiều người đắn đo chưa mua ô tô không phải vì giá sản phẩm cao mà vì chi phí sử dụng quá cao (xăng dầu, phụ tùng, bảo dưỡng, bãi đỗ, tài xế…). Trong bối cảnh đó, các loại xe tiết kiệm nhiên liệu, phụ tùng rẻ và dễ dàng thay thế thường là giải pháp tốt.

Chữ C thứ ba – Convenience (thuận tiện) được gắn với chữ P – Place (phân phối) đòi hỏi cách thức phân phối sản phẩm của doanh nghiệp phải tạo sự thuận tiện cho khách hàng. Điển hình của khía cạnh thuận tiện trong phân phối có thể kể đến mạng lưới máy ATM của các ngân hàng. Ngân hàng nào có nhiều máy, bố trí nhiều nơi, máy ít bị trục trặc khi rút tiền, ngân hàng đó sẽ có nhiều khách hàng mở thẻ.

Chữ C cuối cùng – Communication (giao tiếp) được gắn với chữ P – Promotion (khuyến mãi, truyền thông) yêu cầu công tác truyền thông phải là sự tương tác, giao tiếp hai chiều giữa doanh nghiệp với khách hàng. Doanh nghiệp lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của khách hàng và “nói” cho khách hàng nghe là sản phẩm sẽ đáp ứng những tâm tư, nguyện vọng đó như thế nào. Một chiến lược truyền thông hiệu quả phải là kết quả của sự giao tiếp, tương tác giữa sản phẩm, thương hiệu với khách hàng để đạt được sự thông hiểu và cảm nhận sâu sắc từ khách hàng đối với sản phẩm, thương hiệu.

Không ít doanh nghiệp hiện nay thực hiện quảng cáo theo kiểu “tuôn ra xối xả” một chiều từ phía doanh nghiệp, bất chấp người tiêu dùng “tiêu hóa” được đến đâu. Nhiều thông điệp còn gây rối rắm, khó hiểu, thậm chí phản cảm cho khách hàng. Ở đây, công tác truyền thông đã không mang ý nghĩa giao tiếp, trao đổi thông tin giữa hai đối tượng.

Và như vậy, sẽ không bao giờ sản phẩm hay thương hiệu đạt được thiện cảm, nói chi đến đồng cảm, từ phía khách hàng. Kết quả là sản phẩm cùng với thương hiệu rất dễ bị khách hàng quên. Truyền thông giao tiếp hai chiều được các công ty chuyên nghiệp thực hiện thông qua việc lắng nghe phản hồi của khách hàng, phân tích phản ứng của khách hàng, và đo lường kết quả của các đợt truyền thông để có sự hiệu chỉnh cần thiết cho một phần hoặc toàn bộ chiến dịch.

Chắc chắn là sẽ còn cần nhiều chữ C hơn để thể hiện góc nhìn khách quan từ phía khách hàng thay cho góc nhìn chủ quan từ phía doanh nghiệp. Cho dù là 4P, 7P hay nhiều P hơn trong marketing ngày nay, thì mỗi chữ P đều cần gắn liền với một chữ C (Customer) để thể hiện quan điểm xuyên suốt là “hướng về khách hàng”. Không cách nào khác, doanh nghiệp phải lấy khách hàng làm trọng tâm để hoạch định chiến lược và triển khai các chương trình hành động ở mọi bộ phận của doanh nghiệp, không chỉ trong lĩnh vực tiếp thị.

Ở đâu không có thế độc quyền, không có sự áp đặt vô lý từ phía người bán đối với người mua, ở đó, mỗi chữ C sẽ là kim chỉ nam hành động cho doanh nghiệp để hướng tới thành công.

Theo Nguyễn Hữu Long

(TBKTSG)

:tdquangcao2:

]]>
https://caia.vn/7154-marketing-ngay-nay-tu-4p-den-4c/feed 0
Hỏi đáp về Marketing trải nghiệm – Experience Marketing https://caia.vn/5790-hoi-dap-ve-marketing-trai-nghiem-experience-marketing https://caia.vn/5790-hoi-dap-ve-marketing-trai-nghiem-experience-marketing#respond Tue, 20 Apr 2010 07:00:11 +0000 http://localhost:8080/caia.vn/?p=5790 Trong khi rất nhiều marketer cắt giảm ngân sách marketing , Brandweek đã tiếp cận với công ty chuyên về Marketing trải nghiệm (Experience Maketing) – George P. Johnson để tìm ra lời giải cho nghi vấn rằng, loại hình marketing tiềm năng này có thực sự bị tác động bởi suy thoái kinh tế?

Hỏi đáp về Marketing trải nghiệm - Experience Marketing 1

Không nằm ngoài dự đoán, ông Tổng của họ – Jeff Rutchik vẫn rất lạc quan đối với công cụ marketing này. Tuy nhiên, ông cũng cho biết thêm một số tranh cãi thú vị xoay quanh sự khác biệt giữa marketing trải nghiệm và marketing sự kiện – Event Marketing, cách thức thực hiện, cũng như lý do để các marketer tiếp tục việc thu hút người tiêu dùng một cách trực diện hơn. Và sau đây là nội dung của buổi phỏng vấn:

Brandweek (BW): Chào ông, xin ông vui lòng cho biết đâu là sự khác biệt giữa marketing trải nghiệm và marketing sự kiện?

Jeff Rutchik (JR): Khi hình thức phát biểu hay giới thiệu sản phẩm truyền thống tạm dừng hoặc chấm dứt, thì mô hình quản lý sự kiện lại phát triển lên thành marketing sự kiện (event marketing) – nơi mà các nhà marketer sự kiện (event marketer) nhìn lại các hoạt động trước đó, để thiết lập sự kết hợp giữa các kênh truyền thông và lên kế hoạch cho các sự kiện thu hút khách hàng.

Còn Marketing trải nghiệm (experience marketing) là đại diện của một bước phát triển quan trọng. Experience Marketing thu thập những trải nghiệm thực tế về sản phẩm từ cảm nghĩ, chia sẻ và đối diện trực tiếp, có tập trung –  hoặc từ những trải nghiệm trực tuyến để điều chỉnh hành vi mua cũng như sở thích thương hiệu của khách hàng.

Với công thức này, một cách vô tình, Marketing thực nghiệm sẽ làm giàu thêm đời sống của người tiêu dùng và cộng đồng mục tiêu. Cho dù đó là mô hình B2B (marketing công nghiệp) – dạng chương trình trưng bày thương mại, hay chương trình trò chơi B2C – dạng sự kiện kích hoạt thương hiệu (activation), tài trợ trên Yahoo!360… Nó cho phép người tiêu dùng sở hữu thương hiệu theo một hướng mới hơn mà trước đây chưa một loại hình marketing nào có thể làm được.

BW: Theo ông, với ngân sách bị thắt chặt thì marketing trải nghiệm có bị bỏ mặc hay không? Nếu không thì vì sao?

JR: Chúng ta sẽ sớm có được kết quả thôi. Trong một cuộc nghiên cứu toàn cầu có tên EventView, được thực hiện bởi  Viện nghiên cứu marketing sự kiện, Meeting Professionals International và George P. Johnson; Thì dữ liệu ban đầu ở khu vực Bắc Mỹ đã  rút ra được một kết quả, dựa trên phỏng vấn 214 marketer có kinh nghiệm ở Mỹ và Canada: trong vòng 12 tháng tới sẽ có một lượng lớn các marketer sẽ chuyển từ event marketing sang experience marketing.

Đó là một tín hiệu tốt, và điều này cho thấy các nhà marketer lâu năm nhận thức rõ rằng, experience marketing cung cấp cho ta những tác động kinh doanh tức thời có thể đo lường được, mà điều này là hoàn toàn cần thiết trong tình trạng kinh tế như hiện nay. CPM (Cost per thounsand) không còn là thang đo của thành công. Sức hút và sự xuyên suốt của CPM là những cái mà experience marketing có thể làm tốt hơn bao giờ hết.

BW: Ông có thể cho chúng tôi một ví dụ rõ hơn về cách các marketer có thể tăng chỉ số ROI (doanh lợi đầu tư) thông qua việc sử dụng experience marketing hay không?

JR: Quay trở lại với EventView 2009, kết quả ở Bắc Mỹ cho biết: đa số dân trong ngành nghĩ rằng event marketing sẽ cho ROI cao nhất (vị trí thứ 2 là marketing bằng trang web). Chúng tôi tin rằng nhân tố tiềm tàng đằng sau các xếp hạng là: khả năng tác động, và tiếp theo là khả năng đo lường tác động.

Việc tác động tới hình ảnh trong tâm trí khách hàng và đối diện trực tiếp với họ, có thể cho một kết quả đo lường và khả năng đạt được chỉ tiêu ROI cao hơn. Và trong rất nhiều trường hợp thì việc thay đổi hình ảnh trong tâm trí khách hàng, thường thông qua marketing nội bộ và hệ thống bán hàng (2 nhân tố cung cấp cơ sở đo lường ROI).

Tuy nhiên, không chỉ những cải tiến bán hàng và lợi thế dẫn đầu mới làm cho markeing trải nghiệm trở nên có giá trị hơn. Chúng tôi nghĩ rằng với sự thấu hiểu khách hàng bạn có được từ những kết quả đo lường thực sự chất lượng khi nghiên cứu khách hàng – là một lợi thế thương hiệu, khi mà khách hàng đang trở nên vô cảm trước vô vàn các thông điệp marketing.
Tất cả những yếu tố trên là lợi thế mà chúng ta có thể khai thác để mang về lợi nhuận(sự chuyển biến, tác động, thử sản phẩm thực tế). Từ đây, ta có thể hoàn thiện từ chiến dịch marketing đến mô hình kinh doanh, cũng như việc phát triển sản phẩm.

BW: Ông có thể cho chúng tôi thêm 1 ví dụ về một chương trình đã thành công trong năm 2008?

JR: Tôi sẽ nói về các chương trình kích hoạt về phong cách sống mà chúng tôi thực hiện cho BMW Mini tại New York trong mùa thu vừa qua, một ví dụ điển hình về mức độ phát triển trong cách thương hiệu áp dụng maketing trải nghiệm.

Trong chiến dịch toàn cầu “Sử dụng không gian sáng tạo”, chúng tôi giúp Mini tạo ra một thị trấn chứa hàng độc đáo, hướng tới ngày hội Fashion Week để tạo nên dư luận với nhiều nghệ sĩ, nhà thiết kế thời trang, nhạc sĩ và các siêu sao khác. Trong suốt 10 ngày, không gian được các nhân vật có tên tuổi sử dụng để mở các lớp yoga hoặc ký tên tặng cho fan hâm mộ, và chương trình buổi tối gồm có biểu diễn thời trang độc đáo trên tầng thượng tòa nhà.

Sự hiện diện của BMW Mini trong các buổi party khá là lạ, nhưng mối liên kết giữa thiết kế sản phẩm sáng tạo của dòng Mini và các buổi tiệc đều hướng về việc sử dụng không gian một cách sáng tạo và ngăn nắp. Chúng tôi không dừng ở việc phục vụ nhu cầu vui chơi của mọi người, nhưng chúng tôi làm cho buổi tiệc chào mừng này thể hiện bản sắc thương hiệu của Mini.

BW: Vậy theo ông thì đâu là rủi ro khi tổ chức chương trình này?

JR: Việc xem buổi tiệc này như một giải pháp duy nhất là một lỗi dễ thấy. Tổ chức sự kiện là vậy. Event hay experience marketing đều là đều sử dụng sự kiện như một phần cốt lõi của chiến dịch quảng cáo.

Marketer cần phải phát triển tư duy của mình để quan sát vào tất cả các sự kiện: triển lãm thương mại, các chương trình tài trợ, hội thảo, tọa đàm về phong cách sống… như một phần của sự chuyển biến liên tục và làm cho quan điểm về sản phẩm trở thành cơ sở của  việc phát triển chiến lược và sáng tạo.

Sau đó, bạn cần điều phối ngân sách của các sự kiện thường nhật sang các danh mục sự kiện có tính tập trung, tiếp tục phát triển qui trình và kết hợp các hoạt động trực tuyến với sự kiện để mang lại một sức hút khách hàng ghê gớm cho thương hiệu. Nhưng bạn không thể thực hiện được gì nếu chỉ xem sự kiện là một giải pháp đầu tư duy nhất.

Theo Vietnambranding

:tdquangcao2:

]]>
https://caia.vn/5790-hoi-dap-ve-marketing-trai-nghiem-experience-marketing/feed 0
Marketing nội bộ: lạt mềm buộc chặt https://caia.vn/5210-marketing-noi-bo-lat-mem-buoc-chat https://caia.vn/5210-marketing-noi-bo-lat-mem-buoc-chat#respond Fri, 16 Apr 2010 02:17:19 +0000 http://localhost:8080/caia.vn/?p=5210 Ngạn ngữ cổ Trung Quốc có câu: “Có hiền tài tất có thiên hạ”. Tuy nhiên, để chiến thắng trong môi trường kinh doanh đầy biến động hiện nay, nhà quản trị doanh nghiệp không những cần phải có hiền tài, mà quan trọng phải biết phát huy hết khả năng của nguồn lực đó.

Marketing nội bộ: lạt mềm buộc chặt 1

Marketing nội bộ được đánh giá là giải pháp hữu ích đối với các công ty trong bài toán sử dụng nhân sự, đặc biệt là các công ty đặt con người vào vị trí trọng tâm trong quá trình phát triển của doanh nghiệp.

Marketing nội bộ không chỉ là các biện pháp giữ chân người tài, mà quan trọng hơn cả là gắn kết nhân viên với công ty, là khơi dậy hưng phấn làm việc của mỗi nhân viên và tạo điều kiện để nhân viên có thể phát huy tối đa năng lực của mình.

Vậy các doanh nghiệp thường sử dụng biện pháp nào trong marketing nội bộ đối với nhân viên của mình?

Chương trình cổ phiếu ưu đãi

Chương trình quyền chọn mua cổ phiếu (ESPP – Employee Stock Purchase Plan) và chương trình thực hiện quyền sở hữu cổ phiếu (ESOP – Employee Stock Ownership Plan) là những cách thức mà các công ty cổ phần thường sử dụng để thu hút và động viên đội ngũ nhân sự của mình. Theo đó, những nhân viên của công ty tùy theo năng lực, cống hiến, kinh nghiệm, trình độ sẽ được trao tương ứng quyền sở hữu cổ phiếu của công ty nơi mình làm việc dưới hình thức thưởng hoặc mua ưu đãi.

Tại Việt Nam, Công ty Chứng khoán Bảo Việt là đơn vị đi tiên phong trong việc thực hiện chương trình ESOP. Nội dung chính của chương trình là nhân viên tham gia chương trình sẽ được nhận cổ phiếu thưởng hàng năm tương ứng với thành tích đạt được. Chương trình kéo dài trong năm năm, mỗi năm công ty phát hành cổ phiếu thêm 1%/ vốn điều lệ để thưởng cho nhân viên. Số cổ phiếu thưởng sẽ được chuyển nhượng mỗi năm 20%, sau năm năm được phép chuyển nhượng toàn bộ.

Tuy nhiên, hình thức ưu đãi cổ phiếu phổ biến nhất được đa số các công ty cổ phần tại Việt Nam áp dụng là phát hành cổ phiếu với giá thấp cho nhân viên. Việc phát hành cổ phiếu cho nhân viên thường được thực hiện lồng ghép trong các đợt phát hành cổ phiếu ra công chúng, phát hành cho cổ đông hiện hữu bởi Luật Chứng khoán Việt Nam cho phép trong mỗi đợt phát hành cổ phiếu, công ty được dành tối đa 5% để phát hành cho nhân viên trong công ty. Hàng loạt các công ty, tập đoàn lớn đã thực hiện thành công chính sách này và thu được nhiều kết quả khả quan trong quản lý nhân sự như: Công ty FPT, Ngân hàng ACB, Ngân hàng Sacombank, Tập đoàn Hòa Phát, Công ty Sữa Vinamilk, các công ty dược phẩm, các công ty xây dựng…

Ưu đãi cổ phiếu cho nhân viên cũng có thể diễn ra ngay khi thành lập công ty. Năm 2007, trong cơn sốt thành lập các công ty chứng khoán và định chế tài chính, những nhà quản lý và các cổ đông sáng lập thường dùng chiêu bài góp vốn theo mệnh giá ban đầu để thu hút nhân viên. Nhân viên góp vốn đương nhiên là những đồng chủ sở hữu của công ty, cùng gắn bó và chịu những điều kiện ràng buộc chuyển nhượng.

Một hình thức khác của ưu đãi cổ phiếu là việc cho nhân viên vay tiền để góp vốn hoặc mua cổ phiếu của công ty. Tổng Công ty Tài chính Cổ phần Dầu khí Việt Nam cho nhân viên vay 50% số tiền để mua cổ phiếu của chính công ty thông qua đấu giá ủy thác và nhân viên có thể trả dần từng tháng hoặc theo kỳ hạn của hợp đồng.

Chính sách phúc lợi

Những chế độ phúc lợi mang tính bắt buộc như bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đã trở nên quá quen thuộc và không mấy tác dụng trong việc động viên khuyến khích nhân viên. Trong thời gian gần đây, một số công ty tại Việt Nam đã bắt đầu quan tâm đến việc mua bảo hiểm nhân thọ cho nhân viên. Ví dụ tại Công ty TMA Solutions, hàng năm chi phí đóng bảo hiểm nhân thọ cho nhân viên vào khoảng 1,1 tỉ đồng cho khoảng gần 400 nhân viên (mệnh giá 100 triệu đến 600 triệu đồng – tùy vị trí) và sau 10 năm đóng phí liên tục thì số tiền tích lũy được trong hợp đồng sẽ là tài sản của nhân viên. Trong khối các công ty dược phẩm, sữa… có vốn đầu tư nước ngoài, việc mua bảo hiểm y tế Aon đã trở thành một trong những điểm mạnh để công ty thu hút nhân tài. Theo đó, công ty sẽ hỗ trợ đóng phí bảo hiểm y tế không chỉ cho bản thân nhân viên mà còn cho cả người thân trong gia đình. Lợi ích mà nhân viên có được là sự an tâm về sức khỏe cho mình và người nhà, để họ có thể an tâm cống hiến cho công việc.

Nhiều công ty còn tận dụng lợi thế kinh doanh của ngành để dành cho nhân viên những chính sách phúc lợi hấp dẫn. Các công ty bất động sản, xây dựng thường dành một phần quỹ đất để đáp ứng nhu cầu của cán bộ công nhân viên với mức giá hấp dẫn. Các ngân hàng có nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ thường có chính sách ưu đãi cho nhân viên vay ngoại tệ để kinh doanh trong một thời hạn nhất định. Tại Công ty Vàng bạc Đá quý Agribank, nhân viên được phép vay vàng miếng để kinh doanh mà không cần thế chấp tài sản.

Bên cạnh những chế độ phúc lợi có tính vật chất, những hoạt động mang tính động viên tinh thần nhân viên như tham quan, dã ngoại, sinh hoạt tập thể không chỉ khơi dậy niềm hưng phấn trong công việc của nhân viên mà còn là những dịp gắn bó quan hệ, nâng cao tinh thần đồng đội của các nhân viên trong công ty.

Môi trường làm việc

Môi trường làm việc tốt sẽ là động lực quan trọng để khai thác tối đa hiệu quả làm việc của nhân viên. Tạo lập một môi trường làm việc tiên tiến không chỉ là việc sắp xếp không gian và điều kiện làm việc hợp lý mà còn là việc tổ chức quy chế, cách thức chỉ đạo trong công việc sao cho nhân viên phát huy hết khả năng cả trong công tác độc lập lẫn làm việc theo nhóm.

Môi trường làm việc còn bao gồm cả danh tiếng và văn hóa công ty. Không có gì lạ khi những công ty ít có biến động về nhân sự nhất là những công ty danh tiếng và có văn hóa công ty tiêu biểu. Bốn đại gia thuộc nhóm Big Four bao gồm Deloitte Touche Tohmatsu, Ernst & Young, KPMG và PricewaterhouseCoopers được biết đến là những doanh nghiệp thành công nhất trong việc tạo lập môi trường làm việc lý tưởng để khai thác tối đa hiệu quả làm việc của nhân viên. Chính điều đó đã giúp cho Big Four luôn duy trì mức tăng trưởng lợi nhuận trung bình 15% – 20% mỗi năm – một sự tăng trưởng ấn tượng so với mức tăng trưởng bình quân trong ngành kiểm toán là 5% mỗi năm.

Thực hiện marketing nội bộ tốt sẽ mang lại cho công ty những lợi thế lớn về quản trị nhân sự. Tuy nhiên, đó  không phải là thần dược để giải quyết tất cả các vấn đề của công ty. Marketing nội bộ chỉ thực sự phát huy hiệu quả khi được thực hiện trong mối tương quan tốt với các biện pháp quản trị khác của công ty.

Theo Tạp chí marketing

:tdquangcao2:

]]>
https://caia.vn/5210-marketing-noi-bo-lat-mem-buoc-chat/feed 0
5 cách làm marketing tiết kiệm https://caia.vn/5191-5-cach-lam-marketing-tiet-kiem https://caia.vn/5191-5-cach-lam-marketing-tiet-kiem#respond Fri, 16 Apr 2010 02:04:20 +0000 http://localhost:8080/caia.vn/?p=5191 Khi nói đến quảng bá thương hiệu, nhiều người cảm thấy chùn bước khi nghĩ đến chi phí hàng tỉ đồng cho các mẫu quảng cáo trên TV, báo chí hay các sự kiện quảng bá trên cả nước…

5 cách làm marketing tiết kiệm 1

Khi nói đến quảng bá thương hiệu, nhiều người cảm thấy chùn bước khi nghĩ đến chi phí hàng tỉ đồng cho các mẫu quảng cáo trên TV, báo chí hay các sự kiện quảng bá trên cả nước… Tuy nhiên, với nguồn kinh phí hạn hẹp, rất nhiều doanh nghiệp đã tìm ra những giải pháp làm marketing tiết kiệm mà vẫn đạt được mục đích cuối cùng là mang thương hiệu đến gõ cửa nhà người tiêu dùng.

1. Liên kết – Buôn có bạn, bán có phường

Liên kết là một xu hướng quan trọng của thế giới hiện nay, liên kết thường đem lại lợi thế khi chia sẻ mạng lưới phân phối, các chi phí marketing. Riêng trong lĩnh vực dịch vụ tiếp thị, PR, quảng cáo hiện nay cũng đã bắt đầu xuất hiện xu hướng liên kết giữa những công ty thực hiện các công đoạn khác nhau của một chiến dịch tiếp thị để đưa ra giải pháp tích hợp vừa trọn gói, vừa chuyên nghiệp cho khách hàng. Đó là kiểu liên kết “xuôi dòng nước”, gồm công ty tư vấn chiến lược, nghiên cứu thị trường, dịch vụ marketing, quảng cáo và PR. Chưa vội đánh giá hiệu quả của kiểu liên kết này, nhưng nói một cách ví von, nếu như khả năng tiếp cận thị trường của mỗi công ty là một tấm lưới và nếu như ghép nhiều tấm lưới lại với nhau thì khả năng bắt được nhiều cá hơn hoặc cá to hơn là điều có thể thấy được. Tuy nhiên, đây là một tấm lưới ghép nên điểm yếu và điểm mạnh cũng nằm ở ngay các điểm nối. Nếu một trong những tấm lưới có “chất lượng” không tương xứng với những tấm còn lại thì độ bền tấm lưới lớn cũng bị giảm dần theo thời gian, việc hợp tác giữa các đối tác khác nhau đòi hỏi phải có sự sàng lọc để đảm bảo tính tương thích với thị trường và bản thân mối liên kết.

2. Tận dụng một số công cụ PR/Quảng cáo ít tốn kém

Hãy là người dẫn đầu: Để tốn ít chi phí quảng bá hãy là người đầu tiên trong một lĩnh vực nào đó. Trung Nguyên đã tận dụng tối đa chiêu này khi xuất hiện trên khắp các mặt báo để trả lời những câu chuyện liên quan đến nhượng quyền thương hiệu, cà phê.

Đánh trúng mục tiêu chính: Để không lãng phí tiền, hãy đánh trúng mục tiêu. Quy luật 80/20 luôn hoạt động tốt. Cac chiến dịch của những tập đoàn hàng đầu thế giới luôn đánh vào một nhóm khách hàng mục tiêu cụ thể: theo giới tính, độ tuổi, khu vực địa lý…

Tập trung vào khách hàng cũ: Các nghiên cứu tiếp thị cho thấy, chi phí để tiếp cận một khách hàng mới thông thường cao hơn từ 5 đến 15 lần chi phí duy trì một khách hàng đã có sẵn. Thông thường, các doanh nghiệp có thói quen đi tìm khách hàng mới nhiều hơn giữ quan hệ tốt với khách hàng cũ. Nếu bạn muốn tiết kiệm chi phí, hãy từ bỏ sở thích xa xỉ này. Nói một cách hình tượng, tương ứng với chi phí, ta cần phải ưu tiên khách hàng cũ gấp 10 lần khách hàng mới. Việc quan trọng nhất ở đây là xây dựng và quản lý cơ sở dữ liệu khách hàng. Khi đã có cơ sở dữ liệu này trong tay, sẽ có vô số cách để tận dụng nó như: gưi thư trực tiếp, thiệp chúc mừng trong dịp đặc biệt, thông báo giảm giá, điểm ưu tiên cho thành viên, thăm dò ý kiến cho sản phẩm mới… Chúng ta có thể dễ dàng thấy những thành công của cách làm này tại hệ thống Co.op Mart.

Liên tục đưa ra những lý do để khách hàng quay lại: Các siêu thị ở Nhật thường có cách thức giống nhau để thu hút khách hàng cũ quay lại cửa hàng. Mỗi tuần, họ lại giảm giá vài mặt hàng khác nhau và thay đổi các mặt hàng giảm giá liên tục. Khách hàng khó cưỡng lại việc quay lại siêu thị để có những khoản giảm giá cho các nhu cầu khác của họ. Và khi đến cửa hàng, ngoài những sản phẩm giảm giá họ còn mua thêm các sản phẩm khác do tiện dịp mua sắm.

Tận dụng “cây nhà lá vườn”: Dùng chính sản phẩm của doanh nghiệp để làm quà tặng khách hàng sẽ tiết kiệm chi phí đáng kể vì chỉ phải tặng sản phẩm với “giá vốn”. Nếu sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp bạn đòi hỏi phải có đôi chút kiến thức mới sử dụng được thì hãy in những quyển sách nhỏ để hướng dẫn chuyên môn. Làm trước khi đối thủ thực hiện có thể gây thiện cảm với khách hàng mà không tốn nhiều chi phí. Khéo léo hơn, có thể tạo ra các sản phẩm một cách sáng tạo, độc đáo để thu hút sự chú ý của khách hàng.

Chẳng hạn như trường hợp của gốm sứ Minh Long với cúp Rồng Việt và chiếc võng xếp Duy Lợi khổng lồ được đem bán đấu giá trong chương trình truyền hình trực tiếp của VTV gần đây với giá “ngất ngưởng”. Hiện nay, mỗi ngày có đến hàng ngàn người tham quan chiếc võng này của Duy Lợi tại Công viên Văn hóa Đầm Sen.

3. Tiếp thị truyền miệng: nhanh, bổ, rẻ

Theo một nghiên cứu gần đây của Ban tổ chức Hàng Việt Nam Chất lượng cao thì hình thức “truyền miệng thông qua người quen” là kênh thông tin chiếm đến 19,04% trong các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định của người mua hàng. Yếu tố người quen giới thiệu chỉ đứng sau quảng cáo và kinh nghiệm của bản thân người mua.

Ngoài ưu điểm lan truyền nhanh, chi phí thấp thì tiếp thị truyền miệng có thể gặp rủi ro khi thông tin truyền đi bị sai lạc hoặc theo những diễn tiến không lường trước được. Tiếp thị truyền miệng còn được dùng như một vũ khí để tấn công đối thủ.

4. Chiến thắng tại cửa hiệu

Trong bối cảnh hiện nay, mỗi ngành hàng đều có rất nhiều nhãn hiệu cạnh tranh nhau khốc liệt với trong cùng một phân khúc. Các nhãn hiệu này chỉ hơn nhau một khoảnh khắc, khi người tiêu dùng quyết định chọn mua nhãn hiệu này chứ không phải nhãn hiệu kia. Dân trong nghề gọi cái khoảng khắc vàng ấy là the first moment of truth. Theo điều tra 80% quyết định mua hàng của người tiêu dùng xảy ra tại cửa hiệu, chứ không phải khi người ta thấy quảng cáo ở trên báo đài hoặc khi nghe bạn bè nói. Điều này giúp các nhãn hiệu nhỏ không có khả năng quảng cáo rộng rãi trên báo đài vẫn có cơ hội bán được hàng, nếu họ biết tập trung để chiến thắng tại cửa hiệu.

5. Tiếp thị trực tiếp: Bắn trúng đích ngắm

Tiếp thị trực tiếp là một trong những hình thức đã được các công ty, nhãn hàng lớn thực hiện xen kẽ và rất thường xuyên tại Việt Nam như các sản phẩm về bảo hiểm, bất động sản, ôtô, dịch vụ viễn thông, mỹ phẩm…

Cũng có người cho rằng đây là hình thức không tiết kiệm, vì phần lớn khách hàng khi bắt gặp brochure, quà tặng hay bất cứ vật phẩm quảng cáo nào khác thường vứt qua một bên, và như vậy xem như số tiền dành cho việc in ấn, sản xuất những vật phẩm trên không còn mấy hiệu quả. Tuy nhiên, nếu xác định mục đích rõ ràng và có chiến lược thị trường tập trung cụ thể, thì phương thức này sẽ đem lại hiệu quả cao, đặc biệt tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Hai lợi điểm cốt lõi trong khi thực hiện là: sản phẩm được giới thiệu một cách rõ ràng, cụ thể và sản phẩm được đưa đến đúng đối tượng có nhu cầu.

Theo Saga

:tdquangcao2:

]]>
https://caia.vn/5191-5-cach-lam-marketing-tiet-kiem/feed 0
Buzz Marketing- Một đồn mười, mười đồn trăm https://caia.vn/4764-buzz-marketing-mot-don-muoi-muoi-don-tram https://caia.vn/4764-buzz-marketing-mot-don-muoi-muoi-don-tram#respond Wed, 14 Apr 2010 19:12:29 +0000 http://localhost:8080/caia.vn/?p=4764 Tin đồn có thể giúp cho dự án kinh doanh của công ty bạn đạt được thành công ngoài dự kiến? Đó là kinh nghiệm thực tế của những sản phẩm siêu thành công nhờ tin đồn: Viagra, mẫu xe Beetle Volkswagen mới, đồ chơi trẻ em Beanie, và các cuốn truyện Harry Potter…

Buzz Marketing- Một đồn mười, mười đồn trăm 1

TỪ Ý TƯỞNG…

Chúng đều là những sản phẩm thương mại siêu thành công nhờ những lời truyền miệng hay những tin đồn (buzz).

Tin đồn lan truyền khi người ta kể cho nhau nghe về những kinh nghiệm đáng nhớ và tốt đẹp của bản thân, làm nảy sinh những nhu cầu tự sinh và dễ bùng phát. Điều này nghe có vẻ như là may mắn đơn thuần? Thực tế, bạn có thể tận dụng lời lẽ truyền miệng – nếu bạn hiểu được mối quan hệ tương tác và ảnh hưởng lẫn nhau giữa các khách hàng.

Bước thứ nhất: Cần tránh năm sự ngộ nhận về tin đồn sau đây. Nếu để cho mình trở thành nạn nhân của những quan niệm sai lầm này tức là bạn đã vô tình để cho tin đồn lợi dụng mình.

… TỚI THỰC TẾ

Năm ngộ nhận về tin đồn:

1. Chỉ có các sản phẩm siêu việt mới tạo được tin đồn

Thực tế: Tin đồn có thể ảnh hưởng đến cả những sản phẩm không ngờ nhất trong hầu hết các lĩnh vực, bởi vì những công nghệ mới như Internet sẽ giúp cho khách hàng nhanh chóng loan tin hơn.

Các sản phẩm dễ làm cho tin đồn lan truyền nhanh chóng có thể có đặc điểm là:

Độc đáo về mặt tính năng, dễ dàng sử dụng hay giá cả phải chăng (Chẳng hạn như xe đẩy scooter có thể gấp lại được).

Có tính hữu hình cao (Chẳng hạn như các thiết bị cá nhân cầm tay hỗ trợ kỹ thuật số PDA).

Ví dụ: Hãng dược phẩm Pfizer đã phổ cập thuật ngữ y tế “erectile dysfunction” và “ED” (Rối loạn cường dương hay Liệt dương) làm cho một đề tài vốn được xem là cấm kị thành chuyện có thể công khai bàn luận cả trong phòng ngủ lẫn ngoài đường. Sản phẩm Viagra của công ty hiện nay là một trong những loại thuốc được nhắc đến nhiều nhất trên thế giới – ngay cả giữa những người không sử dụng chúng.

2. Tin đồn tự nhiên diễn ra

Thực tế: Các chiến lược marketing độc đáo mới giúp tạo ra tin đồn. Có thể ví dụ một số chiến lược hiệu quả như sau:

Hãy là người tiên phong — người định hướng dư luận quần chúng. Hãng thời trang Abercrombie & Fitch thuê những sinh viên nổi bật tại các trường đại học làm người mẫu ngày. Họ thường xuyên mặc đồ của hãng này và qua đó khẳng định phong cách thời trang của hãng. Kết quả là, điều này tạo ra và tăng cường nhận thức của các khách hàng về tính độc đáo của sản phẩm.

Hạn chế nguồn cung. Volkswagen làm cho khách hàng tăng thêm khát vọng sở hữu mẫu xe cổ Beetle[1] của hãng bằng cách chỉ rao bán xe với số lượng hạn chế qua mạng Internet. Kết quả: Một nửa số xe Beetle đã sản xuất được tiêu thụ nhanh chóng chỉ trong vòng hai tuần

Tạo ra và tận dụng các danh sách — để tập trung sự chú ý của người tiêu dùng vào sản phẩm.

Ví dụ: Khi Thư viện Modern công bố danh sách 100 cuốn tiểu thuyết hay nhất thế kỷ 20 trên website của mình, họ đã mở ra diễn đàn tranh luận về quá trình lựa chọn này với hơn 1000 bài viết. Sự kiện này giúp một số đầu sách lọt vào danh mục những tác phẩm bán chạy nhất trên website Amazon.com – và tăng lưu lượng truy cập vào website của Thư viện Modern lên đến 7000%.

Nuôi dưỡng những hạt giống của bạn — những khách hàng đầu tiên, trung thành là những người sẽ giúp lôi kéo các khách hàng khác đến với bạn.

Ví dụ: Hãng xe Harley – Davidson đã tránh được thảm họa phá sản cận kề nhờ vào lòng trung thành và cá tính mạnh mẽ của những khách hàng lâu năm thông qua các hội đoàn, đại hội và bản tin thường kì của Harley Owners Group (Nhóm những hội viên dùng xe Harley). Hơn 350.000 hội viên dùng xe Harley thuộc 1.000 hội đoàn trên khắp thế giới đã góp phần cứu vớt sự sụp đổ của hãng.

3. Người khởi tạo tin đồn chính là những khách hàng tốt nhất của bạn

Thực tế: Những người tiên phong lý tưởng có thể khiến bạn phải ngạc nhiên. Nhà thiết kế Tommy Hilfiger thoạt tiên chỉ muốn đưa nét bụi bặm của thời trang đường phố vào những sản phẩm mới của anh để phục vụ cho đối tượng khách hàng trẻ tuổi người Mỹ gốc Phi trong thành phố. Tuy nhiên, sản phẩm thời trang do Tommy thiết kế đã nhanh chóng nổi tiếng và lan tới các vùng ngoại ô – thu hút khách hàng từ nhiều chủng tộc khác nhau.

4. Để có lợi từ tin đồn, bạn phải là người hành động đầu tiên

Thực tế: Các công ty ăn theo có thể thu lợi từ tin đồn – bằng cách xâm nhập thị trường ngay khi có một xu hướng nào đó bắt đầu xuất hiện và được ưa thích.

Ví dụ: Hãng Revlon, người khổng lồ trong ngành công nghiệp mỹ phẩm với một lượng khách hàng trung thành rộng khắp đã thành công ngoài tưởng tượng khi tung ra dòng sản phẩm sơn móng tay mới sau khi xuất hiện một trào lưu tương tự do một sinh viên đại học đề xướng. Revlon đã tiết kiệm được tối đa thời gian và chi phí dành cho việc phát triển sản phẩm.

5. Truyền thông và quảng cáo tạo ra tin đồn

Thực tế: Các hoạt động xúc tiến quảng cáo sớm và quá rầm rộ có thể gây khó chịu cho những người đầu tiên sử dụng sản phẩm. Thay vào đó, hãy để khách hàng tự bàn tán và ngẫu nhiên sử dụng sản phẩm của bạn.

Ví dụ: Khi dịch vụ e-mail miễn phí của Hotmail đính thêm dòng chữ quảng cáo “Hãy lập một e-mail miễn phí của riêng bạn tại Hotmail” vào e-mail của những khách hàng đang sử dụng dịch vụ này, đã có 12 triệu người đăng kí sử dụng dịch vụ chỉ trong vòng 18 tháng – một lượng khách hàng khổng lồ mà hãng AOL phải mất tới sáu năm mới có được.

Theo VNN

:tdquangcao2:

]]>
https://caia.vn/4764-buzz-marketing-mot-don-muoi-muoi-don-tram/feed 0
Chiến lược tiếp thị truyền khẩu trực tuyến https://caia.vn/3878-chien-luoc-tiep-thi-truyen-khau-truc-tuyen https://caia.vn/3878-chien-luoc-tiep-thi-truyen-khau-truc-tuyen#respond Sun, 11 Apr 2010 19:16:42 +0000 http://localhost:8080/caia.vn/?p=3878 Nếu đề nghị bất cứ chuyên gia tiếp thị nào cho biết đâu là loại hình quảng bá sản phẩm/dịch vụ hiệu quả và mạnh mẽ nhất, bạn sẽ có ngay câu trả lời: tiếp thị truyền khẩu.

Chiến lược tiếp thị truyền khẩu trực tuyến 1

Đây là chén thánh của các nhà tiếp thị, các CEO và các chủ doanh nghiệp, bởi vì nó có thể xây dựng hay hủy hoại mọi sản phẩm/dịch vụ trên thị trường, Theo các chuyên gia bán hàng, những lời truyền khẩu của các khách hàng hiệu quả gấp 10 lần so với các phương thức tiếp thị khác.

Khi một người bạn hay đồng nghiệp kể với bạn về một sản phẩm/dịch vụ tuyệt vời, đó chính là sự truyền khẩu tự nguyện và chân thật, nó,tạo dựng ở bạn một niềm tin mạnh mẽ nhất về chất lượng sản phẩm/dịch vụ. Vì vậy, trong kinh doanh ngày nay, bạn không thể không quan tâm tới việc làm sao để biến những khách hàng nhiệt tình thành các “nhà truyền giáo” – những người sẽ quảng bá rộng rãi sản phẩm/dịch vụ bạn cung cấp và biến bạn bè, gia đình và đồng nghiệp của họ thành khách hàng của bạn.

Phương tiện để truyền tin mạnh nhất hiện nay là internet. Sau đây là những lời khuyên giúp bạn kết nối hai công cụ mạnh nhất này.

Đảm bảo thông điệp của bạn là xác thực và đáng tin cậy

Một lời đồn đại hoang tưởng hay ngớ ngẩn không thể trở thành vấn đề nóng bởi vì sẽ bị mọi người phát hiện ra và nhanh chóng lãng quên. “Nhưng tiếp thị truyền khẩu sẽ thành công nếu đúng vào tâm lý, suy nghĩ thực tế của mọi người, sau đó reo hạt, vun trồng và nhân rộng nó”, Eric Anderson, giám đốc hãng tư vấn tiếp thị White Horse, cho biết. Bạn phải có một sản phẩm nổi bật đủ để đem lại cho khách hàng những ấn tượng khó quên trong lần đầu tiếp xúc. Còn ngược lại, thì không có lý do gì họ lại phải truyền tới người khác thông điệp của bạn?

“Điểm đầu tiên làm tiền đề để xây dựng một chiến dịch tiếp thị lan truyền là phải tìm ra yếu tố tuyệt vời trong hoạt động kinh doanh hiện tại của bạn”, Anderson cho biết. Sau đó, bạn có thể ve vãn các khách hàng bằng những ưu điểm nổi bật này nhờ vào những gì được gọi là “công cụ lập trình hoá” (programmatic tools) chẳng hạn như mục “send to a friend” và các lựa chọn “người trong cuộc” (insider), tải về một (download) bản nhạc, hay kéo về (upload) một hình ảnh hoặc các tính năng tương tác khác trên trang web. Đương nhiên, hãy đảm bảo rằng bất cứ chương trình hay hành động nào bạn lựa chọn sẽ nhanh chóng phát huy hiệu quả và tác động tới trực giác mọi người.

Ví dụ, hãng White Horse đã tư vấn cho khách hàng xây dựng chiến dịch tiếp thị trực tuyến, nhờ đó mọi người có thể gửi đến hãng các đoạn băng video của họ để các chuyên gia tin học chỉnh sửa lại về mặt đồ họa đồng thời kèm vào đó những quảng cáo vui nhộn, sau đó thiết lập một trang web để những người khác có thể xem các đoạn băng video cũng như có cơ hội để gửi các đoạn bằng video này tới bạn bè và đồng nghiệp của họ.

Biết rõ về đối tượng mục tiêu của bạn trước khi lựa chọn cách thức hay nội dung

Có thể khẳng định rằng khi bạn tiếp thị những chiếc quần pyjama với thông điệp “ấm cúng và giá trị lớn” chắc chắn sẽ không đồng bộ hóa với một đoạn hoạt hình dành cho trẻ em. Điều này nghe có vẻ khá hiển nhiên, song bạn sẽ ngạc nhiên khi biết rằng khá nhiều nhà tiếp thị đã phạm sai lầm này và tất nhiên không thu về được bất cứ kết quả gì. Những sự không tương đồng như vậy chỉ làm lãng phí thời gian và tiền bạc.

Vì vậy, hãy dành thời gian để tìm hiểu về những khách hàng trực tuyến của bạn. Điều này có nghĩa rằng bạn phải ghé thăm trang web của các khách hàng mục tiêu và điều tra về các thông điệp trực tuyến của các đối thủ cạnh tranh và của các sản phẩm/dịch vụ có liên quan. Chỉ sau khi bạn đã xác định rõ tình cảm và suy nghĩ của mọi người, bạn mới có thể định hình được nội dung và các phương thức tương tác giúp đưa sản phẩm, dịch vụ của bạn vào trong những cuộc nói chuyện của họ.

Hơn thế nữa, bạn đừng quên các giải pháp khích lệ, động viên. “Bất cứ khi nào tôi thực thi một chiến dịch truyền khẩu, tôi đều bổ sung vào đó một chút “hối lộ”. Đấy là các món quà miễn phí”, Eric Anderson cho biết, “Nó được coi như là sự cảm ơn. Nhờ vậy, đến nay tôi đã có được những thành công lớn trong việc xây dựng danh sách địa chỉ mail và cơ sở dữ liệu khách hàng”.

Khi bạn biết rõ các đối tượng mục tiêu, sẽ dễ dàng hơn nhiều để xác định rõ hành động khích lệ cần thiết nào sẽ thúc đẩy các khách hàng truyền khẩu thông điệp kinh doanh tiếp thị của bạn.

Hướng tới những khách hàng yêu thích sản phẩm, dịch vụ của bạn

Thế giới kinh doanh trực tuyến đang phát triển nhanh chóng và nở rộ với nhiều loại thông điệp cùng các chiến dịch tiếp thị khác nhau để thu hút sự chú ý của các khách hàng. “Phần đông mọi người đang phát ốm vì sự tấn công ồ ạt của các quảng cáo. Họ chỉ để ý tới một số ít các sản phẩm/dịch vụ nổi bật trong số những loại hình sản phẩm/dịch vụ mà họ quan tâm”, Eric cho biết, “Và khi một người đã yêu thích một sản phẩm/dịch vụ nào đấy, họ sẽ chia sẻ với bạn bè, người thân của mình”. Chính vì vậy, bạn phải đặt mục tiêu tìm bằng được những người yêu thích sản phẩm/dịch vụ của bạn và hướng tới họ.

Ngoài ra, bạn cần tìm ra những cách thức mới mẻ để tiếp xúc với các khách hàng trực tuyến – những người đang trở nên khó tính hơn bao giờ hết. Ví dụ, tại Mỹ, trước cuộc bầu cử năm 2004, các trang blog còn là một điều gì đó khá mới mẻ trên internet. Nhưng vào năm 2005, theo cuộc điều tra của hãng Score Networks, 30% người sử dụng internet tại Mỹ ghé thăm các trang blog hàng ngày. Và đương nhiên họ biết đến các trang blog này là thông qua những lời truyền khẩu.

Tích hợp nỗ lực tiếp thị truyền khẩu với các nỗ lực tiếp thị khác

Trực tuyến luôn là kênh tiếp thị hấp dẫn bởi vì nó hiệu quả, tiết kiệm và nhanh chóng xác định số lượng người quan tâm hơn bất cứ kênh tiếp thị nào khác. Ví dụ, thông qua chương trình phân tích web Microsoft FastCounter Pro, bạn sẽ nhanh chóng đánh giá được kết quả nỗ lực thu hút sự chú ý của mọi người và biết được trang web nào hoạt động hiệu quả nhất.

Tuy vậy, kết quả của chiến dịch tiếp thị truyền khẩu trực tuyến sẽ tốt hơn nhiều nếu bạn biết cách phối hợp với các phương pháp tiếp thị thông thường. Tuỳ thuộc vào sản phẩm/dịch vụ, ví dụ bạn có thể kết hợp một chiến dịch blog trên điện thoại di động với các chương trình tiếp thị trên đài truyền thanh phát tại các địa điểm âm nhạc công cộng ở địa phương. Hay bạn có thể xây dựng một trang web con trên trang web chính của công ty với những thông tin quảng bá, giới thiệu cụ thể khi công bố một dịch vụ mới.

Đừng dừng bước

Cuối cùng, không có công việc tiếp thị nào thành công nếu thiếu sự liên tục. Hãy không ngừng hành động. Và như thế những lời tiếp thị truyền khẩu sẽ ngày càng nhân rộng.

Theo Bwportal

Hien Trang

::

]]>
https://caia.vn/3878-chien-luoc-tiep-thi-truyen-khau-truc-tuyen/feed 0
Marketing cho website với công cụ tìm kiếm (Phần 1) https://caia.vn/3515-marketing-cho-website-voi-cong-cu-tim-kiem-phan-1 https://caia.vn/3515-marketing-cho-website-voi-cong-cu-tim-kiem-phan-1#respond Fri, 09 Apr 2010 00:22:56 +0000 http://localhost:8080/caia.vn/?p=3515 Bạn là chủ nhân của một website và bạn cần thu hút người dùng đến với website của bạn? Qua bài viết này chúng tôi muốn chia sẻ với bạn kinh nghiệm làm thế nào để thu hút người dùng, làm thế nào để họ quay trở lại, cho dù website của bạn là thương mại hay giải trí đơn thuần.

Marketing cho website với công cụ tìm kiếm (Phần 1) 1


Phần 1: Tìm hiểu về SEO

Để tìm kiếm một website phần lớn người lướt web sẽ nhờ đến công cụ tìm kiếm Internet. Trong phần này chúng tôi sẽ trình bày phương pháp để các công cụ tìm kiếm như Google, Yahoo, MSN, Ask.com ….. lưu ý đến website của bạn.

Nếu bạn sở hữu một website đương nhiên bạn muốn có nhiều người truy cập nó. Để tạo ra được điều này website của bạn phải nổi bật trong các kết qua tìm kiếm hợp lệ. Tốt nhất là ở trang kết quả đầu tiên hoặc ở trong một trong ba trang đầu cũng được (phần lớn người xem kết quả tìm kiếm sẽ không thích xem quá 3 trang).

Tối ưu công cụ tìm kiếm hay còn gọi là SEO là nghệ thuật để các công cụ tìm kiếm hiển thị kết quả về bạn nhiều hơn cũng như có đánh giá cao hơn (đánh giá khách quan). Ví dụ khi người dùng tìm kiếm với từ khóa “mua nhà” chắc chắn bạn muốn site mua bán nhà của bạn nằm trong những kết quả đầu tiên.

Để tìm thông tin về website của bạn các công cụ tìm kiếm như Google hay MSN sử dụng một chương trình có tên gọi là “Máy khai thác web” (Web Crawler). Chương trình này phân tích hàng triệu trang web và lọc ra các trang hay các site hợp lệ dựa theo một số điều kiện tìm kiếm. Nếu SEO tốt bạn có thể làm cho các “Máy khai thác web” hiểu được rằng website của bạn là chuẩn nhất về vấn đề nào đấy (mua bán nhà chẳng hạn) so với các kết quả khác tương đương.

Mỗi công cụ tìm kiếm như Google, MSN hay các công cụ tìm kiếm khác đều có một thuật toán khác nhau để đánh giá các website và các thuật toán này là điều tuyệt mật. Tổng quát lại là, các công cụ tìm kiếm sẽ có một chỉ số cho mỗi website để đánh giá tính hợp lệ và đây là điều rất quan trọng. Các từ và cụm từ mà bạn sử dụng trên các trang thuộc site của bạn là những chỉ số quan trọng. Công cụ tìm kiếm sẽ tìm các từ khóa chính từ những cụm từ bạn sử dụng – kiểm tra mật độ sử dụng – và đánh giá tính hợp lệ theo điều kiện tìm kiếm.

Nhưng từ khóa chính cũng không phải là tất cả, vì vậy bạn đừng lạm dụng việc sử dụng với tần suất cao các từ khóa chính này hay cố tạo thật nhiều từ khóa chính khác điều này sẽ làm nội dung thông tin của bạn trở nên không rõ ràng. Hãy làm các nội dung tốt cho người truy cập đừng làm các nội dung cho công cụ tìm kiếm.

Ngoài ra, chỉ số tìm kiếm còn được đánh giá từ số lượng liên kết từ các website khác đến website của bạn bao gồm: số lượng liên kết đến site của bạn, nội dung của liên kết và chất lượng của website có đường link đấy.

Hiệu quả của SEO không phải là việc tăng được đánh giá về website của bạn, nó giúp các công cụ tìm kiếm hiểu được bạn dễ dàng hơn và biết được site của bạn là có chất lượng. Chìa khóa thành công nằm ở nội dung cho người truy cập song song với việc cung cấp các thông tin cần thiết cho các “Máy khai thác web”.

Theo VTC

::

]]>
https://caia.vn/3515-marketing-cho-website-voi-cong-cu-tim-kiem-phan-1/feed 0
Marketing trực tuyến Càng suy thoái, càng phát triển https://caia.vn/2584-marketing-truc-tuyen-cang-suy-thoai-cang-phat-trien https://caia.vn/2584-marketing-truc-tuyen-cang-suy-thoai-cang-phat-trien#respond Wed, 07 Apr 2010 01:02:43 +0000 http://localhost:8080/caia.vn/?p=2584 Kinh tế càng suy giảm, người ta càng cần đến internet để tìm kiếm việc làm, cơ hội làm ăn hoặc chỉ để chia sẻ vui buồn với nhau… Đây chính là nguyên nhân khiến tiếp thị trực tuyến ngày càng phát triển, đặc biệt là khi tình trạng thất nghiệp gia tăng trong thời gian gần đây.

Marketing trực tuyến Càng suy thoái, càng phát triển 1

Tại hội thảo “Điển cứu mới của Harvard về chiến lược tiếp thị trong kỷ nguyên số – Bài học cho các lãnh đạo doanh nghiệp Việt Nam”, diễn ra hôm nay (15/3), tại TP.HCM, do Báo VietNamNet phối hợp cùng Công ty VietNam Report tổ chức, GS. John Quelch cho biết, để đạt lượng khách hàng ở con số 150 triệu, điện thoại cần đến 89 năm, truyền hình cần đến 38 năm, điện thoại di động cần đến 14 năm… thì internet, cụ thể là mạng xã hội Facebook chỉ cần có 5 năm. Miếng bánh lớn, người “ăn” ít Điều đó cho thấy, tác dụng của công cụ tiếp thị trực tuyến đối với các doanh nghiệp là rất lớn. Tuy nhiên, hầu hết các doanh nghiệp trên thế giới đều chưa nhận ra hoặc chưa muốn đầu tư cho mảng tiếp thị trực tuyến vì lý do nào đó.

Theo GS. John Quelch, trong 10 công ty chi nhiều kinh phí nhất cho quảng cáo trực tuyến, đứng đầu là Time Warner (một tập đoàn truyền thông hàng đầu của Mỹ) cũng chỉ chiếm 7% tổng kinh phí tiếp thị của đơn vị này. Trong khi đó, thời gian sử dụng các phương tiện truyền thông của người tiêu dùng và khoản chi cho quảng cáo được thống kê tại Mỹ vào năm 2008 có tỷ lệ khá vênh nhau, đặc biệt trong lĩnh vực internet và phát thanh. Theo đó, internet chiếm 28% lượng người truy cập, nhưng khoản chi cho tiếp thị của các doanh nghiệp chỉ chiếm 12%, phát thanh cũng tương tự với 21% và 6%.

Lĩnh vực truyền hình với lượng người xem chiếm 37%, nhưng khoản chi cho tiếp thị của các doanh nghiệp lại chiếm tới 42%. Tương tự, báo in có lượng người đọc chiếm một tỷ lệ khiêm tốn – 8%, nhưng lại có được 15% trong tổng kinh phí tiếp thị của doanh nghiệp.Những khoản chi cho quảng cáo trên Internet trong năm 2009 chiếm 12,9% trong tổng khoản chi cho quảng cáo trên toàn cầu. Tỷ lệ này tăng đáng kể so với những năm trước đó, tuy nhiên, theo GS. John Quelch, các công ty vẫn chưa thực sự nhận ra tầm ảnh hưởng của internet đối với thương hiệu của mình.

Một trong những nguyên nhân quan trọng nhất được GS. John Quelch lý giải là doanh nghiệp mạnh tay chi cho tiếp thị truyền thống nhằm mua quyền lực hơn là quảng bá sản phẩm. Ngoài ra, với quảng cáo trực tuyến, đặc biệt là những mạng xã hội, doanh nghiệp khó kiểm soát được hiệu quả…Tuy nhiên, xu hướng lướt web để tìm kiến thông tin, giải trí, chia sẻ… ngày càng lan nhanh. Với web 2.0, mọi người có thể trải nghiệm cảm xúc của mình thay vì chỉ đơn thuần thu nhận thông tin như những kênh thông tin truyền thống. Người tiêu dùng có thể tương tác với đơn vị tiếp thị để hai bên hiểu nhau hơn.Có thể nói, tiếp thị trực tuyến gần như không tốn phí, nhưng phản ứng nhanh nhạy hơn, sự tương tác hiệu quả hơn, dẫn đến sự thành công nhanh hơn, nhưng doanh nghiệp vẫn chưa thực sự nhận thức ra điều này.

Kinh tế suy thoái, internet càng phát triểnGS. John Quelch khuyến nghị, doanh nghiệp cần xác định ngay mục tiêu cho tiếp thị trực tuyến, bởi kinh tế càng suy thoái, lĩnh vực này càng phát triển. Khi tình trạng thất nghiệp gia tăng, nhiều khách hàng thích ở nhà hơn, dẫn đến nhu cầu sử dụng mạng xã hội gia tăng. Bên cạnh đó, những người bị khủng hoảng niềm tin thường nghe theo những lời khuyên truyền miệng trên các mạng xã hội.GS. John Quelch cho rằng, 90% dân Mỹ tin tưởng vào những thông tin truyền miệng trên các mạng xã hội như Facebook, Myspace…, kế đến là những website – chiếm 70%, trong khi đó quảng cáo trên truyền hình chỉ chiếm 45%.

Thông tin từ những mạng xã hội không bị kiểm duyệt và được trải nghiệm từ thực tế, do đó mức độ tin cậy nhiều hơn so với những mẩu quảng cáo trên truyền hình, vốn đã được cắt tỉa gọn gàng, sạch sẽ.”, GS. John Quelch nói.Thực tế đó được GS. John Quelch chứng minh từ thành công của những thương hiệu nổi tiếng thế giới như Dove. Thương hiệu này đã rất thành công khi đánh mạnh vào những mạng xã hội và tạo được hiệu ứng từ người tiêu dùng. Theo GS. John Quelch, nếu biết khai thác mạng xã hội, các công ty hoàn toàn có thể tạo ra những cú đột phá ngoạn mục cho thương hiệu của mình, bởi sự lan truyền của những mạng này vô cùng lớn. Đồng thời, thời lượng dừng ở những mạng xã hội lâu hơn so với những trang thông tin truyền thống, bởi họ vào đó để chia sẻ.

Điều này khiến các phương tiện truyền thông truyền thống đau đầu và có xu hương làm chậm lại sự phát triển của truyền thông kỹ thuật số. Thực tế, thời gian qua, nhiều tờ báo in trên toàn thế giới đã tự đóng cửa vì bị truyền thông kỹ thuật số “cướp” mất quảng cáo. Không ít tờ báo in ngay tại Mỹ buộc phải giảm kỳ phát hành, chỉ xuất bản vào cuối tuần vì thu không bù chi.

Báo in, bỏ thì thương, vương thì tội. Những tờ báo còn sống được ở Mỹ chủ yếu là tuần báo, tạp chí hoặc bán nguyệt san, bởi bộ máy của những tờ báo này nhẹ hơn báo ngày. Tuy nhiên, tương lai của những tờ báo này cũng không mấy sáng sủa bởi thông tin thường chậm hơn internet và đã nhạt đi nhiều.”,

GS. John Quelch cho biết. Điều này khiến rất nhiều tờ báo in cho ra đời báo online nhằm thu hút bạn đọc. Tuy nhiên, những tờ báo này thường phải gánh một bộ máy khá cồng kềnh, do đó hiệu quả cuối cùng vẫn không cao. Có thể nói, trong thời đại web 2.0, doanh nghiệp hoàn toàn chủ động được bước đi của mình trong việc xây dựng thương hiệu.Trong đó, trường hợp Pepsi tại Trung Quốc là một điển hình. Công ty này nhanh chóng đăng tải những video của khách hàng, cho phép bình bầu trực tuyến và những khách hàng chiến thắng sẽ được gặp người nổi tiếng. Kết quả là có 27.000 ý kiến bình luận.Đáng nói nhất là số người Trung Quốc nghĩ rằng, Olympics được tài trợ chính thức bởi Pepsi nhiều hơn số người cho rằng đó là Coke. Điều này, chỉ mạng xã hội mới có thể làm được, tuy nhiên số doanh nghiệp thực hiện thành công việc đó lại không nhiều.

(Tâm Vũ – Abviet trích báo cáo VNR)

::

]]>
https://caia.vn/2584-marketing-truc-tuyen-cang-suy-thoai-cang-phat-trien/feed 0