Caia – Công ty SEO tại Hà Nội https://caia.vn SEO & Web Design Fri, 15 Sep 2023 04:11:21 +0000 vi hourly 1 Thiết kế website dưới góc nhìn ngộ nghĩnh https://caia.vn/2653-thiet-ke-website-duoi-goc-nhin-ngo-nghinh https://caia.vn/2653-thiet-ke-website-duoi-goc-nhin-ngo-nghinh#respond Wed, 07 Apr 2010 09:07:16 +0000 http://localhost:8080/caia.vn/?p=2653 Kết hợp hình ảnh sinh động ngộ nghĩnh khi miêu tả sản phẩm sẽ tạo nên những thành công bất ngờ…Hãy xem những nhà marketer trong lĩnh vực công nghệ thông tin mô tả sản phẩm của họ như thế nào?

Thiết kế website dưới góc nhìn ngộ nghĩnh 1

Có rất nhiều tác nhân ảnh hưởng đến việc thiết kế và phát triển website, do vậy, mỗi dự án không bao giờ được phân mảng rõ ràng như trong những hình mô tả dưới đây.
Chúng chỉ như một ví dụ cơ bản, dễ hiểu và vui nhộn về một công việc vốn đòi hỏi chất xám cao.

Thiết kế website dưới góc nhìn ngộ nghĩnh 2

Ba nhân vật chính

Có ba nhân vật chính tham gia vào dự án là bạn – lập trình viên (programmer), họa sỹ thiết kế (designer), khách hàng yêu cầu xây dựng site (client) và website ở đây được thể hiện qua một chiếc bóng đèn.

Thiết kế website dưới góc nhìn ngộ nghĩnh 3

Thảo luận.

Bạn sẽ bắt đầu dự án bằng cách thảo luận với khách hàng về những công việc cơ bản: những điều cần làm, vai trò, trách nhiệm, đối tượng bạn sẽ liên hệ để lấy tài liệu (nội dung text, hình ảnh) cho website…

Thiết kế website dưới góc nhìn ngộ nghĩnh 4

Suy nghĩ.

Bạn và họa sỹ sẽ suy tính xem nên tổ chức mọi thứ như thế nào: điều cần được xây dựng trên mọi trang, mức độ quan trọng… Bạn nên phác thảo một sơ đồ site cho khách hàng và làm cơ sở cho những lần thay đổi nội dung về sau.

Thiết kế website dưới góc nhìn ngộ nghĩnh 5

Mô hình phác thảo

Mô hình phác thảo, giống như một “bộ xương website” sẽ chứa tất cả các thành phần dẫn hướng, tính năng và nội dung xuất hiện trên trang web chính thức nhưng chưa có sự góp mặt của yếu tố thiết kế đồ họa. Mô hình được sử dụng để xác định những vấn đề rắc rối và những thành phần còn thiếu trong cấu trúc chung.

Tạo khung website như thế nào sẽ tùy thuộc ở bạn. Đối với site nhỏ, bạn chỉ cần sử dụng Illustrator hoặc Photoshop. Nhưng với những trang phức tạp, bạn phải viết bằng HTML để khách hàng có thể bấm chuột và kiểm tra xem mọi thứ đã đạt yêu cầu chưa.

Thiết kế website dưới góc nhìn ngộ nghĩnh 6

Chuẩn bị nội dung

Dựa trên sơ đồ site và bộ khung, bạn và khách hàng sẽ cùng nhau bàn bạc về nội dung cho website. Vấn đề nội dung có lẽ là công việc vất vả nhất mà khách hàng phải thực hiện trong suốt dự án và nó mất khá nhiều thời gian.

Thiết kế website dưới góc nhìn ngộ nghĩnh 7

Thiết kế cơ bản.

Khi những điều trên đang diễn ra, chuyên gia thiết kế sẽ tập trung nghiên những kiểu dáng cơ bản của trang chủ và các trang thứ cấp.

Thiết kế website dưới góc nhìn ngộ nghĩnh 8

Khách hàng phản hồi.

Khi thiết cơ bản đã sẵn sàng, khách hàng sẽ kiểm tra và đưa ra những đề xuất chỉnh sửa.

Thiết kế website dưới góc nhìn ngộ nghĩnh 9

Thiết kế lại.

Đôi khi họa sỹ sẽ phải làm lại từ đầu hoặc đảo lộn mọi thứ…

Thiết kế website dưới góc nhìn ngộ nghĩnh 10

Khách hàng chấp thuận.

… Cho đến khi tất cả đều hài lòng.

Quá trình xây dựng – phản hồi – xây dựng lại lặp đi lặp lại trong nhiều giai đoạn của dự án. Ngoài nhiệm vụ cung cấp nội dung, việc đưa ra nhận xét, góp ý cũng là trách nhiệm của khách hàng.

Thiết kế website dưới góc nhìn ngộ nghĩnh 11

Thiết kế cụ thể.

Sau khi mô hình cơ bản được chấp thuận, họa sỹ sẽ thiết kế chi tiết từng trang nhỏ website.

Thiết kế website dưới góc nhìn ngộ nghĩnh 12

Chính thức chấp thuận.

Một lần nữa, chúng được kiểm tra, làm lại và khẳng định lần cuối.

Thiết kế website dưới góc nhìn ngộ nghĩnh 13

Dựng HTML.

Khi đó, bạn bắt đầu hình thành trang HTML thực sự…

Thiết kế website dưới góc nhìn ngộ nghĩnh 14

Sử dụng CSS.

Và tạo phong cách với CSS (Cascading Style Sheets – chuẩn W3C trong việc tạo font, màu, khoảng trống… trong tài liệu web).

Thiết kế website dưới góc nhìn ngộ nghĩnh 15

Trình bày với khách hàng.

Bạn và khách hàng tiếp tục thảo luận để biên tập và chau chuốt cho đến khi có một site hoàn chỉnh.

Thiết kế website dưới góc nhìn ngộ nghĩnh 16

Chạy thử nghiệm.

Giai đoạn cuối cùng của quá trình là sửa lỗi. Site cần được chạy thử nghiệm trên tất cả các nền tảng để tìm lỗi kỹ thuật và phát hiện lỗi nội dung.

Thiết kế website dưới góc nhìn ngộ nghĩnh 17

Ra mắt website với mọi người.

Đến đây, mọi người nói “Kết thúc”, nhưng tất nhiên bạn chưa thể cầm gọn khoản tiền công và ung dung ra về. Bạn phải theo dõi site ít nhất 10 ngày để xem có vấn đề gì phát sinh không.

]]>
https://caia.vn/2653-thiet-ke-website-duoi-goc-nhin-ngo-nghinh/feed 0
20 biện pháp quảng bá trang web của bạn https://caia.vn/2621-20-bien-phap-quang-ba-trang-web-cua-ban https://caia.vn/2621-20-bien-phap-quang-ba-trang-web-cua-ban#respond Wed, 07 Apr 2010 01:34:12 +0000 http://localhost:8080/caia.vn/?p=2621 Buôn bán, trao đổi sản phẩm đang ngày càng khẳng định vị trí thống soái trên không gian ảo, khi mà mọi người đua nhau thiết lập các trang web TMĐT và bổ sung chức năng mua sắm trực tuyến trên website của mình.

20 biện pháp quảng bá trang web của bạn 1

Mặc dù mức độ cạnh tranh ngày một gia tăng, hoạt động kinh doanh trực tuyến vẫn có thể đạt được những doanh số bán hàng ấn tượng, nếu bạn biết cách xúc tiến hiệu quả.

Mới đây, chương trình cộng tác tại Amazon.com và những nhà bán lẻ trực tuyến khác đã được công bố. Chỉ bằng việc giới thiệu các khách ghé thăm trang web của bạn tới một quyển sách liên quan hay một sản phẩm nào đó trên Amazon.com, bạn đã có thể nhận hoa hồng từ bất kỳ giao dịch mua sắm nào của khách hàng này tại Amazon.

Thành công của Amazon và nhiều công ty B2B khác đã khiến các nhà tư vấn kinh doanh trực tuyến không ít lần đưa ra lời khuyên rằng nếu có thể, hãy bán mọi thứ qua Internet. Song để bán được hàng, bạn cần có những chiến lược quảng bá thích hợp. Và 20 mật pháp dưới đây sẽ giúp bạn xúc tiến quảng bá hoạt động kinh doanh trực tuyến một cách hiệu quả nhất:

Xúc tiến e-business ngoại tuyến.

1. Luôn đặt địa chỉ trang web trong các tiêu đề thư, danh thiếp và phần chữ ký ở cuối mỗi e-mail hay ở bất cứ nơi nào khác mà các nhà đầu tư tiềm năng có thể sẽ chú ý tới.

2. Nếu nhân viên của bạn mặc đồng phục, hãy in địa chỉ web trên bộ trang phục đó để bất kỳ khách hàng nào cũng đều nhìn thấy các quảng cáo trang web di động mọi nơi mọi lúc.

3. Đính kèm địa chỉ trang web vào tất cả các sản phẩm/dịch vụ khuyến mãi, quảng cáo mà bạn cung cấp cho khách hàng, ví dụ như tách cà phê, áo thun, dây đeo chìa khoá…. Các vật nhắc nhở hàng ngày như vậy sẽ là một cách hay để thu hút mọi người ghé thăm trang web của bạn.

4. Hãy đưa địa chỉ trang web vào tất cả các bản thông cáo báo chí mà bạn gửi cho giới truyền thông. Một khi đã có sẵn trong các thông tin PR, địa chỉ trang web của bạn sẽ có nhiều khả năng xuất hiện tại các bài viết của giới báo chí về công ty bạn.

5. Đừng quên đặt địa chỉ web vào trong quảng cáo Trang vàng. Đây là một nơi mà mọi người sẽ xem thường xuyên.

6. Công ty bạn có sở hữu một vài chiếc xe riêng? Hãy viết địa chỉ web lên thành xe con, hay xe tải chuyên dùng để giao nhận sản phẩm.

7. Bên cạnh việc in số điện thoại tổng đài miễn phí, hãy viết địa chỉ trang web của bạn vào cuối mỗi trang catalogue để các khách hàng có thể dễ dàng tiếp cận cửa hàng trực tuyến của bạn.

Xúc tiến e-bussiness trực tuyến.

8. Tận dụng và tối ưu hoá lợi thế từ các công cụ tìm kiếm trực tuyến nhằm thể hiện một cách tốt nhất hình ảnh trang web của bạn.

9. Nếu bạn muốn quảng bá mạnh mẽ hơn nữa, bạn có thể khai thác hoạt động tiếp thị trên các công cụ tìm kiếm trực tuyến, nơi bạn sẽ trả tiền để có một đoạn quảng cáo nhỏ xuất hiện khi ai đó tìm kiếm thông tin qua các từ khoá nhất định.

10. Tổ chức cuộc chơi để cho bất cứ ai đăng ký vào trang web của bạn hay đăng ký nhận các bản tin trong một thời gian nhất định sẽ có cơ hội giành được một vài món quà miễn phí.

11. Hàng tuần gửi đi các bản tin qua e-mail cho các thành viên đăng ký trang web của bạn, với nội dung là những lời khuyên và thông tin liên quan đến ngành nghề kinh doanh hay công ty của họ. Bạn hãy nhớ để cho các đường dẫn quay về trang web của bạn.

12. Cung cấp một số nội dung miễn phí cho các trang web khác. Đây là hành động có lợi cho cả hai bên: Các trang khác sẽ có được những bài viết miễn phí để quảng bá hình ảnh, trong khi bạn sẽ có thêm nhiều người ghé thăm trang web từ đường link mà bạn cung cấp, đồng thời tạo ra hình ảnh một chuyên gia thực thụ.

13. Gửi qua e-mail các bản tin xúc tiến kinh doanh được soạn thảo chuyên nghiệp và có trọng tâm hướng đến khách hàng. Hãy dành thời gian quan tâm tới nội dung và hình thức của e-mail: Bạn cần thông qua e-mail để đem lại một giá trị nào đó cho khách hàng, đồng thời không để nó trở thành thư rác.

14. Đề nghị các trang web khác (không phải các trang web cạnh tranh) đặt đường link của họ trong trang web của bạn và, ngược lại, bạn cũng đặt đường link của bạn trên web của họ.

15. Liên kết chặt chẽ với cộng đồng web để hàng trăm trang web có đường dẫn tới trang web của công ty bạn. Việc đó sẽ thu hút thêm người truy cập từ những trang web khác nhau có các nội dung liên quan.

16. Chủ động tham gia vào các diễn đàn, nhóm thảo luận trực tuyến, và luôn ghi địa chỉ web trong phần chữ ký ở bên dưới. (Mặc dù vậy, đừng gắng sức quảng bá để bán hàng. Đa số các nhóm thảo luận đều không tán thành những hành vi như vậy và sẽ nghĩ rằng bạn đang làm phiền cả nhóm).

17. Bất cứ khi nào một ai đó đặt hàng sản phẩm/dịch vụ của bạn trên trang web, hãy gửi kèm cho họ một bộ catalogue hoàn chỉnh để họ quay trở lại với trang web trong các lần tiếp theo.

18. Động viên những người ghé thăm trang web của bạn cho biết ý kiến về các kỹ thuật tiếp thị khác nhau, qua đó giúp bạn cải thiện hiệu quả hoạt động kinh doanh trực tuyến.

19. Bạn không biết chắc các khách hàng muốn gì? Hãy thử một vài cuộc thăm dò trực tuyến nhằm tìm hiểu về sở thích, nhu cầu và quan điểm đánh giá của họ về trang web của bạn.

20. Khi xây dựng các chương trình quảng cáo, bạn cần tìm hiểu thật kỹ về đối tượng mà quảng cáo nhắm đến, mục tiêu của chiến dịch quảng cáo, và cần sử dụng yếu tố sáng tạo nào để mọi người nhắp chuột vào đó, chứ không bỏ đi.

Có thể nói, sự xuất hiện của các hoạt động kinh doanh trực tuyến đem lại nhiều cơ hội mới cho cả công ty và các khách hàng nhờ những lợi thế mà không một phương thức kinh doanh nào khác có được, đó là tốc độ, sự thuận tiện và đơn giản. Giữa một “rừng” những cái tên công ty, trang web B2B, bạn phải thật sự nổi bật và được nhiều người biết đến và nhớ đến khi họ nghĩ đến hình thức mua bán trực tuyến. Chỉ khi đó, bạn mới có thể nghĩ đến thành công thật sự trong không gian ảo này.
Theo Bwportal

::

]]>
https://caia.vn/2621-20-bien-phap-quang-ba-trang-web-cua-ban/feed 0
37 “mẹo” kéo khách vào web. https://caia.vn/936-37-meo-keo-khach-vao-web https://caia.vn/936-37-meo-keo-khach-vao-web#respond Fri, 19 Mar 2010 10:31:23 +0000 http://localhost:8080/caia.vn/?p=936 Cũng như hàng hóa và các phương tiện khác, muốn website của công ty bạn được nhiều người biết đến thì phải tiếp thị, quảng bá nó.

37

Trang web của công ty không những phải chuyên nghiệp về nội dung mà còn phải “nhà nghề” về thiết kế và biết cách lôi kéo khách đến xem. Sau đây là một số “mẹo” đã được tạp chí Internet London giới thiệu trong thời gian qua:

Nội dung là… thượng đế! : 15 lời khuyên đầu nhắc bạn làm web cũng giống như mở cửa hàng, phải luôn luôn tự hỏi:

1. Trên web có gì lạ, có gì cần để khách phải dừng chân.

2. Sự khác biệt của web “chỉ ghé qua một lần” và trang web khiến người ta phải vào hàng ngày là thông tin tươi mới, cách làm mới.

3. Phải có tính độc đáo của nội dung và hình thức, nếu có lỡ “copy” ý tưởng của người khác thì phải chứng tỏ mình thực hiện tốt hơn.

4. Luôn tìm hiểu đối tượng vào là những ai, tra cứu cái gì.

5. Website cần có chức năng tìm kiếm để người truy cập có thể tìm kiếm dữ liệu. Đây là một tính năng vượt trội mà một tờ báo in hay một prochure công ty muốn làm cũng bó tay !

6. Đừng khoe khoang là trang web của bạn có đủ thứ. Cứ cho biết những thông tin và khả năng thật của mình là được rồi.

7. Hãy gợi mở và để sẵn những công cụ cho người vào tự tìm kiếm thông tin. Làm cho người ta tò mò muốn tìm hiểu chứ không cần bày ra ngay tất cả.

8. Thường xuyên cập nhật thông tin tươi mới.

9. Thông tin tươi mới không chỉ là chữ mà còn là hình ảnh. Nhiều website cho thay đổi hình ảnh hàng này để tạo sự mới lạ.

10. Mở chuyên mục tin tức cho công ty của bạn và luôn cập nhật thông tin.

11. Tin tức trên website không chỉ là thông tin làm ăn mà còn có ý nghĩa giáo dục tiêu dùng, kinh doanh, đặc biệt là thương mại điện tử.

12. Tên của website cũng là một loại thương hiệu. Đặt tên cho hay, ấn tượng dễ nhớ, và nhớ đăng ký bản quyền để tránh những tranh chấp.

13. Những thông tin liên quan đến người sử dụng cần được xem trọng. Thật tuyệt vời nếu như người ta vào web không chỉ thấy có hàng hóa, dịch vụ mà còn có lịch chiếu phim, thông tin sự kiện sắp đến, thời tiết, tỷ giá ngoại tệ, giá vàng…

14. Hỏi ý kiến người sử dụng, kể cả trưng cầu ý kiến bằng cách bỏ phiếu. Tuy nhiên phải cân nhắc việc thông tin bị lộ cho phép đối thủ nắm được ý tưởng của mình.

15. Lâu lâu cần có một “happy hour” hoặc “happy day” để kích thích người truy cập viếng thăm website của bạn. Các web thường xuyên cho lấy “chùa” một số phần mềm hay đăng ký nhận không mất tiền một thông tin nào đấy.

Càng có nhiều thứ “miễn phí” càng tốt

16. Mở tài khoản e-mail miễn phí trên trang web của công ty là một sáng kiến hay đã được Hotmail, Yahoo!… áp dụng thành công. Dĩ nhiên, có chỗ “chùa” cho e-mail thì có thêm một lý do khiến người sử dụng phải thường xuyên lui tới.

17. Ngoài ra, người ta còn miễn phí không gian để khách hàng đặt trang web của họ lên trạm web của mình. Đấy cũng là một cách “buôn có bạn, bán có phường” !

18. Một đề nghị nữa là trên trạm web công ty của bạn có luôn những dịch vụ như một ISP miễn phí (cung cấp dữ liệu, phần mềm, thiết kế, tư vấn… ). Ngay chính ngân hàng cũng có thể mở chợ trên mạng và đầu tư vào Internet, kinh doanh như một ISP vậy.

19. Cho thêm một thứ “chùa” khác là cung cấp thiệp điện tử. Một trong những nơi cho không phần mềm làm dịch vụ thiệp điện tử là trạm web của học viện Kỹ thuật Massachusetts: persona.www.media.mit.edu/postcards.

20. Phần mềm cũng là một loại quà tặng khuyến mãi trên mạng rất được ưa chuộng. Cho quà gì cần chọn lựa tùy mục đích và đối tượng. Ví dụ, công ty đồ gỗ cho phần mềm thiết kế nhà cửa, công ty dệt may cho phần mềm sưu tập thời trang…

21. Games cũng là một món miễn phí được hoan nghênh. Hãy tạo thêm một lý do rất thực dụng và hồn nhiên cho khách quay lại, tại sao không?

22. Cũng giống như siêu thị, giờ đây người ta áp dụng cả cách tính điểm tặng quà cho khách vào sử dụng web. Có thể vào xem kinh nghiệm này tại www.ipoints.co.uk hay www.beenz.com

Hình thức mỹ thuật và Phương diện kỹ thuật

23. Thời giờ là vàng bạc, đừng bắt người xem phải chờ lâu hơn 1 phút mới thấy đủ mặt mũi trang web hiện lên. Muốn thế, đừng đưa quá nhiều hình ảnh, âm thanh… lên web, bởi chúng chiếm dung lượng rất lớn. Mỗi trang web không nên vượt quá 60 Kb.

24. Trách cảnh tượng trang web nhan nhản logo, banner quảng cáo. Người xem không có nhiều thì giờ, hình ảnh quảng cáo chỉ khiến người ta phải chờ lâu khi truy cập vừa gây cảm giác nhàm chán, khó chịu. Mỗi trang web chỉ nên có một hoặc hai banner đặt ở đầu và cuối trang. Có thể thêm 5 logo quảng cáo được đặt ở những vị trí không lấn át nội dung.

25. Một lời khuyên chung: web được coi là hấp dẫn phải là nơi người sử dụng bước vào nhanh nhất, lựa chọn nhanh nhất, đúng nhất. Theo kinh nghiệm của web Channel 4, sau một thời gian điều hành, người ta quyết định giảm thiểu ngay cả các thanh công cụ, bởi người vào đã học được nhanh chóng nơi nào họ cần vào, không cần phải hướng dẫn nhiều.

26. Tạo thêm những cửa sổ trình duyệt mới. Kỹ thuật cho phép ngay trên một trang web, bạn có thể tạo thêm một ô nội dung khác hiện lên cùng lúc. Người ta có thể dùng ô này để quảng bá một dịch vụ hay tiện nghi mới.

27. Có công cụ liên kết (link) với các website khác.

28. Có công cụ nói chuyện bằng văn bản tương tác trực tuyến (chat). Hai hay nhiều người có thể nói chuyện cùng lúc qua mạng về một sản phẩm hay ý định làm ăn nào đó.

29. Có forum. Điều này có thể vận dụng như hộp thư khách hàng. Tuy nhiên, để ngăn chặn những thông tin gây nhiễu, cần có phương tiện lọc (filter), thông tin không nhất thiết phải đăng ngay.

30. Trang bị phương tiện ghi hình trên web (web cam). Đây là một kỹ thuật mới cho phép truyền hình trực tiếp lên trang web, rất hấp dẫn.

31. Có công cụ cho phép người sử dụng chọn cách thể hiện nội dung trên trang web theo cách riêng của mình. Chẳng hạn chọn đưa lên hàng đầu thông tin mới nhất về điều họ quan tâm như giá chứng khoán, tin giá cả sản phẩm cụ thể… Nói chung là cần chuẩn bị nhiều “thực đơn” cho khách. Muốn thế, cần phải nắm rõ thông tin cụ thể về nhiều loại đối tượng sử dụng, để chuẩn bị nhiều nội dung phục vụ cho thích hợp. Làm sao cho người sử dụng web thấy đây như là nhà mình, văn phòng mình, cảm giác thoải mái, thân thiệt là rẩt quan trọng.

32. Khách phải được tuỳ chọn muốn đưa lên những phần nội dung cá nhân của mình lên hay không.

33. Nếu cho khách để miễn phí trang web trên website của mình thì nhớ có phương tiện cho khách tự động vào thẳng.

34. Có dịch vụ tự động chuyển thông tin của mình đến e-mail của khách hàng, nhất là khách hàng để miễn phí e-mail trên website để nhắc họ luôn nhớ đến mình.

35. Nếu bạn cho sử dụng miễn phí e-mail và lưu trữ dữ liệu thì tên gốc e-mail phải giống tên gốc website của bạn thì mới đạt được mục đích quảng bá danh hiệu.

36. Phải luôn đặt mình vào vị trí người sử dụng để cải tiến nội dung và hình thức, phương tiện kỹ thuật của web cho ngày một hấp dẫn hơn.

37. Sẵn sàng “trưng cầu ý kiến bạn đọc” và thuê những nhà tư vấn phản biện, góp ý cho trang web của bạn.

Hồng Nhung (Theo Vipcomnet)

]]>
https://caia.vn/936-37-meo-keo-khach-vao-web/feed 0
10 bước để đảm bảo sự thành công của Website https://caia.vn/932-10-buoc-de-dam-bao-su-thanh-cong-cua-website https://caia.vn/932-10-buoc-de-dam-bao-su-thanh-cong-cua-website#respond Fri, 19 Mar 2010 10:29:15 +0000 http://localhost:8080/caia.vn/?p=932 Nhiều người thường tự hỏi không biết hiệu quả website của mình hoạt động như thế nào và làm thế nào để đánh giá được mức độ thành công của website.

10 bước để đảm bảo sự thành công của Website 1

Sau đây là 10 bước để đảm bảo sự thành công của một Website:

1. Xác định những thành viên chủ chốt tham gia xây dựng website

Trong công ty bạn, những ai là người quan tâm tới website của công ty. Để đảm bảo website của công ty thành công không chỉ phụ thuộc vào riêng một ai đó trong công ty và cũng không thể bắt buộc người khác cùng tham gia. Nếu bạn muốn website thành công và đánh giá sự thành công của nó bạn phải tập hợp được những người thực sự quan tâm tới website. Có thể họ có chương trình công tác và muốn xem website như một cách hỗ trợ công việc. Có thể họ thích thể hiện mình như một con người của thời đại Internet. Những người trong công ty thực sự quan tâm tới website của bạn, họ sẽ thường xuyên truy cập và phàn nàn với bạn về những điều không hài lòng với website. Bạn cũng có thể mời họ cùng tham gia tự nguyện đảm nhận một phần trách nhiệm quản lý website.

2. Xác định mục tiêu chính của các thành viên chủ chốt

Khi đã có danh sách những thành viên chủ chốt của website, bạn hãy tìm hiểu xem họ quan tâm tới những vấn đề gì. Ý kiến của họ chính là ý kiến chung của công ty hoặc bộ phận công tác hoặc đơn giản chỉ là ý kiến cá nhân của họ.
Bạn sẽ cần lập danh sách cụ thể những mục tiêu và những vấn đề mà nhiều người quan tâm để trình ra trước cuộc họp Ban điều hành website.

3. Xác định những khách truy cập website chủ chốt

Bạn sẽ có hàng tá cuộc đối thoại với Ban lãnh đạo công ty về những đối tượng truy cập website và những đối tượng nào quan trọng nhất. Câu trả lời nằm trong danh mục theo dõi người truy cập. Đó chính là những người:

• Thường xuyên truy cập nhiều nhất
• Có thời gian lưu lại lâu nhất
• Xem nhiều trang nhất
• Mua nhiều hàng nhất
• Tần suất mua thường xuyên cao nhất
• Tiêu nhiều tiền nhất

Thông thường, những đối tượng được đánh giá là quan trọng nhất chính là những người mang lại nhiều lợi ích nhất cho website trong một khoảng thời gian nhất định, tuỳ theo mục đích của website tại mỗi thời điểm.

4. Xác định mục tiêu chính của những người khách quan trọng nhất

Điều này rất đơn giản, mục tiêu chính của những người khách là: dễ sử dụng, tốc độ nhanh, có chọn lọc và giá cả. Người sử dụng chỉ muốn nhanh chóng và dễ dàng đạt được gì họ muốn trên website.

5. Phân loại mục tiêu chung của tất cả mọi người

Cuối cùng bạn cũng có đủ những thông tin cần thiết. Bạn biết tất cả những gì mọi người muốn và bạn sẽ sắp xếp những mục tiêu này theo mức độ ưu tiên. Sẽ có nhiều ý kiến khác nhau trong ban lãnh đạo công ty về việc liệu tăng doanh thu quan trọng hơn giảm chi phí hay đáp ứng yêu cầu của khách hàng là quan trọng hơn cả. Sau khi cuộc tranh cãi kết thúc, bạn sẽ có được danh sách ưu tiên các mục tiêu của website mà tất cả những người có trách nhiệm đã thảo luận.

6. Xác định những tiêu chí đánh giá cơ bản

Đó là những tiêu chí để bạn có thể đánh giá website của bạn đã sát với mục tiêu mình đề ra hay chưa? Nếu mục tiêu của bạn là thu hút nhiều khách tới thăm thì bạn phải xác định sử dụng phương pháp đếm nào (cookies? logins? javascript?). Nếu mục tiêu chính là doanh thu, bạn phải chú trọng những yếu tố tạo nên quy trình từ gây ấn tượng với ý thức của khách hàng tới lợi ích khi mua hàng và cuối cùng là bán hàng. Nếu là đáp ứng sự hài lòng chung của khách hàng thì phải thống nhất về phương pháp thu thập và đánh giá dữ liệu điều tra ý kiến của khách truy cập website. Và một lần nữa, sự thống nhất giữa các thành viên trong ban quản lý là tiêu chí quan trọng nhất.

7. Xác định công nghệ cần thiết

Khi đã có mục tiêu và phương pháp thực hiện rõ ràng thì bạn cần phải tìm xem công nghệ nào có thể đáp ứng được các yêu cầu chi tiết của bạn, giá cả và sự linh hoạt của nó. Cần phải tính tới sự linh hoạt của công nghệ bởi trong tương lai bạn có thể có những thay đổi với website.

8. Học hỏi những website tương tự

Bạn đã có công nghệ thu thập dữ liệu, một cơ sở tài chính vững chắc và một nhóm người sử dụng tốt bụng, bạn nên hỏi nhà cung cấp công nghệ và thiết bị về những người đã từng mua hàng của họ để kiểm tra trên thực tế chất lượng của công nghệ và thiết bị đảm bảo website vận hành tốt trên thực tế.

9. Chỉ công bố dữ liệu với những người ra quyết định

Chỉ thu thập những dữ liệu thực sự cần thiết với công việc của mình và không nên phát hành rộng rãi những báo cáo về các dữ liệu của website, chỉ nên công khai với những người có thẩm quyền ra quyết định. Quá nhiều dữ liệu sẽ trở thành thừa và vô ích.

10. Độ tin cậy, trách nhiệm và sự hiện hữu

Khi bạn đã quyết định mục tiêu nào là quan trọng và biện pháp đánh giá thì bạn phải quyết định sẽ làm gì với những kết quả thu được và ai sẽ chịu trách nhiệm về những kết quả này. Khi các số liệu được thông báo định kỳ, ai sẽ chịu trách nhiệm kiểm tra lại các số liệu này

Và khi các mục tiêu được nâng cao thì cũng phải khen thưởng cho người có trách nhiệm liên quan. Hãy đảm bảo những báo cáo thực hiện website là một phần không thể thiếu trong quá trình thường xuyên cải tiến website. Khi đó bạn sẽ biết website của mình có hoạt động hay không.

Hà Lam (Theo Bwportal)

]]>
https://caia.vn/932-10-buoc-de-dam-bao-su-thanh-cong-cua-website/feed 0