Caia – Công ty SEO tại Hà Nội https://caia.vn SEO & Web Design Wed, 18 Dec 2024 02:20:41 +0000 vi hourly 1 8+ cách SEO hình ảnh lên Top Google nhanh, hiệu quả https://caia.vn/31686-seo-hinh-anh-len-top-google https://caia.vn/31686-seo-hinh-anh-len-top-google#respond Tue, 16 Jan 2024 07:32:59 +0000 https://caia.vn/?p=31686 Bạn có biết hình ảnh cũng là một trong những yếu tố rất quan trọng trong SEO? Google cũng thống kê có đến hơn 20% các truy vấn tìm kiếm trên Google có liên quan đến hình ảnh. Hình ảnh giúp gửi đến người dùng cái nhìn trực quan về thông tin, sản phẩm, dịch vụ… Nếu tối ưu tốt về SEO thì hình ảnh còn có thể đạt được vị trí TOP trên trang kết quả tìm kiếm. Bài viết này CAIA sẽ hướng dẫn chi tiết cách bạn có thể SEO hình ảnh hiệu quả để đưa hình ảnh, website lên TOP tìm kiếm của Google.

8 Cách SEO hình ảnh lên top Google

Tìm hiểu về SEO hình ảnh

SEO hình ảnh là gì?

Trước khi đào sâu vào chi tiết cách để SEO hình ảnh, CAIA muốn bạn hiểu về khái niệm SEO hình ảnh đang được nhiều doanh nghiệp lựa chọn là hướng đi ngách hiệu quả thời gian gần đây. Bạn có thể hiểu đơn giản đây là một quá trình tối ưu hóa riêng phần hình ảnh để khi người dùng truy xuất tìm kiếm thì hình ảnh bạn tối ưu sẽ xuất hiện tại vị trí cao trên trang công cụ tìm kiếm, đặc biệt là ở mục Google Images.

Seo hình ảnh là gì? khái niệm ai cũng cần biết

SEO hình ảnh là như thế nào?

Cũng giống như SEO văn bản, SEO hình ảnh cũng tập trung để giải quyết nhu cầu của khách hàng, gửi đến khách hàng những hình ảnh chất lượng, đặc sắc, đúng với truy vấn mà họ yêu cầu. Tuy nhiên, thay vì chú trọng vào từ khóa hay nội dung thì SEO hình ảnh sẽ chú tâm hơn vào thẩm mỹ hình ảnh, mô tả chi tiết, cách đặt tên, đặt các thẻ để Google có thể hiểu được và đề xuất nó đến người dùng. SEO hình ảnh không khó nhưng cần tối ưu một cách tỉ mỉ ngay từ bước đầu. Bạn cùng theo dõi ở các bước tiếp theo, CAIA sẽ hướng dẫn chi tiết nhé!

Tầm quan trọng và lợi ích của SEO hình ảnh

SEO hình ảnh có tầm quan trọng rất lớn đối với website bởi nó giúp tận dụng đối đa được nguồn lưu lượng truy cập khổng lồ từ ông lớn Google. Và thực tế cũng cho thấy người dùng hiện nay không chỉ quan tâm tìm kiếm thông tin, nội dung chất lượng mà còn có nhu cầu tìm kiếm hình ảnh không nhỏ, minh chứng sống là thống kê của chính Google, hơn 20% trên tổng số truy vấn tìm kiếm có liên quan đến hình ảnh. Vì thế, việc SEO hình ảnh trong thời điểm hiện tại là cần thiết đối với mỗi website, đóng một vai trò vô cùng quan trọng.

SEO hình ảnh cũng mang đến cho website chủ thể rất nhiều lợi ích phải kể đến như:

Tăng thu hút người dùng bằng hình ảnh đẹp, chất lượng, liên quan

So với truyền thông tin bằng văn bản, thì hình ảnh là một phương tiện truyền tải mang tính sinh động hơn, tiếp cận người đọc nhanh hơn, thậm chí còn tạo ấn tượng và cảm xúc mạnh cho người đọc. Nhiều nghiên cứu thực tế từ hành vi người dùng cũng cho thấy tỉ lệ người dùng kích vào xem hình ảnh chiếm tỉ lệ rất cao, lên đến hơn 90%. Chính vì vậy, lợi ích đầu tiên của việc SEO hình ảnh lên Top chính là tăng thu hút người dùng vào website từ những truy vấn có liên quan đến hình ảnh.

Thu hút khách hàng tiềm năng
Thu hút khách hàng tiềm năng

Để làm được điều này bạn cần chọn lựa được những hình ảnh sát nhất với nội dung từ khóa truy vấn, thẩm mỹ cao để có thể tạo ra những trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng mục tiêu. Khi sự ấn tượng, hài lòng hình thành sẽ tạo ra cảm giác tin tưởng và hành động sau đó của người dùng.

Tăng cường thời gian ở lại website

Cũng giống như việc cung cấp một thông tin văn bản hữu ích, giải quyết được vấn đề của khách hàng sẽ giữ chân người đọc tại website thì hình ảnh đẹp cũng có thể giải quyết những vấn đề đó một cách hiệu quả. Hình ảnh không chỉ giúp bạn truyền tải thông tin quan trọng mà còn giúp giải quyết những thông tin quan trọng, phức tạp một cách dễ hiểu dễ nhớ hơn. Thông qua hình ảnh đẹp mắt, hữu ích sẽ giúp tăng thời gian lưu trú của người dùng trên website lên đến 40%. Vậy nên, việc của bạn cần làm là gửi vào những bức ảnh những thông tin giá trị, hữu ích, giải quyết nhu cầu người dùng để nâng cao chỉ số timeline ở trang web nhé

Tăng tỷ lệ chuyển đổi

Thông qua việc gửi đến những hình ảnh đẹp, chất lượng, chỉn chu, thông tin giải quyết vấn đề cho khách hàng sẽ tạo ra sự tin tưởng không nhỏ đôi với người đọc. Bằng cách này bạn có thể thuyết phục khách hàng mua sản phẩm, dịch vụ, tăng chuyển đổi, doanh thu cho kênh bán hàng trên website. Bằng cách sử dụng hình ảnh thể hiện được rõ ràng công dụng, đặc điểm nổi bật của sản phẩm cùng thiết kế đẹp mắt, ấn tượng, bạn sẽ dễ dàng hơn trong việc thuyết phục người dùng tiềm năng có lý do để mua và sử dụng sản phẩm mình cung cấp.

Tăng uy tín và thương hiệu

Không một thương hiệu nào ngay từ đầu đã nhận được sự tín nhiệm tin tưởng từ khách hàng. Ngay từ đầu, hầu hết các doanh nghiệp đều cần từng bước, từng bước xây dựng mối liên hệ này với khách hàng của mình. Và hình ảnh là một trong những công cụ sắc bén hỗ trợ tối ưu cho quá trình này. Hình ảnh giúp thương hiệu tạo ra được sự khác biệt, độc quyền cho website của bạn. Minh chứng là nhiều thương hiệu không cần nhắc đến tên nhưng khi nhìn thấy hình ảnh hoặc logo khách hàng có thể nhận ra đó là thương hiệu nào, bán sản phẩm gì.

Nếu muốn tạo thương hiệu tốt bạn nên đầu tư cho thiết kế hình ảnh độc quyền, chuyên nghiệp và khác biệt với các đối thủ cạnh tranh. Bạn cũng nên thống nhất các màu sắc sẽ sử dụng hầu hết cho website của mình để tạo ra nhận diện thương hiệu ấn tượng hơn.

☛ Tham khảo thông tin: Các tiêu chí đánh giá một website chuẩn SEO

Cách SEO hình ảnh lên top Google hiệu quả nhất

Có rất nhiều kỹ thuật để giúp SEO hình ảnh lên top Google. Có thể nhiều website cùng ngành nêu ra 15 đến 20 tiêu chí nhưng quan điểm của CAIA có nhiều điểm khác biệt. CAIA sẽ chỉ gửi đến những cách hiệu quả nhất, ít tốn thời gian và công sức nhất, sẽ không chia nhỏ ra mà tập trung sâu để bạn có thể hiểu rõ ràng nhất. Bạn hãy theo dõi những cách CAIA sẽ làm dưới đây:

 1. Đặt tên File hình ảnh chuẩn SEO

Cách đầu tiên cũng là cách đơn giản tối thiểu nhất mà website nào làm SEO cũng cần chú ý đó chính là đặt tên file hình ảnh chuẩn SEO. Đặt tên chuẩn SEO cũng là một trong những yếu tố để Google hiểu được hinh ảnh của bạn và xếp hạng chúng trên trang kết quả trả về. Vậy thì tiêu chí đặt tên file hình ảnh chuẩn SEO là như thế nào? Nó sẽ bao gồm:

  • Đặt tên file ngắn gọn, dễ hiểu: Nghĩa là bạn không nên đặt file quá dài. Tên file chỉ cần là: “seo-hinh-anh-top-google” là được
  • Sử dụng dấu gạch ngang thay cho dấu cách: Thay vì đặt tên là: “Cách SEO hình ảnh” bạn nên đổi thành “cach-seo-hinh-anh”.
  • Tên file hình ảnh cần đặt theo từ khóa mục tiêu của bài: Chẳng hạn từ khóa mục tiêu của bài là “ô nhiễm môi trường” hãy thêm nó vào file đặt tên cho hình ảnh của bạn để Google hiểu được mô tả hình ảnh của bạn.
  • Đặt tên bằng tiếng việt không dấu, sử dụng chữ thường, không dùng chữ hoa, viết tắt: Và tất cả tên file hình ảnh chuẩn SEO đều cần viết chữ thường, không ký tự đặc biệt, không viết tắt, không viết chữ in hoa.

Chẳng hạn bạn đang muốn SEO hình ảnh cho từ khóa “SEO hình ảnh lên top google” thì bạn nên đặt tên hình ảnh là “seo-hinh-anh-top-google” thay vì sử dụng những tên ảnh mặc định như: IMG_2023522_085442.jpg, seo-image-on-google.jpg hoặc 123456789.jpg …

 2. Tải lên định dạng phù hợp

Cách thứ 2 trong quy trình tối ưu hình ảnh chuẩn SEO là bạn phải chọn được định dạng ảnh phù hợp với nội dung và mục đích cho kênh website. Định dạng file ảnh được mã hóa sẵn trên máy tính bao gồm nhiều định dạng như JPG, PNG, GIF, SVG, WebP… Tuy nhiên, không phải định dạng ảnh nào cũng phù hợp đối với website, mỗi định dạng sẽ có những ưu, nhược điểm riêng, phù hợp cho từng mục đích và kênh truyền tải khác nhau.

Tải lên định dạng ảnh phù hợp
Tải lên định dạng ảnh phù hợp

Dưới đây, CAIA sẽ gửi đến chi tiết những đặc điểm của định dạng ảnh đó để từ đó chọn ra được định dạng ảnh phù hợp:

Định dạng JPG: là định dạng có rất nhiều màu sắc, độ phân giải cao, chi tiết như những hình ảnh về con người, động vật, thực vật, thiên nhiên, cảnh quan… Định dạng này có dung lượng nhỏ, chất lượng tốt. Tuy rằng khi nén ảnh sẽ mất đi một phần chất lượng về màu sắc nhưng không đáng kể. => Đây là định dạng phù hợp nhất và được sử dụng nhiều nhất cho website hiện nay.

Định dạng PNG: Có dài màu sắc ít hơn, độ phân giải thấp, thường là những ảnh đơn giản như logo, biểu tượng, biết đồ. Đặc biệt, định dạng ảnh này còn có dung lượng cao, tương thích tốt có nền trong suốt nên rất phù hợp để quá trình thiết kế ra được những bức ảnh đẹp, sáng tạo và chất lượng nhất. => Định dạng sẽ phù hợp cho thiết kế, dung lượng lớn nên không phù hợp tải trực tiếp lên bài viết của website.

Định dạng GIF: Sử dụng định dạng này cho hình động, biểu cảm, chuyển động hay hoạt hình. Có dung lượng thấp, không ảnh hưởng đến tải trang, chất lượng cũng khá.=> Tuy nhiên, định dạng này chỉ hỗ trợ 256 màu nên không phù hợp với hình ảnh website, chỉ sử dụng ở một vài vị trí trên web. (Và với truy vấn từ google thì ở phần google hình ảnh sẽ ưu tiên những ảnh có định dạng JPG hoặc PNG, WebP…).

Định dạng WebP: Là định dạng được Google phát triển sau dựa vào sự kết hợp ưu điểm của JPG và PNG. Định dạng này có dung lượng khá nhỏ, nhỏ hơn cả JPG nhưng vẫn đảm bảo được chất lượng và có hỗ trợ nền trong suốt như PNG. => Tuy nhiên, định dạng này chưa được hỗ trợ rộng rãi trên các trình duyệt, thiết bị và công cụ.

Định dạng SVG: Đây là định dạng cho hỗ trợ như vector, logo, đồ họa…. Định dạng SVG dựa trên XML tạo ra hình ảnh sắc nét, mượt mà, thay đổi kích thước không mất chất lượng. => Tuy nhiên, lại không phù hợp với những hình ảnh nhiều chi tiết như hình ảnh thiên nhiên, con người nên cũng không phù hợp để SEO hình ảnh lên top Google.

Dựa vào những thông tin trên, CAIA nghĩ bạn có thể dễ dàng lựa chọn được định dạng ảnh phù hợp với quá trình SEO hình ảnh đó là định dạng JPG. Định dạng PNG hoặc SVG có thể sử dụng làm công cụ thiết kế ra nội dung ảnh chất lượng trong quá trình SEO hình ảnh

 3. Tối ưu kích thước và dung lượng ảnh

Cách tiếp theo bạn cần tối ưu kích thước và dung lượng ảnh. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến khung nhìn của khách hàng mà còn ảnh hưởng đến tốc độ tải trang của website khi khách hàng truy cập. Nếu hình ảnh kích thước quá lớn, không phù hợp với đoạn văn bản sẽ ảnh hưởng đến thẩm mỹ, nếu hình ảnh quá nặng sẽ khiến website tải lâu hơn, ảnh hưởng đến trải nghiệm người dùng từ đó làm giảm thứ hạng SEO. Vì thế, cải thiện được kích thước và dung lượng ảnh là điều cần thiết trong quá trình SEO hình ảnh trên Google.

Tối ưu kích thước, dung lượng ảnh để không làm ảnh hưởng đến tốc độ tải trang

Tối ưu kích thước, dung lượng ảnh để không làm ảnh hưởng đến tốc độ tải trang

Cách tối ưu kích thước và dung lượng bạn có thể tham khảo như sau:

  • Thay đổi kích thước theo tỉ lệ tối ưu nhất: Kích thước tối ưu chính là kích thước hiển thị trên website, bạn không nên để hình ảnh quá lớn hoặc quá nhỏ so với kích thước hiển thị. Kích thước hình ảnh bài viết được đề xuất chiều rộng từ 750-800px đến chiều cao khoảng 450-500px được coi là tỉ lệ cân đối với khung nhìn của hiển thị trên website và là kích thước cho ra thẩm mỹ đẹp nhất.
  • Giảm dung lượng ảnh không làm mất chất lượng: Bạn có thể sử dụng công cụ chỉnh sửa hình ảnh online hoặc offline để chỉnh sửa kích thước, giảm dung lượng ảnh mà không làm mất đi chất lượng xủa ảnh. Một số công cụ có thể hỗ trợ bạn làm điều này như: Photoshop, Lighroom, compressor.io…

Tham khảo thông tin: Kích thước ảnh chuẩn SEO là bao nhiêu ở trên Website và Facebook

 4. Tối ưu thông tin metadata hình ảnh

Tối ưu các thẻ trong metadata của ảnh
Tối ưu các thẻ trong metadata của ảnh

Đây cũng là cách quan trọng nhất trong việc tối ưu hình ảnh để đạt top trên google. Tối ưu thông tin Metadata hình ảnh nghĩa là bạn đang cần phải đi tối ưu cho các thông tin bổ sung về hình ảnh, văn bản thay thế, thẻ alt text, geotag… Thông tin metadata của hình ảnh khi được tối ưu sẽ giúp Google hiểu rõ hơn về nội dung và ý nghĩa của hình ảnh. Từ đó đề xuất hình ảnh xem nó có phù hợp với truy vấn của người dùng hay không. Tối ưu thông tin metadata sẽ bao gồm:

– Tối ưu tiêu đề: Như đã mô tả ở phần file ảnh chuẩn SEO, bạn nên tối ưu tiêu đề ngắn gọn, chính xác, có chứa từ khóa mục tiêu, sử dụng dấu “-” thay cho dấu cách mỗi từ, kí tự giới hạn từ 50-60 ký tự

– Tối ưu mô tả hình ảnh: Đây là một đoạn văn chi tiết bạn cần phải khai báo về nội dung, ý nghĩa và mục đích của hình ảnh bạn gửi đến. Phần mô tả này sẽ hiển thị khi người dùng nhấp vào xem hình ảnh trên Google Images. Mô tả này nên cung cấp những thông tin hữu ích, có giá trị, có gắn với từ khóa mục tiêu để kêu gọi hành động. Kí tự giới hạn cho phần mô tả này khoảng 150 đến 160 ký tự.

– Tối ưu alt text của hình ảnh: Đây là đoạn văn bản thay thế cho hình ảnh bạn tải lên. ALT text hình ảnh nên được mô tả ngắn gọn, chính xác nội dung mà hình ảnh hiển thị, có chứa từ khóa mục tiêu. Google thực tế không thể nhìn được hình ảnh hiển thị bạn tải lên, nó chỉ có thể quét qua khu metadata của hình ảnh cụ thể là alt text. Vì thế hãy thêm thẻ alt text vào phần văn bản thay thế để giúp hình ảnh của bạn đạt thứ hạng cao trên Google nhé.

– Tối ưu thẻ Geotag: Geotag là một thông tin về vị trí địa lý của hình ảnh. Geotag của hình ảnh giúp cho Google xác định được thông tin vị trí của hình ảnh, từ đó có thể hiển thị chúng ở vị trí cao hơn trên công cụ tìm kiếm nếu vị trí người dùng gần với vị trí của hình ảnh. Tuy nhiên, hiện không nhiều đơn vị có thể đầu tư đến mức chi tiết vào vị trí hình ảnh như này. Nhưng bạn vẫn có thể tìm hiểu và thử gắn tọa độ và tối ưu cho thẻ Geotag bằng một số công cụ hỗ trợ như Lighroom, photoshop…

5. Hình ảnh đẹp phù hợp với nội dung

Hình ảnh luôn mang tính trực quan, sinh động, giúp người đọc dễ dàng hiểu được nội dung phức tạp một cách dễ dàng hơn nên việc của bạn là chọn những hình ảnh phù hợp với đoạn nội dung bạn mô tả. Mặt khác, hình ảnh cũng có thể gây tác động đến cảm xúc của người đọc nên hãy chọn những hình ảnh đẹp nhất, có chất lượng tốt nhất để khéo léo đưa thông tin trực quan này vào tâm trí của khách hàng. Hãy tìm kiếm thêm những công cụ hỗ trợ xây dựng hình ảnh đẹp hơn, bố cục hợp lý, màu sắc phù hợp hơn bạn nhé.

Tối ưu hình ảnh đẹp, phù hợp với ngữ cảnh, nội dung
Tối ưu hình ảnh đẹp, phù hợp với ngữ cảnh, nội dung

6. Chú ý bản quyền hình ảnh, không trùng lặp

Hiện nay, việc tìm kiếm hình ảnh của google, đóng logo được nhiều đơn vị lựa chọn để tạo ra những hình ảnh phục vụ cho bài viết. Tuy nhiên đây không thực sự là cách tối ưu nhất bởi nhiều đơn vị rất chú ý đến vấn đề bản quyền. Bạn có thể tải ảnh về, đóng logo nhưng nếu không để ý bạn vẫn có thể dẫn nguồn website chính tạo ra hình ảnh (đối với ảnh tối ưu Geotag). Điều này không hề có lợi cho quá trình SEO hình ảnh của bạn. Ngoài ra, việc sử dụng những hình ảnh trùng lặp với bên khác sẽ khiến ảnh của bạn hiển thị thấp hơn so với đối thủ hoặc website có hình ảnh đã được index trước đó.

Vì vậy, nên chọn những hình ảnh tự chụp hoặc thiết kế từ đồ họa để tốt hơn cho người dùng và cũng là cách để được Google đánh giá cao hơn.

7. Tạo sơ đồ sitemap cho ảnh

Tạo sitemap hình ảnh để công cụ tìm kiếm dễ dàng index
Tạo sitemap hình ảnh để công cụ tìm kiếm dễ dàng index

Bạn có thể tạo một sơ đồ sitemap cho hình ảnh vừa giúp lưu giữ chúng vừa giúp bot của Google dễ dàng tìm kiếm thấy hình ảnh của bạn để gia tăng khả năng hiển thị nó trên trang công cụ tìm kiếm bằng hình ảnh. Hãy cấu hình đúng file sitemap để đảm bảo Google không bỏ lỡ bất kỳ hình ảnh nào của bạn trong đó.

8. Đa kênh cho hình ảnh

Cũng giống như những công việc SEO văn bản, bạn cần gửi bài viết của mình đến những kênh phù hợp để mở rộng khách hàng tiềm năng của mình, dồng thời cũng tạo ra liên kết từ những kênh uy tín. SEO hình ảnh cũng vậy, sau khi post ảnh lên website bạn cũng cần đa kênh cho hình ảnh lên các trang mạng xã hội như Pinterest, Facebook  hay Twitter để vừa là cung cấp thông tin cho khách hàng vừa giúp quảng bá hình ảnh của website một cách hiệu quả.

Hiện tại, các website SEO của CAIA hiện không chỉ được tối ưu hình ảnh chuẩn SEO mà còn được SEO toàn diện các chỉ số từ onpage, offpage đến xây dựng nội dung chất lượng để website đạt uy tín cao nhất trên trang công cụ tìm kiếm. Bạn có thể tham khảo: Dịch vụ SEO tổng thể tại CAIA

Kết luận

Tóm lại, SEO hình ảnh không chỉ là cơ hội để nâng cao trải nghiệm cho người dùng mà còn giúp hình ảnh và website được đánh giá uy tín cao trên trang công cụ tìm kiếm. Với 8 cách tối ưu phía trên, CAIA hy vọng nó sẽ giúp ích để bạn tối ưu hình ảnh trên website của mình. Cảm ơn bạn đã cùng CAIA đi hết bài viết này. Nếu bạn thấy bài viết này là hữu ích, hãy like hoặc share để CAIA có động lực chia sẻ kiến thức nhiều hơn mỗi ngày. Nếu bạn cần thêm sự trợ giúp về SEO hay các kiến thức về marketing, hãy gọi điện theo số hotline: 036.8966.815 hoặc gửi câu hỏi đến CAIA tại đây để chúng tôi có thể trực trực tiếp tư vấn cho bạn. Cảm ơn và chúc bạn thành công trong việc xây dựng nội dung chuẩn SEO cho website của mình

]]>
https://caia.vn/31686-seo-hinh-anh-len-top-google/feed 0
Mật độ từ khóa trong SEO bao nhiêu là bình thường https://caia.vn/31669-mat-do-tu-khoa-trong-seo https://caia.vn/31669-mat-do-tu-khoa-trong-seo#respond Sat, 13 Jan 2024 07:00:41 +0000 https://caia.vn/?p=31669 Mật độ từ khóa là một khái niệm không còn xa lạ với bất kỳ ai làm SEO, học SEO trong quá trình xây dựng nội dung chuẩn SEO. Tuy nhiên, không phải ai cũng nắm được mật độ từ khóa là gì, tầm quan trọng và cách tối ưu mật độ từ khóa trong mỗi bài viết chuẩn SEO. Bài viết hôm nay, CAIA sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc này và chia sẻ đến bạn những mẹo tối ưu mật độ từ khóa hiệu quả nhất trong SEO. Hãy cùng bắt đầu nhé!

Mật độ từ khóa bao nhiêu là bình thường

Mật độ từ khóa SEO là gì?

Mật độ từ khóa SEO (Keyword Density) là tỷ lệ phần trăm của số lần xuất hiện từ khóa trên tổng số từ trong một bài viết. Nếu nhìn theo góc độ rộng hơn thì bạn có thể hiểu nó là số lần xuất hiện của từ khóa trên một trang hoặc một phần nội dung nào đó trên trang chứ không đơn thuần là xét ở góc độ bài viết. Mật độ từ khóa cho ta thấy được mức độ liên quan của một từ khóa nhất định với một nội dung ta xây dựng. Mật độ từ khóa hiện cũng là một yếu tố quan trọng góp phần vào quá trình xếp hạng của bài viết trên trang công cụ tìm kiếm Google.

Mật độ từ khóa SEO là gì?
Mật độ từ khóa SEO là gì? Mật độ từ khóa bao nhiêu là tốt nhất

Tham khảo thêm: Từ khóa SEO là gì? Tầm quan trọng cách chọn hiệu quả

Cách tính mật độ từ khóa

Để có thể tính được mật độ từ khóa SEO là bao nhiêu bạn có thể tính theo công thức sau đây:

Mật độ từ khóa (%) = (Số lần xuất hiện của từ khóa / Tổng số từ trong bài viết) x 100 (Mật độ được tính theo đơn vị %)

Chẳng hạn: Bạn có một bài viết có số lượng từ là 500 từ, trong đó “từ khóa SEO” của bạn xuất hiện 10 lần ở trong bài viết thì mật độ từ khóa sẽ được tính là 2%. Cụ thể

Mật độ từ khóa (%) = (10/500) x 100 = 2%.

Có thể thấy cách tính mật độ từ khóa cũng rất đơn giản, dễ thực hiện. Bạn có thể áp dụng ngay cho dự án SEO của mình. Ngoài cách thủ công này thì hiện nay cũng có rất nhiều công cụ hỗ trợ để bạn có thể tính được mật độ này như  Yoast SEO hay Rank Math.. Bạn chỉ cần nhập chính xác “Từ khóa SEO” của mình vào mục Keywords, các công cụ sẽ phân tihcs và tính toán mật độ từ khóa và có thể đưa ra cảnh báo màu hoặc những gợi ý để bạn cải thiện mật độ này cho bài viết/website.

Tầm quan trọng mật độ từ khóa SEO

Mật độ từ khóa trong SEO cũng đóng một vai trò quan trọng trong quá trình tối ưu SEO. Nếu bỏ qua yếu tố này bài viết, website rất dễ rơi vào 2 trạng thái sau: 1 là đưa quá nhiều từ khóa vào khiên công cụ tìm kiếm có thể đánh giá hành vi spam, thậm chí có thể bị phạt. 2 là mật độ từ khóa quá ít nên Google cũng không hiểu được nội dung đó bạn viết cho từ khóa đó, rất có thể nó sẽ lên hạng từ khóa khác. Cả 2 trạng thái này đều khiến cho bài viết, website bị đánh giá thấp, khó lên hạng. Vậy nên việc duy trì mật độ từ khóa phù hợp, tự nhiên có rất nhiều ưu điểm, cụ thể:

Tăng khả năng xếp hạng: Nếu website đang được tối ưu các chỉ số SEO, có nội dung chất lượng, cùng với đó bạn biết duy trì mật độ từ khóa tự nhiên, phù hợp có thể giúp website cải thiện xếp hạng trên trang công cụ tìm kiếm một cách nhanh chóng. Không chỉ đối với từ khóa SEO mục tiêu mà thứ hạng độ uy tín của cả website cũng có thể được cải thiện.

Tăng cường truy cập chất lượng: Mật độ từ khóa tự nhiên, phù hợp, tối ưu nội dung tốt sẽ giúp website cải thiện thứ hạng từ đó giúp gia tăng lưu lượng website nhờ người dùng bấm vào từ kết quả tìm kiếm. Không những gia tăng lưu lượng truy cập cho website mà những truy cập này còn là khách hàng tiềm năng, có nhu cầu thực tế về vấn đề, sản phẩm và dịch vụ mà bạn cung cấp.

Giúp công cụ tìm kiếm thu thập thông tin tốt hơn: Việc thêm từ khóa SEO với mật độ phù hợp còn giúp ích trong quá trình nhận diện từ công cụ tìm kiếm. Như đã nói phía trên, nếu mật độ từ khóa quá ít hoặc không có từ khóa bài viết, rất khó để công cụ tìm kiếm xác định được mong muốn và mục tiêu của bạn, nên dù bài viết, website có thông tin hữu ích đến đâu cũng khó có thể lên hạng từ khóa mục tiêu, thậm chí công cụ tìm kiếm có thể đánh giá nhầm và lên hạng cho một từ khóa khác.

Mật độ từ khóa cũng là yếu tố tăng nhận diện cho thương hiệu

Mật độ từ khóa cũng là yếu tố tăng nhận diện cho thương hiệu

Xây dựng thương hiệu, uy tín: Mật độ từ khóa sẽ giúp xây dựng uy tín cho thương hiệu nếu từ khóa SEO bạn tối ưu là những từ khóa về thương hiệu và sản phẩm. Cùng với các từ khóa SEO và những từ khóa thương hiệu nếu đều được tối ưu tốt sẽ giúp cho website gia tăng được nhận diện thương hiệu, uy tín đối với người dùng tìm kiếm. Ngoài ra, việc bạn gửi đến những thông tin chất lượng, đúng với nhu cầu, giải quyết được vấn đề sẽ tạo được lòng tin rất lớn của người dùng, nâng cao vị thế trong lòng người dùng trước hàng loạt các đối thủ cạnh tranh.

☛ Thông tin tham khảo: Chọn tên miền theo từ khóa hay theo thương hiệu

Mật độ từ khóa bao nhiêu là đủ

Vậy thì mật độ từ khóa trong SEO bao nhiêu là đủ, là tốt cho quá trình tối ưu SEO. Chúng ta nên hiểu rằng mỗi từ khóa, mỗi bài viết, mỗi lĩnh vực, ngành nghề đều có những đặc điểm riêng, không giống nhau nên rất khó để đưa ra con số chính xác mà chỉ là các khoảng tương đối. Dù vậy trong quá trình tối ưu SEO, các chuyên gia SEO, những người có kinh nghiệm đưa ra một con số mật độ từ khóa khoảng từ 0.5 đến 3% được coi là phù hợp. Mật độ này đã bao gồm tất cả các từ khóa chính, từ khóa phụ và càn được đặt rải rác khắp bài viết.

Mật độ từ khóa bao nhiêu là phù hợp?

Mật độ từ khóa bao nhiêu là phù hợp?

Ngoài ra, theo một số chuyên gia, công cụ cũng đưa ra những ý kiến khác nhau về vấn đề này:

  • Theo công cụ Yoast SEO, là một trong những Plugins uy tín được hầu hết các công ty SEO cài đặt để đo lường, gợi ý trong quá trình làm SEO. Công cụ này đưa ra gợi ý mật độ từ khóa nên nằm trong khoảng từ 0.5 đến 2,5% là phù hợp. Nếu mật độ từ khóa quá thấp sẽ không bật được tín hiệu để công cụ tìm kiếm biết nội dung bạn xây dựng cho từ khóa nào. Nếu mật độ từ khóa quá cao sẽ bị cho là spam làm giảm thứ hạng bài viết, website.
  • Theo Rank Math, một Plugins khác cho website nền tảng WordPress lại gợi ý mật độ từ khóa nên nằm trong khoảng 1% đến 1.5% được coi là hoàn hảo. Nếu thấp hơn thì trọng số từ khóa không đủ còn quá 1,5% sẽ bị cho là quá tối ưu, giảm cạnh tranh của bài viết, website trên trang công cụ tìm kiếm.

Đó là những ý kiến của những người có kinh nghiệm thực tế, những công cụ hỗ trợ. Trước hàng loạt quan điểm này, ý kiến của ông lớn Google lại hoàn toàn khác. Google cho rằng bạn không nên chú tâm quá vào việc đưa từ khóa vào bài viết, cũng không nên tính toán một cách máy móc mật độ từ khóa, thay vào đó hãy tối ưu thật tốt nội dung và giải quyết nhu cầu của người đọc. Vì thế, việc của bạn cần làm là sử dụng từ khóa vào bài viết với mật độ tự nhiên, hợp lý nhất dựa trên những thông tin bạn gửi đến người đọc. Và CAIA thấy điều này là hoàn toàn đúng!

Cho đến thời điểm hiện tại Google cũng có những thuật toán phức tạp đứng về phía người dùng để thấu hiểu người dùng và nội dung bạn cung cấp chứ không chỉ dựa trên từ khóa. Vậy nên chú ý đến chất lượng, giá trị thật là điều bạn cần quan tâm nhất chứ không phải là một con số cụ thể cho mật độ từ khóa.

Cách tối ưu mật độ từ khóa trong SEO

Dù mật độ từ khóa được khẳng định không phải yếu tố quan trọng nhất, nhưng nếu được tối ưu dựa trên giá trị đem lại cho người đọc thì chắc chắn quá trình tối ưu SEO sẽ đạt hiệu quả cao hơn. CAIA giới thiệu đến bạn một số kỹ năng tối ưu mật độ từ khóa đứng trên lợi ích của người dùng như sau:

Chọn từ khóa phù hợp

Đây là một trong những bước đầu tiên quan trọng nhất trong việc tối ưu mật độ từ khóa. Từ khóa sau khi đã nghiên cứu và lựa chọn dựa trên lưu lượng tìm kiếm bạn nên hiểu rằng nó chính là những truy vấn, tìm kiếm của người dùng về mật vấn đề nào đó. Bạn cần chọn được những từ khóa có liên quan đến nội dung bạn chia sẻ. Đây là cách tự nhiên nhất để đưa từ khóa vào bài viết nhưng vẫn giải quyết được tối ưu nhu cầu của người đọc tìm kiếm. Cũng nên chọn những từ khóa lớn hơn 1 từ để tăng khả năng xác định chính xác nhu cầu người dùng và nội dung bài viết sẽ xây dựng.

☛ Giải đáp: Nên seo từ khóa có dấu hay không dấu thì hiệu quả hơn?

Không spam từ khóa

Tuyệt đối không spam từ khóa dưới bất kỳ hình thức nào

Tuyệt đối không spam từ khóa dưới bất kỳ hình thức nào

Nếu muốn tối ưu SEO cho bài viết, website nói chung, tối ưu mật độ SEO nói riêng thì bạn cần tuyệt đối không spam, nhồi nhét từ khóa. Bởi nếu xảy ra vấn đề này thì dù bài viết được đầu tư hay đến đâu cũng sẽ gây phản cảm không chỉ cho người dùng mà còn khiến công cụ tìm kiếm đánh giá là hành vi tối ưu quá mức để đạt hạng. Đây là một trong những sai lầm mà hầu như những người làm SEO mới, SEO không có kinh nghiệm hay gặp phải. Bạn nên nhớ, việc spam từ khóa này là câu chuyện từ ít nhất 10 năm trước chứ không phải thời điểm hiện tại.

Ưu tiên từ khóa có tìm kiếm cao

Từ khóa có lượng tìm kiếm cao phản ánh được nhu cầu của người dùng về vấn đề. Google cũng đánh giá cao những cụm từ tìm kiếm của người dùng để đưa ra gợi ý trang web giúp giải quyết nhu cầu của họ chứ không phải là mật độ từ khóa trong bài viết. Vì thế, bạn nên lựa chọn những từ khóa có tìm kiếm cao, cố gắng giải quyết vấn đề từ truy vấn đó một cách tốt nhất. Khi bạn giải quyết tốt nhất cho truy vấn của người dùng. Google sẽ ưu tiên gửi kết quả của bạn đến người dùng ở những vị trí cao nhất.

Sử dụng từ khóa đồng nghĩa

Google hoàn toàn có thể hiểu được những từ ngữ đồng nghĩa của từ khóa. Và thực tế cũng cho thấy, những truy vấn tìm kiếm từ khóa đồng nghĩa Google vẫn trả về kết quả đúng. Việc sử dụng từ khóa đồng nghĩa sé giúp cho văn phong bài viết trở nên đa dạng phong phú hơn, mật độ từ khóa cũng nhờ đó mà xuất hiện một cách tự nhiên nhất, hạn chế spam.

Đặt từ khóa tại vị trí quan trọng

Một cách tối ưu mật độ từ khóa tiếp theo đó là nên đặt từ khóa ở những vị trí quan trọng, có ảnh hưởng đến SEO, chẳng hạn như những đoạn mở đầu, đoạn kết bài, đoạn có nội dung quan trọng, tại các thẻ H1, H2, H3, các thẻ liên kết, alt của ảnh. Đặt từ khóa tại vị trí này cũng giúp cho Google nhận diện từ khóa, nội dung bài viết một cách dễ dàng hơn, tăng uy tín để gửi nó đến với người dùng đang có truy vấn liên quan. Tuy nhiên, việc đặt từ khóa tại các vị trí này cũng cần đảm bảo vừa đủ, không spam, đặt cả những từ đồng nghĩa, một cách tự nhiên nhất dựa trên nhu cầu của người dùng.

Viết nội dung tự nhiên, chất lượng

Bạn nên viết nội dung một cách tự nhiên và chất lượng, không nên viết các nội dung chỉ vì mật độ từ khóa, hãy viết dựa trên khía cạnh giải quyết nhu cầu cho người dùng tìm kiếm. Hãy nhớ rằng mục đích bạn xây dựng nội dung là cung cấp thông tin cho người đọc là điều quan trọng nhất sau đó mới xét đến những lợi ích khác. Khi có định hướng, mục tiêu rõ ràng về phía người dùng sẽ giúp thay đổi cách viết, chất lượng và nội dung bài viết. Hãy cố gắng viết văn phong gần gũi, tự nhiên như đang giao tiếp với người dùng, khi cần đặt từ khóa cần xem xét kỹ lưỡng nó có thực sự cần thiết hay không. Nếu đặt cũng chỉ nên đảm bảo từ 1 đến 2% (bao gồm từ khóa chính, phụ, từ khóa đồng nghĩa..).

xây dựng content chất lượng hơn thay vì tập trung vào từ khóa

Xây dựng content chất lượng hơn thay vì tập trung vào từ khóa

Việc xây dựng nội dung chất lượng cho người đọc thay vì tập trung cho từ khóa cũng được đánh giá cao trong quá trình phát triển dài hạn của website, giúp website được nâng cao uy tín của toàn trang.

Tổng kết

Mật độ từ khóa là một trong yếu tố quan trọng trong SEO, nhưng không phải là duy nhất. Bạn cần cân bằng kết hợp từ khóa mục tiêu và nội dung giá trị cho người đọc. Hy vọng bài viết này đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về mật độ từ khóa trong SEO.

Nếu bạn thấy bài viết này là hữu ích, hãy like hoặc share bài viết để CAIA có động lực chia sẻ kiến thức nhiều hơn mỗi ngày. Nếu bạn cần thêm sự trợ giúp về SEO hay các kiến thức về marketing, hãy gọi điện theo số hotline: 036.8966.815 hoặc gửi câu hỏi đến CAIA tại đây để chúng tôi có thể trực trực tiếp tư vấn cho bạn. Cảm ơn và chúc bạn thành công trong việc xây dựng nội dung chuẩn SEO cho website của mình

]]>
https://caia.vn/31669-mat-do-tu-khoa-trong-seo/feed 0
Thu nhập nghề seo là bao nhiêu – ưu và nhược điểm của nghề? https://caia.vn/31656-thu-nhap-nghe-seo-la-bao-nhieu https://caia.vn/31656-thu-nhap-nghe-seo-la-bao-nhieu#respond Thu, 11 Jan 2024 10:53:06 +0000 https://caia.vn/?p=31656 Bạn quan tâm đến nghề SEO và muốn biết về thu nhập cùng những ưu nhược điểm của nghề? Bài viết này, CAIA sẽ gửi đến bạn tất cả những thông tin để bạn có thể đưa ra lựa chọn khách quan nhất cho định hướng nghề nghiệp của mình trong tương lai.

Thu nhập nghề SEO, ưu nhược điểm của nghề

Để có thể trả lời cho câu hỏi về thu nhập nghề SEO cùng những ưu nhược điểm của nghề, trước tiên CAIA muốn bạn hiểu về tổng quan của nghề, các cấp bậc trong nghề. Bạn cùng tìm hiểu thông tin đó qua những chia sẻ sau đây nhé.

Tổng quan về nghề SEO

SEO là viết tắt của Search Engine Optimization, là quá tối ưu hóa một sản phẩm/dịch vụ trên các công cụ tìm kiếm. Nếu như trước đây khi nhắc đến SEO ta sẽ nghĩ đến ngay đó là SEO website trên công cụ tìm kiếm Google thì hiện tại nghề SEO sẽ tồn tại đa hình hơn. Nó có thể là tối ưu hóa video trên công cụ tìm kiếm Youtube, có thể là tối ưu hóa sản phẩm trên sàn thương mại điện tử như Shopee, Tiktok.. Tuy nhiên, cho đến hiện tại thì SEO website trên Google vẫn là hình thức phổ biến hơn cả.

Nghề SEO đòi hỏi rất nhiều kỹ năng và kiến thức về SEO cũng như khả năng phân tích, sáng tạo, linh hoạt làm mới mình trong quá trình làm nghề. Vì thế đây cũng là cơ hội những cũng là thách thức không nhỏ. Cũng vì vậy mà các công việc của nghề SEO sẽ ngày càng update nhiều hơn, sáng tạo hơn. Ở một số doanh nghiệp thì một SEOer có thể kiêm cả việc xây dựng nội dung và chạy cả Ads.

SEO là gì, tổng quan về SEO

SEO là gì, tổng quan về SEO

Mỗi công ty sẽ có một quy trình công việc của nghề không giống nhau, nhưng nếu nhắc đến làm SEO, tùy vào các cấp bậc SEO thì các công việc cần làm như sau:

  • SEO Audit cho website
  • Lên giao diện website chuẩn SEO
  • Nghiên cứu từ khóa, xây dựng kế hoạch nội dung
  • Xây dựng Content
  • Tối ưu hóa Onpage cho Website
  • Thực hiện Offpage, xây dựng backlink
  • Cập nhật hiệu quả của website
  • Theo dõi website và liên tục tìm cách nâng cao

☛ Bạn tham khảo chi tiết hơn về nghề tại: SEO là gì? Hiểu đúng và làm đúng ở 2023

Cấp bậc và chức vụ nghề SEO

Trong SEO cũng được phân ra nhiều cấp bậc và chức vụ khác nhau, tùy vào kinh nghiệm, trình độ và trách nhiệm trong công việc hoặc cũng có thể tùy theo mỗi đơn vị làm SEO. Dưới đây là một số cấp bậc và chức vụ SEO phổ biến nhất trong nghề :

  • Cộng tác viên SEO: đây là cấp bậc SEO thấp nhất trong một công ty SEO. Những người nằm trong cấp bậc này đa phần chỉ tham gia một phần nhỏ của dự án như công tác viên viết bài, cộng tác viên backlink, hoặc là những người đang trong giai đoạn học việc, vừa học vừa làm không dành được 100% thời gian cho công việc.
  • Nhân viên kỹ thuật SEO: Đây là cấp bậc cơ bản nhất của nghề SEO. Khi giữ chức vụ này bạn sẽ là người thực hiện các công việc cơ bản như nghiên cứu từ khóa, tối ưu hóa nội dung, tạo các liên kết trong hoặc ngoài website, theo dõi và báo cáo kết quả SEO. Nhân viên SEO thường sẽ làm việc dưới sự chỉ đạo của người có kinh nghiệm chuyên sâu hơn về SEO như chuyên viên SEO hay trưởng nhóm SEO…
  • SEO Lead: Là người được đánh giá là có những kiến thức và kinh nghiệm nâng cao trong SEO, có thâm niên trong nghề và có kinh nghiệm nhiều dự án. Chuyên viên SEO có thể vừa tự lập kế hoạch chiến dịch SEO vừa có thể làm việc dự án, kiếm tra tiến độ công việc của SEO. Chuyên viên SEO cũng có thể là người hướng dẫn, đào tạo SEO mới. Chuyên viên SEO thường sẽ làm việc trong một nhóm SEO hoặc có thể tự làm Freelancer ở ngoài.
  • Trưởng nhóm SEO: Đây là cấp bậc cao nhất trong nghề SEO và có trách nhiệm cao nhất về kết quả SEO của dự án. Trưởng nhóm SEO có thể quản lý, điều phối các nhóm làm SEO, cũng như đưa ra các tư vấn và thuyết phục khách hàng dự án. Trưởng nhóm cũng có thể đánh giá, cải thiện hiệu quả của chiến dịch SEO sau một thời gian triển khai dự án.

Thu nhập nghề SEO là bao nhiêu?

Mức thu nhập của nghề SEO là một câu hỏi không dễ trả lời bởi nó phụ thuộc vào rất nhiều các yếu tố khác nhau, từ những yếu tố nội tại của SEOer như cấp bậc, chức vụ, trình độ, kinh nghiệm thực tế cho đến những yếu tố đị điểm, đơn vị và khách hàng… Dù không thể đưa ra một con số cụ thể nhưng hoàn toàn có thể có được khoảng thu nhập trung bình của nghề SEO dựa vào từng yếu tố trên.

SEO có phải một nghề có thu nhập hấp dẫn không?

SEO có phải một nghề có thu nhập hấp dẫn không?

SEO cộng tác viên

SEO cộng tác viên: Hiện tại mức lương các công ty SEO chi trả cho các cộng tác viên sẽ ở mức 4 – 6 triệu đồng/tháng tùy vào lượng công việc cộng tác viên dự án. Mức lương này tương đương với mức lương của một SEO thử việc 60-80% lương chính thức. Ngoài ra, con số này cũng sẽ nhỉnh hơn tùy vào khối lượng công việc bạn đạt được hoặc bạn là một cộng tác viên có nhiều kinh nghiệm, thực hiện được những công việc phức tạp. Tuy nhiên, đa phần các công ty hiện cũng ít tuyển dụng những vị trí này hoặc chỉ tuyển dụng trong thời gian ngắn, lương thưởng sẽ tính theo khối lượng việc thực tế nên cũng rất khó để đánh giá chi tiết về thu nhập của một cộng tác viên.

Nhân viên SEO

Một nhân viên SEO mới vào nghề thì mức lương công ty chi trả dao động từ 6 đến 8 triệu đồng/tháng tùy vào năng lực và thể hiện của mỗi người. Con số có thể tăng lên 10 triệu nếu làm tốt và phát triển nhanh. Tất nhiên mức lương này không cố định mà sẽ tăng trưởng theo kinh nghiệm của mỗi SEOer. Sau khi có thâm niên trong nghề, mức lương của nhân viên SEO có thể dao động từ 12 đến 15 triệu đồng nếu công ty kinh doanh hiệu quả. Mức lương này chưa tính thưởng hoàn thành dự án, thưởng nóng…

Thu nhập SEO Lead

Với những yêu cầu kinh nghiệm cao, sự phức tạp trong công việc nên SEO Lead cũng có mức lương khá xứng đáng. Tùy vào đơn vị chủ quản, vị trí địa lý mà vị trí này có thu nhập từ 15 đến 20 triệu đồng (chưa tính thưởng). Nếu công ty có dự án lớn, hiệu quả kinh doanh cao hoặc công ty có liên kết nước ngoài thì mức lương có thể lên đến 25 triệu (chưa thưởng). Đây là một mức lương tương đối cao với nghề SEO tại thời điểm hiện tại. Tuy nhiên, để có được mức thu nhập hấp dẫn này bạn cần trau dồi kiến thức và nâng cao trình độ và tích lũy kinh nghiệm trong nhiều năm.

Trưởng nhóm SEO

Thu nhập trung bình của trưởng nhóm SEO theo thống kê từ những đơn vị làm SEO uy tín có thể từ 20 đến 40 triệu đồng/tháng. Mức thu nhập này hoàn toàn có thể tăng lên cao hơn tùy thuộc vào kinh nghiệm, trình độ và khả năng giải quyết vấn đề của bạn. Đó là mức lương của những công ty vừa. Nếu bạn làm việc tại một công ty lớn hơn, áp lực và khối lượng việc nhiều hơn chắc chắn mức lương còn hấp dẫn hơn nữa.

Mức lương của các vị trí kể trên chỉ bao gồm lương cứng, chưa bao gồm thưởng và đãi ngộ. Thực tế mức lương của nghề SEO có thể cao hơn rất nhiều bởi nguồn thu nhập của SEOer không chỉ đến từ một nguồn là doanh nghiệp mà đến từ nhiều nguồn khác nhau. Lý do bởi đây là nghề có cơ hội làm Freelancer rất cao. Nên mức lương chính thức của nghề SEO có thể tính theo công thức Lương cứng (theo vị trí kể trên) + việc làm ngoài. Thậm chí với những SEOer có tư duy về kinh doanh còn có thể xây dựng website tự bán hàng thì mức thu nhập sẽ tăng lên đáng kể, thậm chí còn cao hơn cả mức lương cứng.

Ưu điểm của SEO

Mức thu nhập hiện tại cũng là một ưu điểm của nghề SEO, tuy nhiên không chỉ có những ưu thế về thu nhập so với các ngành nghề khác, nếu xét theo hướng nhìn của doanh nghiệp thì nó còn có thêm những ưu điểm sau đây:

Tối ưu hóa chi phí: giúp doanh nghiệp tiết kiệm một khoản chi phí không nhỏ so với hình thức mua quảng cáo. Bạn chỉ cần tối ưu website của mình uy tín, được đánh giá cao nó sẽ có mặt ở những vị trí cao trên trang trả về tìm kiếm. Kết quả là tự nhiên nên bạn không phải chi trả chi phí cho mỗi lần hiển thị. Đây là điều mà các hình thức marketing khác cụ thể là quảng cáo không có.

Tăng truy cập tự nhiên và doanh thu: SEO giúp website của bạn gia tăng truy cập hoàn toàn tự nhiên từ những khách hàng tiềm năng. Cũng bởi chính việc có truy cập từ khách hàng tiềm năng nên cũng giúp website tăng doanh thu và chuyển đổi không nhỏ.

Tăng nhận diện và uy tín về thương hiệu: Nếu tối ưu SEO tốt website của bạn có cơ hội xuất hiện ở những vị trí cao trên trang công cụ tìm kiếm. Những vị trí này sẽ tạo cho người dùng cảm giác tin tưởng hơn vào doanh nghiệp vào website. Họ tin rằng những website có xếp hạng cao trên công cụ tìm kiếm tự nhiên là website được nhiều người dùng khác tin tưởng, có nội dung chất lượng và phù hợp cao với nhu cầu của bạn hơn là những trang web ở dưới. Từ đó giúp thương hiệu của bạn có vị thế cao hơn, uy tín hơn đối với người dùng.

SEO giúp cho website  gia tăng lưu lượng truy cập tự nhiên từ những khách hàng tiềm năng

SEO giúp cho website gia tăng lưu lượng truy cập tự nhiên từ những khách hàng tiềm năng

Nhược điểm của nghề

Có nhiều ưu điểm nhưng nghề SEO cũng có không ít nhược điểm, phải kể đến:

Thời gian nâng uy tín: Nghề SEO đòi hỏi bạn cần có thời gian nỗ lực tối ưu website rất lâu mới có thể có kết quả. Bạn không thể mong đợi website của mình sẽ xếp hạng cao ngay sau khi thực hiện các tối ưu SEO. Điều bạn cần là chờ đợi một thời gian đủ dài để công cụ tìm kiếm nhận diện và đánh giá website. Quá trình tối ưu cần diễn ra một cách liên tục và dài hạn. Nếu bạn không đủ kiên nhẫn, thời gian và ngân sách thì đây được coi là một nhược điểm lớn của SEO đối với dự án của bạn.

SEO cần thời gian và công sức đầu tư không nhỏ

SEO cần thời gian và công sức đầu tư không nhỏ

Nhược điểm về thứ hạng: Nghề SEO sẽ không đảm bảo cho bạn sẽ có được thứ hạng cao nhất trong trang kết quả tìm kiếm vì có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến thứ hạng website như hành vi người dùng, thuật toán Google, đối thủ.. Và cũng không có gì đảm bảo website đã lên hạng sẽ không bị tụt hạng. Ở thời điểm hiện tại thứ hạng của website đang có chiều biến thiên từng giờ trong ngày.

Đối thủ cạnh tranh: Thời điểm hiện tại, nghề SEO là nghệ có rất nhiều đối thủ cạnh tranh vì thuận theo nhu cầu, ngày càng có nhiều website cũng muốn có xếp hạng cao trên trang công cụ tìm kiếm. Việc này đẩy mức độ cạnh tranh ngày một lớn. Bạn không chỉ cần nghiên cứu đối thủ tìm ra điểm mạnh, yếu mà còn cần có sự thay đổi, cập nhật từng giờ để có thể tối ưu tốt nhất cho website.

☛ Tham khảo thêm: Ưu, nhược điểm của SEO – Khi nào thì nên bắt tay làm SEO?

Lời khuyên, kinh nghiệm nếu bạn muốn theo đuổi nghề

Hãy chăm chỉ học tập, rèn luyện và cập nhật

Hãy chăm chỉ học tập, rèn luyện và cập nhật

Nếu bạn quan tâm, yêu thích và muốn theo đuổi nghề SEO thì dưới đây là những lời khuyên, kinh nghiệm dành cho bạn:

  • Bạn nên bắt đầu tìm hiểu và trau đồi các kiến thức cơ bản về SEO ngay bây giờ từ những việc như xây dựng nội dung cho đến các kỹ thuật, thuật ngữ trong SEO. Hãy tham khảo những nguồn tin cậy để quá trình học tập đạt hiệu quả tốt nhất. Ngoài ra, bạn cũng có thể học tập từ những người có kinh nghiệm và thành công về nghề, các chuyên gia, trưởng nhóm SEO…
  • Bạn cũng nên thường xuyên rèn luyện thực tế về SEO cho website của bạn hoặc của đối tác để tích lũy kinh nghiệm làm nghề. Có thể bắt đầu từ những trang web nhỏ, đơn giản, lĩnh vực dễ sau đó nâng dần lên những dự án lớn hơn.
  • Luôn cập nhật những kiến thức kỹ năng mời phù hợp với tình hình thị trường ngành SEO. Bởi SEO là nghề có những thay đổi, cập nhật về kiến thức theo xu hướng người dùng và công nghệ. Bạn nên cập nhật từ những đơn vị uy tín, những nguồn tin cậy để có những kinh nghiệm quý báu và thành công hơn trong nghề.

Kết luận

SEO là nghề có mức thu nhập không nhỏ, có nhiều cơ hội phát triển nhưng cũng có những thách thức không nhỏ. Nếu muốn theo đuổi nghề SEO bạn nên nghiêm túc học tập, rèn luyện và cập nhật những kiến thức và kinh nghiệm để có thể phát triển với nghề. CAIA đã giúp bạn trả lời các câu hỏi cơ bản của nghề SEO. Hy vọng với những thông tin này, bạn sẽ có cái nhìn khách quan về nghề và biết đâu sẽ tìm được điểm phù hợp của nghề với sở trường và sở thích của bạn.

Nếu bạn thấy bài viết này là hữu ích, hãy like hoặc share bài viết để CAIA có động lực chia sẻ kiến thức nhiều hơn mỗi ngày. Nếu bạn có những câu hỏi khác về SEO, hãy gọi điện theo số hotline: 036.8966.815 hoặc gửi câu hỏi đến CAIA tại đây để chúng tôi có thể trực trực tiếp tư vấn cho bạn.

]]>
https://caia.vn/31656-thu-nhap-nghe-seo-la-bao-nhieu/feed 0
Sự khác nhau giữa SEO và SEM là như thế nào? https://caia.vn/31627-su-khac-nhau-giua-seo-va-sem https://caia.vn/31627-su-khac-nhau-giua-seo-va-sem#respond Wed, 10 Jan 2024 08:32:58 +0000 https://caia.vn/?p=31627 SEO và SEM là 2 thuật ngữ phổ biến trong lĩnh vực marketing online. Nhưng liệu bạn có biết nó là gì, sự khác biệt giữa SEO và SEM là như thế nào không? Trong bài viết hôm nay, CAIA xin gửi bạn những thông tin chi tiết nhất về 2 thuật ngữ này để bạn có thể tối ưu hóa chiến lược marketing của bạn. CAIA tin rằng sau khi đọc bài viết này, bạn sẽ có cái nhìn tổng quan, rõ ràng nhất về SEO, SEM và sự khác biệt rõ rệt giữa chúng. Bạn cùng tìm hiểu nhé!

SEO và SEM khác nhau như thế nào

Để có thể biết được những khác biệt rõ rệt giữa SEO và SEM trước tiên bạn cùng CAIA tìm hiểu những khái niệm và lợi ích của chúng trong chiến lược tiếp thị online. Rất có thế khi hiểu về nó bạn có thể kết hợp 2 công cụ sắc bén này để mang lại kết quả tiếp thị tuyệt vời cho dự án của mình.

Tìm hiểu về SEO

SEO là gì?

SEO là một khái niệm đã có từ rất lâu, trải qua nhiều năm phát triển thì dịch vụ này cũng có những thay đổi đáng kể. Nếu như ngày xưa nhắc đến SEO, ta sẽ nghĩ ngay đó là SEO Website trên công cụ tìm kiếm là Google thì hiện nay SEO là một khái niệm đa dạng hơn, trên nhiều nền tảng hơn phải kể đến, SEO trên tìm kiếm Facebook, SEO sản phẩm trên shopee, tiktok, SEO địa điểm… Tuy nhiên, SEO website trên Google vẫn là hình thức phổ biến nhất khi nhắc đến SEO trong thời điểm hiện tại.

Về định nghĩa, bạn có thể hiểu SEO là viết tắt 3 chữ cái đầu của Search Engine Optimization, là quá trình tối ưu hóa trên công cụ tìm kiếm tự nhiên. Bạn cần phải tối ưu một sản phẩm hay dịch vụ nào đó với một công cụ tìm kiếm tương ứng. Đối với công cụ Google thì đây là việc tối ưu hóa các chỉ số website để nâng hạng uy tín. Nêu là kênh Shopee thì việc tối ưu lại là sản phẩm, bài viết, tại Youtube sẽ là tối ưu hóa video để video xuất hiện ở vị trí đầu khi người dùng tìm kiếm.

Mục tiêu của SEO là thu hút lưu lượng truy cập chất lượng từ khách hàng tiềm năng vào website. Nghĩa là nếu tối ưu tốt, bạn có mang đến nguồn chuyển đổi từ chính những người có nhu cầu, đang tìm hiểu sản phẩm, dịch vụ hoặc người sẵn sàng mua sản phẩm của bạn.

SEO là gì? 1

SEO là một trong những yếu tố quan trọng trong Marketing Online

Lợi ích của SEO

SEO mang lại rất nhiều lợi ích đáng kể cho doanh nghiệp, phải kể đến:

  • Tối ưu hóa chuyển đổi: Tại CAIA thì đây là lợi ích mà rất nhiều khách hàng mong muốn và đã nhận được khi sử dụng dịch vụ SEO. Chuyển đổi ở đây không chỉ là hành động mua hàng trên website từ khách hàng tiềm năng mà còn là những tối ưu về các công cụ đo lường, cài đặt các goal để chuyển đổi thực sự là tối ưu nhất.
  • Tăng lưu lượng truy cập: Website có thứ hạng cao trên trang trả về tìm kiếm, chắc chắn lưu lượng truy cập tự nhiên của website sẽ tăng lên. Lưu lượng này còn tăng lên nhiều hơn nếu trang web của bạn uy tín, lên hạng nhiều từ khóa tìm kiếm và cung cấp những nội dung hữu ích cho khách hàng.
  • Tối ưu hóa chi phí: Dù bạn cũng cần bỏ ra một khoản tiền để thuê một đơn vị uy tín làm SEO, tuy nhiên số tiền này nằm trong tầm kiếm soát của bạn, bạn không phải trả chi phí theo mỗi lượt click hay lượt xem như quảng cáo trả phí. Đây là một giải pháp tối ưu, lâu dài hơn cho doanh nghiệp.
  • Tối ưu hóa, tăng cường nhận diện thương hiệu: SEO giúp bạn tăng uy tín, nhận biết của thương hiệu với khách hàng nếu website của bạn được tối ưu hóa và có hạng ở những vị trí đầu trên trang kết quả tìm kiếm.
  • Tối ưu hóa các trang mạng xã hội: CAIA hiểu rõ một thương hiệu mạnh cần những yếu tố nào trên mạng xã hội, quá trình làm SEO, thương hiệu của bạn cũng có thể được song song phát triển các trang mạng xã hội khác phù hợp với ngành nghề website như Facebook, intargram, Youtube, Pinterest…

CAIA đã có một bài viết rất chi tiết về SEO cùng lợi ích của nó. Mời bạn tham khảo thêm thông tin tại: SEO là gì? Hiểu đúng và làm đúng ở 2023 

Thông tin về SEM

SEM là gì?

SEM là viết tắt 3 từ đầu tiên của Search Engine Marketing. Đây là quá trình tăng lưu lượng truy cập, tăng chuyển đổi cho website thông qua việc mua quảng cáo trên trang công cụ tìm kiếm. Website sẽ có được vị trí cao trên trang công cụ tìm kiếm bằng cách đầu tư ngân sách cho mỗi ần click. Nhắc đến SEM hiện nay người ta không chỉ hiểu nó là chiến dịch quảng cáo Google Ads nữa mà còn có thể là Facebook Ads, Shopee Ads, Tiktok Ads, …

SEM là gì

SEM mang lại doanh thu, khách hàng tiềm năng không nhỏ cho doanh nghiệp

Mục tiêu của SEM cơ bản cũng là mang đến doanh thu và khách hàng tiềm năng cho trang web của bạn bằng cách mua quảng cáo để tiếp cận những người có quan tâm đến sản phẩm, dịch vụ. SEM hiên nay có hình thức quảng cáo cơ bản như:

  • Quảng cáo tìm kiếm: hoạt động giống như việc tìm kiếm của SEO trên trang công cụ tìm kiếm Google. Nhưng với SEM thì kết quả hiển thị không phải là tự nhiên như SEO mà là do doanh nghiệp trả phí để Google cho lượt hiển thị đó. Bạn sẽ phải trả tiền nếu người dùng nhấp vào kết quả hiển thị của quảng cáo đó.
  • Quảng cáo mạng hiển thị: Đây là những quảng cáo dẫn link về website của bạn nhưng lại hiển thị ở những website khác, thông thường đây là những website có liên quan đến sản phẩm hay dịch vụ bạn cung cấp. Tương tự quảng cáo tìm kiếm thì bạn cũng phải trả phí cho mỗi click vào vùng hiển thị đó.
  • Quảng cáo video: Đây là những quảng cáo sẽ xuất hiện ở trước, trong và sau mỗi video trên nền tảng Youtube. Quảng cáo càng xuất hiện ở những video hot, viral bạn sẽ phải chi trả giá thầu cho mỗi click cao hơn. Bạn có thể trả chi phí theo số lượt xem hoặc theo tương tác của quảng cáo.

Để các chiến dịch này mang đến hiệu quả tối ưu, bạn cần nghiên cứu kỹ lưỡng, chọn các từ khóa phù hợp với mục tiêu, xem xét đến độ cạnh tranh và ngân sách đầu tư. Bạn cũng cần tạo ra những quảng cáo hấp dẫn, đánh vào nhu cầu của khách hàng. Có thể là những banner dẫn link, video hay chỉ là bức ảnh kèm thông tin nhưng nó cần hấp dẫn được người đọc. Ngoài ra, bạn cũng cần tối ưu hóa trang đích để người dùng có thể dễ dàng đưa ra những hành động sau khi đã tìm hiểu, tham khảo hết thông tin trên trang đích. Tạo các nút tư vấn, nút mua hàng, liên hệ phù hợp trong mỗi trường hợp để nâng cao chuyển đổi.

Lợi ích của SEM

Nếu đủ ngân sách đầu tư phù hợp và lâu dài với tưng ngành nghề thì SEM cũng mang đến không ít những lợi ích cho website và doanh nghiệp sử dụng nó. Cụ thể:

  • Gia tăng lưu lượng truy cập: Đây được coi là một lợi thế lớn nhất của SEM, nếu tối ưu tốt, đầu tư chi phí lâu dài đây cũng sẽ là nguồn lưu lượng truy cập không nhỏ cho website của bạn.
  • Tăng nhận diện thương hiệu: Đây được coi như một khía cạnh mở rộng của marketing online so với tiếp thị truyền thống. Khách hàng sẽ tiếp cận với thương hiệu của bạn nhanh hơn, dễ giao tiếp với khách hàng hơn. Từ đây thương hiệu của bạn sẽ hình thành lượng khách hàng tiềm năng, trung thành nhất định.
  • Tốc độ nhanh chóng: Các chiến dịch quảng cáo sẽ cho kết quả nhanh chóng, thậm chí là ngay lập tức. Bạn có thể thu về lợi nhuận ngay sau khi chạy chiến dịch quảng cáo dù khách hàng vẫn chưa nhận diện thương hiệu một cách rõ ràng.
  • Linh hoạt điều chỉnh ngân sách: Khi sử dụng SEM bạn có thể tự điều chinh ngân sách, tối ưu từ khóa, điều chỉnh vị trí, thời gian hay nội dung quảng cáo để đạt được hiệu quả quảng cáo tốt nhất.
  • Tăng cường nhắm mục tiêu: Bạn có thể linh hoạt lựa chọn đối tượng xem quảng cáo phù hợp với sản phẩm của bạn, theo độ tuổi, theo từng khu vực, giới tính, theo sở thích và cả hành vi. Từ đó giúp gia tăng đáng kể chuyển đổi của chiến dịch quảng cáo.

☛ Tham khảo: So sánh SEO và Google Adwords Nên chọn 1 hay cả 2?

Sự khác nhau giữa SEO và SEM

Có thể thấy cả SEO (Search Engine Optimization) và SEM (Search Engine Marketing) đều đóng vai trò quan trọng trong chiến lược marketing trực tuyến, tuy nhiên chúng cũng có những khác biệt rất lớn. Bạn có thể theo dõi sự khác biệt dựa trên những tiêu chí sau đây:

TIÊU CHÍ SO SÁNH SEO SEM
Chi phí Miễn phí trên mỗi truy cập, nhưng đòi hỏi nhiều thời gian và nỗ lực. Hiện các dự án SEO để thu về kết quá cần tối thiểu 6 tháng đến 1 năm. Bạn cũng không tự mình làm SEO được nên vẫn cần chi trả chi phí đơn vị làm SEO. Có phí nhưng mang lại kết quả nhanh chóng. Độ hiệu quả sẽ phụ thuộc nhiều vào ngân sách đầu tư trên mỗi ngành, nghề cụ thể.
Kết quả Mang tính dài hạn, bền vững hơn, nhưng khó đoán, phải ứng biến với nhiều thay đổi sau mỗi lần cập nhật thuật toán của Google. Ngắn hạn, linh hoạt, nhưng dễ biến động, không phải chiến dịch nào cũng mang lại hiệu quả tối ưu nhất. Kết quả không thực sự bền vững.
Lượng truy cập Lưu lượng truy cập tự nhiên từ chính những truy vấn của người dùng, lưu lượng chất lượng, nhưng không dễ để kiểm soát. Lưu lượng mỗi truy cập là trả phí trên mỗi click hoặc hiển thị. Độ cạnh tranh cao. Nếu ngừng quảng cáo thì lượng truy cập sẽ không còn.
Đo lường Khó đo lường hơn, phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Kết quả đo lường cần có thời gian cập nhật. Dễ đo lường, có thể theo dõi và điều chỉnh
Kết hợp Có thể kết hợp với các phương pháp tiếp thị khác kể cả SEM Có thể kết hợp với SEO để tăng hiệu quả của chiến lược marketing.

Hy vọng bảng phía trên sẽ giúp bạn hiểu được sự khác biệt của 2 chiến lược SEO và SEM một cách dễ dàng để từ đó có những quyết định sáng suốt cho dự án Marketing của mình.

Khi nào nên dùng SEO, khi nào nên dùng SEM?

Có thể thấy bảng so sánh phía trên cũng phần nào cho bạn biết khi nào nên chọn SEO, khi nào nên chọn SEM. Tuy nhiên, CAIA vẫn muốn tổng hợp lại cho bạn dựa trên các yếu tố cụ thể

Yếu tố mục tiêu

Nếu bạn muốn thúc đẩy nhanh chóng về cả lưu lượng truy cập, doanh thu, khách hàng tiềm năng thì các dự án quảng cáo SEM sẽ phù hợp với mục tiêu của bạn. Còn nếu bạn muốn xây dựng uy tín, kết quả bền vững, lâu dài thì nên sử dụng chiến lược SEO cho doanh nghiệp của mình.

Theo ngân sách đầu tư

Tùy vào ngân sách đầu tư sẽ giúp bạn quyết định mình nên sử dụng chiến lược SEO hay SEM. Cụ thể: Nếu bạn có ngân sách lớn, sẵn sàng đầu tư, chi trả cho mỗi lần người dùng kích vào quảng cáo thì nên sử dụng chiến lược SEM. Ngược lại, nếu có chi phí thấp hơn nhưng có nhiều thời gian để tối ưu website thì SEO sẽ là lựa chọn tốt nhất cho bạn.

Tùy vào ngân sách đầu tư mà bạn có thể đưa ra lựa chọn phù hợp

Tùy vào ngân sách đầu tư mà bạn có thể đưa ra lựa chọn phù hợp

Theo từ khóa

Những từ khóa có độ cạnh tranh cao sẽ rất khó có được thứ hạng cao trong kết quả tìm kiếm tự nhiên, nó đòi hỏi website của bạn có uy tín được xây dựng lâu dài. Vậy nên với những từ khóa có độ cạnh tranh cao thì SEO không phải lựa chọn tối ưu. Tuy nhiên, trong trường hợp này thì SEM lại có thể giải quyết cho vấn đề này, quan trọng bạn cần chuẩn bị đủ ngân sách và một trang đích hữu ích cho người đọc.

Tóm lại, SEO và SEM đều là những phương pháp tiếp thị hiệu quả trên các công cụ tìm kiếm. Việc chọn SEO hay chọn SEM phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố mục tiêu, ngân sách hay từ khóa. Thực tế bạn hoàn toàn có thể sử dụng kết hợp cả 2 chiến lược này để mang lại hiệu quả tốt nhất cho dự án marketing của mình….

CAIA hiện cung cấp cả 2 dịch vụ SEO tổng thể và quảng cáo Google Ads. Bạn có thể tìm hiểu thêm dịch vụ cũng như những lợi ích và đãi ngộ khi sử dụng dịch vụ ở CAIA tại:

KẾT LUẬN

SEO và SEM đều là những công cụ vô cùng hữu ích  cho chiến lược Marketing của bạn, giúp bạn tiếp cận khách hàng tiềm năng và gia tăng chuyển đổi khách hàng trên các công cụ tìm kiếm. Tùy vào các yếu tố mục tiêu, ngân sách, và chiến lược bạn có thể lựa chọn SEO hoặc SEM tăng hiệu suất tiếp thị. Nếu bạn thấy bài viết này là hữu ích, hãy like hoặc share bài viết để chúng tôi có động lực chia sẻ kiến thức mỗi ngày. Nếu bạn muốn được tư vấn chi tiết hơn về SEO hoặc SEM hãy gọi điện theo số hotline: 036.8966.815 hoặc gửi câu hỏi đến CAIA tại đây để chúng tôi có thể trực trực tiếp tư vấn cho bạn. CAIA sẽ giúp bạn tạo nên những chiến dịch tiếp thị hiệu quả, an toàn và bền vững!

]]>
https://caia.vn/31627-su-khac-nhau-giua-seo-va-sem/feed 0
SEO là gì? Hiểu đúng và làm đúng ở 2024 https://caia.vn/14113-seo-la-gi https://caia.vn/14113-seo-la-gi#comments Wed, 29 Nov 2023 08:16:55 +0000 http://localhost:8080/caia.vn/?p=14113 SEO là một khái niệm đã không còn mới ở Việt Nam, trải qua vài chục năm hình thành và phát triển thì dịch vụ này đã thay đổi rất nhiều. Đến thời điểm hiện tại, nếu bạn vẫn đang hiểu: SEO là nâng hạng từ khóa trên Google thì tôi nghĩ nó đã quá outdate. Tại bài viết này tôi sẽ cung cấp cho bạn những khái niệm về SEO mới hơn, từ đây bạn sẽ có cách làm đúng ở giai đoạn cuối 2024 này.

SEO là gì? Hiểu đúng và làm đúng ở 2024 1

SEO là gì?

Nói về định nghĩa, SEO là viết tắt của Search Engine Optimization tạm dịch là tối ưu hóa cho công cụ tìm kiếm. Vì ở Việt Nam có rất nhiều công cụ tìm kiếm vì vậy chúng ta có thể SEO ở rất nhiều nền tảng khác nhau ví dụ như: SEO Website, SEO video, SEO app, SEO img…

Trong trường hợp người nói chỉ dùng từ SEO thì ở Việt Nam bạn có thể hiểu là SEO Website, đây là hình thức SEO phổ biến nhất và chiếm đại đa số các trường hợp. Tại phần sau của bài viết này tôi sẽ chủ yếu nói về SEO website vì đa số người đọc bài viết này đang tìm kiếm thông tin về nó.

SEO là gì? 1
SEO web trên Google là hình thức phổ biến nhất nhưng không phải duy nhất

Sau nhiều năm hình thành và phát triển, SEO web trở thành 1 dịch vụ rất phổ biến và được rất nhiều doanh nghiệp sử dụng. Khi trở thành 1 dịch vụ thì với nhu cầu của thị trường dịch vụ này bắt đầu marketing hóa. Thay vì chỉ cam kết và tính tiền theo số từ khóa đạt top, dịch vụ này bắt đầu có những cam kết về chuyển đổi nhiều hơn, nhiều khách hàng thuê dịch vụ SEO với mong muốn bán được nhiều hàng hơn thông qua website chứ không còn đơn thuần chỉ quan tâm đến top từ khóa.

Ngoài ra vì công cụ tìm kiếm là để phục vụ con người vì vậy làm SEO web giờ đây cần hướng đến con người nhiều hơn. Giờ đây làm SEO đã không phải là công việc thuần túy của những người có nền tảng công nghệ thông tin tốt nữa. Nó bắt đầu là công việc của cả những người am hiểu về marketing, UI, UX hay các nhân viên thuần túy sáng tạo nội dung.

Xem thêm video tóm tắt về SEO tại đây:

Lịch sử hình thành và phát triển

Nói về lịch sử hình thành và phát triển của SEO thì tôi nghĩ nó có thể bắt đầu từ năm 1991. Tuy nhiên phải đến đầu những năm 2000 thì nó mới thực sự bùng nổ trên thế giới và chính thức được coi là một dịch vụ. Tại thời điểm đó, các công cụ tìm kiếm như Google, Yahoo, v.v. đang có sự cạnh tranh với nhau khốc liệt.

Lịch sử hình thành và phát triển 1

Tại Việt Nam, dịch vụ SEO tôi nghĩ thực sự bùng nổ tại những năm từ 2008 đến 2010. Đây cũng là thời điểm mà CAIA suy nghĩ nghiêm túc về việc cung cấp dịch vụ này. Tại thời điểm này, SEO rất thuần tính kỹ thuật, đa phần các SEOer là những người có chuyên môn công nghệ thông tin. Ở thời điểm này thì định nghĩa SEO là tối ưu hóa website cho Google cũng không sai.

Tuy nhiên mọi thứ đã thay đổi, ở thời điểm hiện tại ngoài Google ra thì còn có rất nhiều các nền tảng có công cụ tìm kiếm khác nhất mạnh như: Youtube, Facebook, Tiktok, Shopee … SEO có thể thực hiện ở rất nhiều nền tảng khác nhau. Ngoài SEO cho Google thì vẫn còn rất nhiều hình thức khác ví dụ như: SEO ở Youtube, SEO ở Shopee hoặc bạn cũng có thể bắt gặp SEO app ở điện thoại… Nhưng khi nói đến SEO thì có đến > 80% là có ý nói đến SEO website.

Bên cạnh việc có rất nhiều hình thức khác thì ngay bản thân dịch vụ SEO website cũng thay đổi. Dịch vụ này ngày càng giảm tính kỹ thuật và giống với hình thức marketing nhiều hơn. Mọi người làm SEO với mục tiêu để marketing và bán được nhiều hàng hơn chứ không ngừng lại ở việc có top. Thay vì mục tiêu đứng top, những người đi thuê dịch vụ này càng ngày càng quan tâm đến tỉ lệ chuyển đổi nhiều hơn.

Các lợi ích của SEO Website

Lợi ích của SEO

Nhiều người vẫn thường chỉ biết đến SEO là nâng hạng từ khóa trên công cụ tìm kiếm mà chưa biết đến rất nhiều lợi ích khác của nó. Tại CAIA, dịch vụ SEO có rất nhiều lợi ích đáng kể như sau:

  • Tối ưu hóa tỷ lệ chuyển đổi: Tại CAIA thì đây là một lợi ích rất nhiều khách hàng muốn có. Chuyển đổi ở đây không chỉ là vấn đề khách hàng hành động mua hàng trên website mà còn là công cụ đo lường, cài đặt Goal để tỉ lệ chuyển đổi là tối ưu nhất.
  • Tối ưu hóa hiệu năng cho website: Hiệu năng ở đây có thể hiểu là tốc độ load trang, khả năng hiển thị đa trình duyệt, thiết kế các mục đặt hàng, tư vấn thân thiện với người dùng.
  • Nâng hạng từ khóa trên công cụ tìm kiếm: Đây là lợi ích mà nhiều người biết đến khi làm SEO. Từ lợi ích này, website sẽ thu về không ít khách hàng tiềm năng.
  • Tối ưu hóa thương hiệu trên các mạng xã hội: CAIA hiểu rất rõ làm thế nào để có một thương hiệu mạnh trên internet. Vì vậy, CAIA luôn tư vấn và cùng bắt tay với khách hàng xây dựng lên các kênh thông tin khác một cách hiệu quả.
  • Quản trị và khai thác hết giá trị của website: đây là lợi ích dành cho doanh nghiệp mà không phải công ty nào cũng làm được. Khách hàng sẽ được quản trị website để quá trình SEO đạt hiệu quả tối đa.

 Xem chi tiết: Lợi ích của dịch vụ SEO tổng thể

Các công việc cần thực hiện khi làm SEO Website

SEO Onpage

SEO Onpage 1
Tối ưu SEO Onpage là gì?

Là tập hợp các công việc, phương pháp tối ưu các yếu tố trong phạm vi bên trong của website, các công việc thuộc SEO onpage có thể kể đến như: tối ưu nội dung, tối ưu video, hình ảnh, tối ưu tốc độ website, tối ưu code, tối ưu UI/UX…

Để tối ưu Onpage bạn cần có một quy trình, kế hoạch bài bản, chi tiết với định hướng dài hạn. Trong quá trình thực hiện, mỗi công ty làm SEO website sẽ có những cách làm riêng biệt để tối ưu nhất cho mỗi dự án.

SEO Offpage

SEO Offpage 1
Nếu như SEO Onpage có vai trò tối ưu, nâng cao những yếu tố nội tại của website “Tôi tối ưu những thứ tôi có” thì SEO Offpage được hiểu là tập hợp công việc để nhằm mục đích tối ưu hóa các yếu tố bên ngoài, nâng uy tín website dựa vào việc xây dựng liên kết, marketing trên các kênh mạng xã hội (Social Media)… Hay nói cách khác, Offpage được hiểu đơn giản là tăng độ phủ của website ở các nền tảng khác: Facebook, Youtube, …

Những công việc hết sức cụ thể của phần Offpage ở đây bạn có thể kể đến như mua bài PR, Chia sẻ nội dung tại các MXH khác, trao đổi liên kết …

Sản xuất Content

Sản xuất Content 1

Công việc sản xuất Content được thực hiện bởi các Copywriter theo kế hoạch đã được vạch ra ở mỗi dự án. Cùng một ý tưởng viết bài cho các từ khóa đã định, Copywriter có thể viết nó thành nhiều dạng khác nhau như content text để đăng vào website, content hình ảnh để đăng vào Facebook hay content video để đăng vào Youtube cũng như tiktok …

Tại thời điểm hiện tại, có nhiều nhiều cách để sáng tạo nội dung. Có những content được sản xuất bằng AI gây ra rất nhiều ý kiến trái chiều, nhưng ở một số dự án SEO vẫn được sản xuất bởi các Copywriter có nhiều năm kinh nghiệm. Nếu bạn là người đi thuê dịch vụ SEO, bạn hãy hỏi kỹ về cách agency sản xuất content cho dự án của mình.

Trên đây là 3 công việc tiêu biểu cần làm ở mọi dự án SEO. Nếu bạn muốn hiểu 1 cách chi tiết hơn về SEO là làm những gì. Tôi sẽ mời bạn đọc tiếp bài viết: Quy trình SEO chuẩn 8 bước.

Khi nào bạn nên làm SEO Website

Mặc dù SEO đem lại vô vàn những lợi ích cho doanh nghiệp, tuy nhiên cũng có người hợp và không hợp. Câu hỏi có nên làm SEO hay không là câu hỏi mà CAIA thường hỗ trợ khách hàng trả lời. Các yếu tố như sau sẽ dùng để cân nhắc xem bạn có nên làm SEO hay không:

  • Bạn cần gì khi quyết định làm SEO cho website của mình?
  • Lĩnh vực của bạn có phù hợp để làm SEO hay không? (phân tích độ cạnh tranh và lượng tìm kiếm)
  • Ngân sách bạn dùng để quảng cáo trên Google là bao nhiêu ? Bạn định dùng bao nhiêu cho SEO?
  • Ngân sách dùng cho SEO của bạn có đủ để cạnh tranh với các đối thủ khác hay không?
  • Bạn đã có đội ngũ am hiểu về SEO hay Agency đủ uy tín để triển khai dự án không?

Trên đây là những câu hỏi mà bạn cần trả lời trước khi quyết định làm SEO, nếu bạn gặp khó khăn ở bất kỳ cầu hỏi nào ở trên, bạn hãy gọi điện theo số hotline: 036.8966.815 hoặc gửi câu hỏi đến CAIA tại đây để chúng tôi có thể trực trực tiếp tư vấn cho bạn.

Một vài câu hỏi thường gặp về SEO

Chọn SEO hay Google ads?

Có rất nhiều hình thức quảng cáo hiện nay, trong đó được sử dụng nhiều nhất là SEO và Google ads. Bạn đang phân vân không biết nên chọn quảng cáo nào. Thực tế, cả SEO và Google Ads đều mang đến những lợi ích nhất định trong việc quảng bá, tiếp cận sản phẩm đến khách hàng tiềm năng. Tuy nhiên, để có lựa chọn đúng nhất cần dựa vào:

  • Sản phẩm cung cấp
  • Loại hình kinh doanh
  • Giai đoạn phát triển sản phẩm
  • Ngân sách đầu tư

Chọn SEO hay Google ads? 1

Nói một cách đơn giản thì nếu bạn muốn nhanh có kết quả, tạo ra doanh thu ngay lập tức thì Google Adwords thì sẽ là lựa chọn hợp lý. Còn nếu bạn muốn tăng trưởng bền vững, uy tín, ổn định lâu dài thì nên chọn SEO. Bạn cũng có thể kết hợp chọn cả 2 hình thức nếu có cả kế hoạch ngắn hạn và dài hạn cho sản phẩm của mình.

 Thông tin chi tiết: SEO và Google Ads nên chọn 1 hay cả 2?

SEO bao lâu thì lên top

SEO bao lâu để lên top cũng là một câu hỏi rất phổ biến. Tuy không có một câu trả lời chung hết cho tất cả các trường hợp nhưng tôi sẽ chia câu hỏi này ra thành 2 trường hợp phổ biến để trả lời cho bạn đọc.

Trường hợp 1: Website cần làm SEO đã có bài viết và uy tín cơ bản, thời gian để bắt đầu có hạng là từ 3-6 tháng. Thời gian để có một thứ hạng tương đối ổn định là từ 9 tháng đến 1 năm.

Trường hợp 2: Website gần như là mới tính, thời gian để có hạng là từ 6-9 tháng. Thời gian để có thứ hạng tốt là 1 năm.

SEO có những hạn chế gì?

  • Làm SEO bạn phải đầu tư một thời gian dài. Phải mất khoảng 6 tháng đến 1 năm mới thấy được hiệu quả. Chính vì vậy bạn cần phải dự trù kinh phí cho việc làm SEO ngay từ đầu để nhận về một kết quả ưng ý
  • Ngày càng nhiều doanh nghiệp làm SEO nên ngày càng nhiều đối thủ cạnh tranh hơn. Nếu một công ty Seo không làm tốt hơn, không ngừng phát triển thì việc  bị mất thứ hạng có thể thay đổi, biến thiên là việc hết sức bình thường

Lên hạng rồi có cần thiết ký duy trì SEO hay không?

Làm SEO giống như một cuộc chạy đua trên Google, nếu bạn đã có thứ hạng nhưng dừng lại thì dần đối thủ sẽ vượt lên. Để đạt hiệu quả, mỗi giai đoạn bạn cần xác định đâu là mục tiêu quan trọng với business của mình, và sẽ cần có nguồn lực phù hợp để đạt mục tiêu đó.

Có phải SEO là hình thức marketing hiệu quả nhất không?

Trong các danh sách các hình thức online marketing hiệu quả nhất, thì SEO luôn nằm trong top. Tuy vậy, mức độ hiệu quả của SEO phụ thuộc rất nhiều vào cách thức triển khai, và phụ thuộc vào đặc thù sản phẩm dịch vụ của quý khách nữa. SEO sẽ phù hợp hơn nếu bạn muốn xây dựng 1 business nghiêm túc, với định hướng lâu dài.

Giá thuê ngoài dịch vụ SEO Web

Sau khi đã làm rõ lại những khái niệm về SEO và lợi ích của nó tại thời điểm hiện tại. Nếu bạn đang quan tâm đến dịch vụ này và tìm kiếm 1 Agency uy tín, vậy bạn có thể tham kháo bảng giá dịch vụ này của CAIA.

Giá thuê ngoài dịch vụ SEO Web 1

Hiểu 1 cách đơn giản thì giá dịch vụ SEO bình thường có giá từ 15.000.000 VNĐ/tháng. Tùy vào yêu cầu cam kết KPI và độ khó của dự án mà giá thuê dịch vụ có thể thay đổi tương ứng. Giá thuê SEO tổng thể đã bao gồm tiền tư vấn dự án, làm content tại website, mua liên kết ngoài trang và hỗ trợ phát triển website. Giá thuê SEO có thể thanh toán theo tháng hoặc theo quý tùy thuộc vào thỏa thuận của 2 bên. Báo giá chi tiết kèm với cam kết KPI chỉ được xác thực sau khi khảo sát website và chốt danh sách từ khóa cần nâng hạng.

Thời gian để làm một dự án SEO thường là 9 tháng đến 1 năm. Mức thời gian 1-3 tháng thường là những hợp đồng chỉ tối ưu mã web và cài đặt chuyển đổi. Mức thời gian 3-6 tháng đôi khi cũng xuất hiện nhưng là ở các hợp đồng đơn giản.

Trên đây là bài viết cung cấp những khái niệm về SEO mới nhất và phù hợp nhất cho năm 2023. Nếu bạn thấy bài viết này là hữu ích, hãy like hoặc share bài viết để chúng tôi có động lực chia sẻ kiến thức mỗi ngày. Nếu bạn muốn được tư vấn chi tiết hơn về SEO, hãy gọi điện theo số hotline: 036.8966.815 hoặc gửi câu hỏi đến CAIA tại đây để chúng tôi có thể trực trực tiếp tư vấn cho bạn.

]]>
https://caia.vn/14113-seo-la-gi/feed 4
So sánh SEO và Google Adwords – Nên chọn 1 hay cả 2? https://caia.vn/25670-seo-va-google-adwords https://caia.vn/25670-seo-va-google-adwords#comments Tue, 29 Aug 2023 04:39:35 +0000 https://caia.vn/?p=25670 So sánh SEO và Google Adwords - Nên chọn 1 hay cả 2? 1

Nhận thấy những câu hỏi như: “Nên chọn SEO hay Google adwords?”, “so sánh cho tôi SEO và SEM” là một dạng câu hỏi rất thường thấy ở CAIA. Tuy nhiên, đây là một câu hỏi rất khó nói về sự hơn kém bởi mỗi một khách hàng lại có một tiềm năng tài chính và đặc điểm khác nhau.

Vậy ứng với mỗi một khách hàng, sẽ có phương án được chọn khác nhau. Đây là một câu hỏi không có đáp án cố định, tại bài viết này chúng tôi sẽ chia ra làm nhiều trường hợp để mỗi trường hợp có một lời khuyên phù hợp nhất.

Lợi thế của dịch vụ SEO

Giá truy cập sẽ rẻ hơn khi đi đường dài

Ở các dự án SEO thành công thì khi bước sang năm thứ 2 hoặc thứ 3 giá truy cập sẽ rẻ hơn Google Adwords rất nhiều. Đặc biết với các dự án ở lĩnh vực không quá cạnh tranh thì khi bước sang các năm thứ 2 có thể chuyển sang hình thức duy trì thì giá click sẽ còn rẻ hơn nữa. Ở một số dự án, giá click từ dịch vụ SEO đem đến chỉ từ 100 – 200 VNĐ/ click

Giá truy cập sẽ rẻ hơn khi đi đường dài 1Giá truy cập SEO khi đi đường dài sẽ chỉ còn vài trăm đồng/click

Uy tín cho thương hiệu tốt hơn Google ads

Ngày nay, người dùng càng ngày càng thông minh. Rất nhiều người hiểu được vị trí quảng cáo nào là trả phí và vị trí nào là tự nhiên. Họ hiểu được, những vị trí tự nhiên là những website tốt nhất của lĩnh vực đó. Vì vậy, họ sẽ có thiên hướng tin vào những website hàng đầu của lĩnh vực hơn là những website mới vừa trả tiền cho Google để được xuất hiện.

Ví dụ kết quả về Seo

Nhiều người có niềm tin là website tại vị trí số 1 tự nhiên sẽ tốt hơn các website ở vị trí Google ads

Làm cho website chuyên nghiệp hơn

Chúng tôi từng thấy có rất nhiều người bỏ hàng trăm triệu đồng để quảng cáo Google ads vào những website sơ sài và nói là không hiệu quả. Đây là một sai lầm rất cơ bản, để thuyết phục được người dùng thì ngoài trả tiền để mẫu quảng cáo xuất hiện trước mắt họ, bạn còn cần có một website chuẩn SEO, cung cấp cho người dùng một trải nghiệm mua hàng thật tốt.

Làm cho website chuyên nghiệp hơn 1

Bạn cần có một website chuẩn SEO và đầy đủ nội dung trước khi chạy ads

Tối ưu tỉ lệ chuyển đổi

Website sẽ không thể có một chuyển đổi cao nếu nhìn sơ sài, thiếu nội dung hay các tư duy kêu gọi chuyển đổi. Để có được điều này, bàn cần một website chuẩn SEO, có đội ngũ phát triển nội dung chuyên nghiệp và có đội ngũ kỹ thuật đi theo xuyên suốt quá trình vận hành website.

Tối ưu tỉ lệ chuyển đổi 1

VD: Một website có chuyển đổi kém chỉ đạt mức 2,5%

Chuyển đổi cao

VD: Một website có chuyển đổi tốt có thể đến 15%

Nhược điểm của dịch vụ SEO

Mất nhiều thời gian để có thứ hạng tốt

Dịch vụ SEO có đặc điểm là bạn phải bỏ nhiều công sức thì mới được Google đánh giá cao và ưu tiên hạng ở những từ khóa khó. Những lợi ích như: tối ưu chuyển đổi, làm website chuyên nghiệp hơn có thể đến sớm hơn ngay sau khi website được lập trình lại. Còn lợi ích: thu hút truy cập của Google sẽ cần bạn kiên nhẫn và chờ đợi kết quả.

Dịch vụ SEO luôn hiển thị toàn quốc

Nếu bạn chỉ cung cấp dịch vụ mang tính địa phương ví dụ như sửa máy tính tại hà nội. Vậy thì bạn không nên SEO và nâng hạng các từ khóa như sửa máy tính, dịch vụ sửa máy tính chuyên nghiệp … Những người dùng tìm kiếm các từ khóa kể trên có thể ở mọi miền của tổ quốc, Google sẽ ưu tiên các công ty có khả năng cung cấp dịch vụ toàn quốc và có thương hiệu mạnh hơn bạn.

Ngân sách không thể quá nhỏ

Ngân sách không thể quá nhỏ 1

Dịch vụ SEO luôn hướng đến việc phát triển website của bạn lên top những website tốt nhất của một lĩnh vực nào đó. Điều này đòi hỏi bạn cần có một website thật sự tối ưu và hướng xây dựng nội dung hữu ích cho người đọc.

Nếu bạn tự lập team để SEO cho website của công ty thì ngân sách bạn cần đầu tư sẽ là tiền lương thuê các vị trí như: lập trình viên, đồ họa viên, SEOer, Content … Còn nếu bạn thuê một công ty chuyên cung cấp dịch vụ SEO thì giá có thể rẻ hơn (Giá tham khảo tại: https://caia.vn/dich-vu-seo-tong-the)

Lợi thế của dịch vụ Adwords

Hiệu quả đến nhanh

Lợi thế đầu tiên của Adwords và khác hẳn với SEO đó chính là hiệu quả đến nhanh. Nếu bạn đã có sẵn website thì hiệu quả của dịch vụ Adwords có thể đến ngay sau 1-2 ngày cài đặt. Tuy nhiên khi áp dụng vào thực tế thì chúng tôi vẫn luôn khuyên khách hàng chuẩn bị nội dung cho website đủ tốt thì mới có thể chạy ads.

Nội dung của bài chạy ads (landing page), nội dung trang mua hàng, giới thiệu công ty, giới thiệu dịch vụ … là những bài viết nên được hoàn thiện trước khi chạy adwords. Nếu bạn bỏ qua hoặc làm sơ sài các nội dung này thì rất có thể hiệu quả của adwords sẽ đến nhanh nhưng là rất ít, gây lãng phí cho doanh nghiệp.

Chạy được remarketing

Remarketing hay còn hiểu là tiếp thị lại cũng là một tính năng rất hữu ích của Google Adwords . Tính năng này cho phép bạn tiếp tục quảng cáo với những người từng vào website. Ai cũng mong muốn khách hàng vào website là mua hàng luôn, nhưng điều này rất ít khi xảy ra. Thông điệp quảng cáo của bạn cần bám đuổi khách hàng từ website này đến website khác.

Chạy được remarketing 1

Tùy chọn vùng miền, thông điệp linh hoạt

Về khả năng tùy chọn thì Adwords thực sự linh hoạt hơn SEO. Adwords có rất nhiều tùy chọn khác nhau, nhưng đáng kể nhất phải nói đến chọn vùng miền và thông điệp.

Việc chọn được vùng miền sẽ là tiện ích hướng đến của các doanh nghiệp nhỏ, có tính địa phương như đã nói ở trên. Còn thông điệp thì Adwords cũng cho phép viết thông điệp quảng cáo linh hoạt hơn, thông điệp quảng cáo không phải quá giống với tên của bài viết như SEO.

Hạn chế của dịch vụ Adwords

Giá click khá cao

Giá click adwords sẽ thay đổi tùy vào lĩnh vực quảng cáo và cũng như tùy theo vị trí bạn muốn đấu thầu. Tuy nhiên giá click trung bình có thể coi là từ 3.000-15.000 VNĐ/click . Giá này chưa bao gồm công cài đặt và các chi phí có liên quan như xây dựng nội dung bài chạy quảng cáo, xây dựng landing page …

Giá click khá cao 1

Chạy quảng cáo Adwords rất dễ mà cũng rất khó để hiệu quả. Thực tế đã cho thấy, rất nhiều doanh nghiệp tự chạy Adwords cho công ty rồi sau đó kêu không hiệu quả. Đó là bởi doanh nghiệp không có những kỹ thuật viên cài ads thực sự chuyên nghiệp. Họ cần các kiến thức như: Kỹ thuật giật title, kỹ thuật đặt giá thầu, cài đặt mã theo dõi, cài đặt tính chuyển đổi …

Vì vậy với những doanh nghiệp vừa và nhỏ thì việc thuê dịch vụ Google Adwords tại các agency lại được coi là tiết kiệm chi phí. Với phí dịch vụ bỏ ra chỉ khoảng 15% thì khoản phí này thực sự xứng đáng. Nếu cty của bạn không có kỹ thuật viên đủ tốt và vẫn muốn đảm bảo hiệu quả cho chiến dịch quảng cáo. Hãy dùng thêm dịch vụ Google Adwords.

Khả năng thu hút khách hàng là giới hạn

Cũng từ yếu tố giá click cao, vì vậy khả năng thu hút khách hàng từ Adwords khá giới hạn. Thông thường thì bạn chỉ có thể chạy Adwords với những từ khóa liên quan chặt chẽ đến sản phẩm của công ty, những từ khóa có khả năng rất cao là mua hàng.

Ở điểm này, Adwords sẽ không thể bằng SEO. Adwords sẽ không thể tạo ra những bài viết kiểu chia sẻ kiến thức (Ví dụ như bài này), nó cũng không thể mở rộng tệp khách hàng tiềm năng bằng các từ khóa có độ liên quan thấp hơn như SEO.

Hạn chế đến từ chính sách của Google

Hạn chế đến từ chính sách của Google 1

Google Adwords nghiêm cấm khá nhiều lĩnh vực cũng như doanh nghiệp hoạt động trong các ngành: Rượu, bia, thuốc lá, làm đẹp, thảo dược …

Nếu bạn đang kinh doanh tại các lĩnh vực kể trên thì thông điệp quảng cáo cũng không thể hiển thị ngay cả khi bạn đi thuê các agency. Đọc thêm tại: https://support.google.com/adspolicy/answer/6008942?hl=vi

Bảng so sánh SEO và adwords

SEO Google Adwords
Tăng chuyển đổi cho toàn bộ website, hỗ trợ các quảng cáo khác tại website Không hỗ trợ
Tạo thêm thông tin ở website và các mạng xã hội đi kèm Không hỗ trợ
Độ uy tín cao hơn, miễn phí giá click Giá click cao, dễ bị đối thủ chơi xấu
Có tác dụng cho toàn bộ các công cụ tìm kiếm Hoạt động trên Google và các trang website sử dụng Google Adsense
Tốn công sức và thời gian để có được thứ hạng từ khóa Có thể setup nhiều từ khóa hiện lên ngay trên google sau vài ngày
Thông điệp quảng cáo giống với tên và nội dung bài viết Thông điệp quảng cáo có thể khác nhiều so với nội dung của bài viết
Không thể tùy chọn thông điệp quảng cáo theo vùng miền, không thể remarketing Có tùy chọn vùng miền, remarketing

Lợi ích khi chọn cả 2

Lợi ích khi chọn cả 2 1

Từ bảng so sánh giữa SEO và Adwords kể trên thì có thể thấy, mỗi dịch vụ có một ưu và nhược điểm riêng. Trong rất nhiều trường hợp, CAIA cũng tư vấn khách hàng nên vừa quảng cáo Adwords, vừa làm SEO vì hai cái này có tình hỗ trợ lẫn nhau. Kết hợp cả SEO và Adwords chính là một giải pháp SEM tổng thể và thu về các lợi ích

  • Có thể ra đơn ngay khi web online và hướng đến số lượng truy cập tối đa từ Google
  • Những từ khóa quan trong có thể xuất hiện nhiều kết quả tại trang nhất của Google
  • Đạt hạng cả những từ khóa của đối thủ cạnh tranh và cả những từ khóa thuần chuyên môn
  • Có một website thực sự tốt, được tối ưu chuyển đổi và đầy đủ nội dung cho người đọc

Tóm lại

Cuối cùng, để bài viết không trở nên quá dài và quá nhiều kiến thức khó nhằn. Chúng tôi tóm lại vài ý mà bạn có thể ghi nhớ như sau:

  1. Chỉ chọn quảng cáo Google adwords khi bạn muốn hiệu quả nhanh, chỉ bán hàng tại một vùng miền nhỏ.
  2. Chọn dịch vụ SEO nếu có đầy đủ tính khả thi và bạn cung cấp dịch vụ trên toàn quốc
  3. Chọn cả hai hình thức nếu ngân sách cho phép và bạn muốn cạnh tranh sòng phẳng với tất cả các website cùng lĩnh vực

Note: SEM là Search Engine Marketing là giải pháp marketing thông qua công cụ tìm kiếm

Bạn có thể tham khảo thêm video trả lời nhanh từ việc tổng hợp những thông tin phía trên:

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung của CAIA. Nếu bạn thấy bài viết này là hữu ích, hãy like hoặc share để chúng tôi có thêm động lực chia sẻ các thông vô cùng hữu ích khác. Nếu bạn đang quan tâm đến dịch vụ quảng cáo trên Google, hãy gọi điện theo số hotline: 0246 2938 929 hoặc gửi câu hỏi đến CAIA tại đây để chúng tôi có thể trực tiếp tư vấn cho bạn.

]]>
https://caia.vn/25670-seo-va-google-adwords/feed 4
200 yếu tố đánh giá, xếp hạng website của google – P5 https://caia.vn/25300-200-yeu-to-danh-gia-xep-hang-webstite-cua-google-5 https://caia.vn/25300-200-yeu-to-danh-gia-xep-hang-webstite-cua-google-5#respond Thu, 18 May 2023 02:57:57 +0000 http://localhost:8080/caia.vn/25300-200-yeu-to-danh-gia-xep-hang-webstite-cua-google-5/ Bài viết phần 5 trong loạt bài 200 yếu tố đánh giá xếp hạng của Google. Bạn có thể đọc lại phần 4: 200 yếu tố đánh giá xếp hạng của Google . Hoặc xem bài: Top 10 yếu tố xếp hạng website của Google của CAIA.

200 yếu tố đánh giá, xếp hạng website của google – P5 1

61. Content Provides Value and Unique Insights:

Google has stated that they’re on the hunt for sites that don’t bring anything new or useful to the table, especially thin affiliate sites.

Cung cấp nội dung độc và có giá trị: Google đang trên tìm kiếm các trang web không mang lại bất cứ điều gì mới hoặc hữu ích đặc biệt là các web tiếp thị.

62. Contact Us Page – Trang liên hệ

The aforementioned Google Quality Document states that they prefer sites with an “appropriate amount of contact information”. Supposed bonus if your contact information matches your whois info.

Google thích các trang web có thông tin liên lạc. Nếu thông tin liên lạc của bạn phù hợp với thông tin whois thì website sẽ được ưu tiên hơn.

63. Domain Trust/TrustRank: Độ tin cậy Domain

Site trust-measured by how many links away your site is from highly-trusted seed sites – is a massively important ranking factor.

Trang web tin cậy – được đo bằng bao nhiêu liên kết tới trang web của bạn từ các trang web đáng tin cậy khác – Đây là một yếu tố xếp hạng quan trọng.

Ghi chú : Trustrank là độ tin cậy một website đối với công cụ tìm kiếm, website bạn muốn đạt được thứ hạng cao trên công cụ tìm kiếm thì website phải được các cổ máy tìm kiếm tin tưởng.

Các cách tăng trust rank

– Tuổi thọ domain : điều đầu tiên mà các cổ máy tin tưởng trang web bạn là website bạn có tuổi thọ khoảng vài năm và website hoàn toàn trong sạch, không có các tiền sử xấu như từng đi spam hoặc sử dụng các thủ thuật tăng hạng mà không theo đúng các nguyên tắc của các cổ máy.

– Backlink : backlink là yếu tố có thể nó khá quan trọng để được cổ máy tin tưởng website bạn, các backlink được liên kết từ các trang uy tín cao như từ các trang .edu, .gov, được các cổ máy tìm kiếm tuyệt đối tin tưởng khi đó web bạn đã có được những hướng tích cực của việc tăng trustrank từ các cổ máy.

– External link( liên kết ra trang ngoài ): Website phải hạn chế các liên kết ra các trang bên ngoài, điều này sẽ ảnh hưởng đến chất lượng trang web bạn, và nhất là các website không cùng lĩnh vực, nội dung. Khi đó mức độ trust rank website bạn sẽ khó lòng tăng lên từ các công cụ tìm kiếm

– Liên kết từ website cùng ngành nghề : Bạn cố gắng trao đổi liên kết từ các trang web cùng lĩnh vực, ngành nghề, thì khi đó trang web của bạn có được nhiều backlink từ website đó là điều kiện thuận lợi để công cụ tìm kiếm tăng trustrank.

– Hạn chế các trang 404 : website bạn phải đảm bảo rằng hạn chế tốt các trang 404 ở mức ít nhất có thể, các Search engine sẽ không đánh giá cao các website có nhiều lỗi 404.

– Liên kết từ các trang mạng xã hội : các search engine đánh giá cao các trang web được liên kết từ web mạng xã hội, vì vậy bạn nên tích cực tham gia post các liên kết bài viết lên các trang mạng xã hội sẽ hữu ích cho việc tăng trust rank của website bạn.

– Nội dung web : Bạn phải tích cực viết bài chất lượng lên website, thu hút người dùng truy cập từ nội dung chất lượng. Các cổ máy thường đánh giá cao website thường xuyên cập nhật nội dung. Bạn hãy tận dụng các ưu thế này để được các search engine đánh giá tốt trust rank của bạn.

64. Site Architecture – Kiến trúc website

64. Site Architecture - Kiến trúc website 1

A well put-together site architecture (especially a silo structure) helps Google thematically organize your content .

Kiến trúc trang web tốt đặc biệt là một cấu trúc silo sẽ giúp Google theo dõi chủ đề, nắm bắt cách tổ chức nội dung của bạn tốt hơn.

65. Site Updates – Cập nhật website

How often a site is updated — and especially when new content is added to the site — is a site-wide freshness factor.

Làm thế nào để thường xuyên cập nhật website – đặc biệt là khi nội dung mới được thêm vào trang web – cần phải là một yếu tố tươi mới.

66. Number of Pages:

The number of pages a site is a weak sign of authority. At the very least a large site helps distinguish it from thin affiliate sites.

67. Presence of Sitemap:

A sitemap helps search engines index your pages easier and more thoroughly, improving visibility.

Sự hiện diện của Sitemap : Sitemap sẽ giúp công cụ tìm kiếm index trang web của bạn dễ dàng và triệt để hơn.

68. Site Uptime :

Lots of downtime from site maintenance or server issues may hurt your ranking (and can even result in deindexing if not corrected).

Thời gian web hoạt động: Có những trường hợp trong quá trình hoạt động web có khá nhiều thời gian chết như bảo trì trang web hoặc các vấn đề máy chủ. Việc này có thể sẽ làm ảnh hưởng đến xếp hạng website của bạn và thậm chí có thể dẫn đến deindexing nếu không điều chỉnh lại kịp thời.

69. Server Location:

Server location may influence where your site ranks in different geographical regions. Especially important for geo-specific searches.

Vị trí server : Vị trí máy chủ có thể ảnh hưởng đến vị trí trang web của bạn được xếp hạng trong khu vực địa lý khác nhau. Điều này đặc biệt quan trọng cho việc tìm kiếm địa lý cụ thể

Dịch: Caia.vn

Xem tiếp:

]]>
https://caia.vn/25300-200-yeu-to-danh-gia-xep-hang-webstite-cua-google-5/feed 0
200 yếu tố đánh giá, xếp hạng website của google – P4 https://caia.vn/25295-200-yeu-to-danh-gia-xep-hang-webstite-cua-google-4 https://caia.vn/25295-200-yeu-to-danh-gia-xep-hang-webstite-cua-google-4#respond Thu, 18 May 2023 02:16:13 +0000 http://localhost:8080/caia.vn/25295-200-yeu-to-danh-gia-xep-hang-webstite-cua-google-4/ Bài viết phần 4 trong loạt bài 200 yếu tố đánh giá xếp hạng của Google. Bạn có thể đọc lại phần 3: 200 yếu tố đánh giá xếp hạng của Google . Hoặc xem bài: Top 10 yếu tố xếp hạng website của Google của CAIA.

200 yếu tố đánh giá, xếp hạng website của google – P4 1

41. Reading Level:

There’s no doubt that Google estimates the reading level of webpages:

41. Reading Level: 1

But what they do with that information is up for debate. Some say that a basic reading level will help your page rank because it will appeal to the masses. However, Linchpin SEO discovered that reading level was one factor that separated quality sites from content mills.

42. Affiliate Links – Link tiếp thị

Affiliate links themselves probably won’t hurt your rankings. But if you have too many, Google’s algorithm may pay closer attention to other quality signals to make sure you’re not a “thin affiliate site”.

Link tiếp thị có thể sẽ không làm ảnh hưởng đến thứ hạng website của bạn. Nhưng nếu bạn sử dụng quá nhiều thuật toán của Google có thể sẽ cần phải xem xét thêm nhiều yếu tố khác để chắc chắn rằng trang web của bạn không phải là một trang tiếp thị.

43. HTML errors/WC3 validation

Lots of HTML errors or sloppy coding may be a sign of a poor quality site. While controversial, many in SEO think that WC3 validation is a weak quality signal.

Lỗi Html/ Xác nhận của W3C : Có nhiều lỗi HTML hoặc mã hóa cẩu thả có thể là một dấu hiệu của một trang web chất lượng kém.

44. Page Host’s Domain Authority

All things being equal a page on an authoritative domain will higher than a page on a domain with less authority.

Xác thực trang chính của domain : Mọi thứ xuất hiện trên một miền có thẩm quyền sẽ cao sẽ có ưu tiên hơn so với những thứ xuất hiện trên một tên miền có thẩm quyền ít hơn.

45. Page’s PageRank:

Not perfectly correlated. But in general higher PR pages tend to rank better than low PR pages.

PageRank của Page : Nói chung các trang có PR cao hơn thì sẽ có xu hướng xếp hạng tốt hơn so với các trang PR thấp.

46. URL Length – Độ dài URL

Search Engine Journal notes that excessively long URLs may hurt search visibility.

URL quá dài có thể làm ảnh hưởng đến khả năng hiển thị tìm kiếm.

47. URL Path – Thành phần URL

A page closer to the homepage may get a slight authority boost.

Một trang có đường dẫn gần hơn với trang chủ có thể sẽ có giá trị hơn các trang khác một chút.

48. Human Editors:

Although never confirmed, Google has filed a patent for a system that allows human editors to influence the SERPs.

49. Page Category – Trang chuyên mục

The category the page appears on is a relevancy signal. A page that’s part of a closely related category should get a relevancy boost compared to a page that’s filed under an unrelated or less related category.

50. WordPress Tags:

Tags are WordPress-specific relevancy signal.  According to Yoast.com :

“The only way it improves your SEO is by relating one piece of content to another, and more specifically a group of posts to each other”

“Cách duy nhất nó cải thiện SEO của bạn là nhóm các phần nội dung khác lại với nhau, và cụ thể hơn là một nhóm các bài viết với nhau”

51. Keyword in URL – Từ khóa nằm trong URL

Another important relevancy signal.

Từ khóa nằm trong URL là một dấu hiệu quan trọng.

52. URL String – Chuỗi URL

The categories in the URL string are read by Google and may provide a thematic signal to what a page is about:

Các mục trong chuỗi URL được đọc bởi Google sẽ cung cấp khái quát về các chuyên mục, nội dung có trong web đó.

53. References and Sources – Tham khảo và nguồn

Citing references and sources, like research papers do, may be a sign of quality. The Google Quality Guidelines states that reviewers should keep an eye out for sources when looking at certain pages: “This is a topic where expertise and/or authoritative sources are important…”.

Trích dẫn tài liệu tham khảo và các nguồn, như tài liệu nghiên cứu làm, có thể là một dấu hiệu của chất lượng.

54. Bullets and Numbered Lists:

Bullets and numbered lists help break up your content for readers, making them more user friendly. Google likely agrees and may prefer content with bullets and numbers.

Nội dung dạng lists : Nội dung dạng lists khiến cho nội dung bạn muốn truyền tải đến cho người đọc trở nên thân thiện hơn. Google đồng ý và thích nội dung có list.

55. Priority of Page in Sitemap – Ưu tiên trang sitemap

The priority a page is given via the sitemap.xml file may influence ranking.

Một trang được đưa ra thông qua các tập tin sitemap.xml có thể sẽ được ưu tiên về thứ hạng.

56. Too Many Outbound Links – Có quá nhiều Outbound Link

Straight from the aforementioned Quality rater document:

“Some pages have way, way too many links, obscuring the page and distracting from the Main Content”

Có quá nhiều Outbound Link: “Một số trang có quá nhiều liên kết, che khuất trang và mất tập trung vào các nội dung chính”.

57. Quantity of Other Keywords Page Ranks For:

If the page ranks for several other keywords it may give Google an internal sign of quality.

58. Page Age – Tuổi của trang

Although Google prefers fresh content, an older page that’s regularly updated may outperform a newer page.

= > Tuổi của trang: Mặc dù Google thích các nội dung mới, nhưng một trang có tuổi đời lớn nhưng lại cập nhật nội dung thường xuyên thì có thể lại tốt hơn một trang mới.

59. User Friendly Layout:

Citing the Google Quality Guidelines Document yet again:

“The page layout on highest quality pages makes the Main Content immediately visible”

Giao diện thân thiện người dùng : “Một page có giao diện tốt là page được thiết kế sao cho các nội dung chính được hiển thị ở vị trí dẽ nhìn nhất”

60. Parked Domains :

A Google update in December of 2011 decreased search visibility of parked domains.

Dịch: Caia.vn

Xem tiếp:

]]>
https://caia.vn/25295-200-yeu-to-danh-gia-xep-hang-webstite-cua-google-4/feed 0
200 yếu tố đánh giá, xếp hạng website của google – P1 https://caia.vn/25272-200-yeu-to-danh-gia-xep-hang-webstite-cua-google https://caia.vn/25272-200-yeu-to-danh-gia-xep-hang-webstite-cua-google#respond Wed, 17 May 2023 08:07:54 +0000 http://localhost:8080/caia.vn/25272-200-yeu-to-danh-gia-xep-hang-webstite-cua-google/ Google sử dụng rất nhiều yếu tố để đánh giá xếp hạng một website. Theo thống kê có khoảng hơn 200 yếu tố mà Google sử dụng để đánh giá website của bạn. Một số yếu tố xếp hạng được chính Google công bố còn lại là do đúc kết kinh nghiệm mà thành. Dưới đây là bản danh sách đấy đủ của các yếu tố xếp hạng mặc dù vẫn còn những yếu tố gây tranh cãi.

Bài viết rất dài nên được chia làm 10 phần, bạn đọc có thể đọc tiếp các phần tiếp theo ở dưới cuối mỗi bài viết. Ngoài ra nếu bạn là người chỉ tập trung vào những điều quan trong nhất thì chúng tôi cũng có bài viết: Top 10 yếu tố đánh giá xếp hạng của Google do CAIA tự đánh giá.

200 yếu tố đánh giá, xếp hạng website của google - P1 1

1. Domain Age – Tuổi tên miền

1. Domain Age - Tuổi tên miền 1

Matt Cutts states that:

“The difference between a domain that’s six months old verses one year old is really not that big at all.”.

In other words, they do use domain age…but it’s not very important.

Matt Cutts nói rằng: “Một tên miền 6 tháng hay 1 năm tuổi thì cũng không có sự khác biệt gì lớn lắm”.

Điều đó có nghĩa, tuổi tên miền cũng là một yếu tố liên quan đến thứ hạng nhưng nó không phải là quan trọng lắm.

2. Keyword Appears in Top Level Domain – Từ khóa xuất hiện trong TLD:

Doesn’t give the boost that it used to, but having your keyword in the domain still acts as a relevancy signal. After all, they still bold keywords that appear in a domain name.

Từ khóa nằm trong Top Level Domain là một dấu hiệu chứng tỏ website của bạn hoạt động liên quan chặt chẽ tới từ khóa đó. Tuy từ khóa đó không được tăng hạng nhưng Google vẫn lưu ý đến một từ khóa nằm trong Top Level Domain .

Ghi chú: Các loại tên miền – Domain name

Domain name cấp cao nhất

Domain Name cấp cao nhất là tên miền bạn đăng ký trực tiếp với các nhà cung cấp Domain name. Theo sau ngay phần tên bạn tùy chọn là phần TLD (Top Level Domain) có dạng: .com, .net, .org, .gov, .edu, .info, .tv, .biz,… hoặc các TLD kết hợp với ký hiệu viết tắt của quốc gia: .com.vn, .net.vn, .org.vn, .gov.vn,…

Ví dụ: caia.vn; lohha.com.vn; dieutriungthu.org … được coi là các tên miền cấp cao nhất. Các tên miền cấp cao nhất thể hiện sự chuyên nghiệp và uy tín trong kinh doanh trên Internet của các doanh nghiệp.

Domain name thứ cấp

Là tất cả những loại Domain Name còn lại mà domain đó phải phụ thuộc vào một Domain Name cấp cao nhất. Để đăng ký các Domain Name kiểu này, thông thường bạn phải liên hệ trực tiếp với người quản lý Domain Name cấp cao nhất.

Ví dụ: suckhoe.24h.com.vn; ketquasoxo.24h.com.vn … được coi là những tên miền thứ cấp.

3. Keyword As First Word in Domain – Từ khóa xuất hiện đầu tiên trong tên miền

3. Keyword As First Word in Domain - Từ khóa xuất hiện đầu tiên trong tên miền 1

SEOMoz’s 2011 Search Engine Ranking Factors panelists agreed that a domain that starts with their target keyword has an edge over sites that either don’t have the keyword in their domain or have the keyword in the middle or end of their domain:

Các chuyên gia đã đồng ý rằng một tên miền bắt đầu với từ khóa mục tiêu thì web đó có lợi thế hơn các trang web hoặc không có các từ khóa trong tên miền hoặc có các từ khoá ở giữa hoặc cuối tên miền.

4. Domain registration length: Thời gian đăng ký tên miền

A Google patent states:

“Valuable (legitimate) domains are often paid for several years in advance, while doorway (illegitimate) domains rarely are used for more than a year. Therefore, the date when a domain expires in the future can be used as a factor in predicting the legitimacy of a domain”.

Tên miền hợp pháp thường được mua dài hạn, trong khi đó những tên miền bất hợp pháp chỉ được mua trong hơn 1 năm. Bởi vậy, thời hạn hết hạn tên miền cũng được sử dụng như 1 yếu tố đánh giá tính hợp pháp của 1 tên miền.

5. Keyword in Subdomain Name: Từ khóa trong tên miền phụ

5. Keyword in Subdomain Name: Từ khóa trong tên miền phụ 1

SEOMoz’s panel also agreed that a keyword appearing in the subdomain boosts rank:

Từ khóa trong tên miền phụ: Một từ khóa xuất hiện trong các tên miền phụ làm tăng thứ hạng.

6. Domain History: Lịch sử tên miền

A site with volatile ownership (via whois) or several drops may tell Google to “reset” the site’s history, negating links pointing to the domain.

Một trang web đã không còn quyền sở hữu thông qua whois có thể nói với Google để “thiết lập lại” lịch sử của trang web, phủ nhận liên kết trỏ đến tên miền.

7. Exact Match Domain: Tên miền giống với từ khóa

EMDs may still give you an edge…if it’s a quality site. But if the EMD happens to be a low-quality site, it’s vulnerable to the EMD update:

7. Exact Match Domain: Tên miền giống với từ khóa 1

EMDS vẫn có thể cung cấp cho bạn uy tín nếu đó là một trang web chất lượng. Nhưng nếu EMD của một trang web chất lượng thấp, nó dễ bị ảnh hưởng bởi các bản cập nhật EMD sau này

7. Exact Match Domain: Tên miền giống với từ khóa 2

Ghi chú : EMD là chữ viết tắt của : Exact Match Domain (kết hợp chính xác tên miền), hiểu một cách đơn giản đó là domain (tên miền) trùng từ khóa(keywords) cần SEO .

– Thuật toán EMD theo Matt Cutts trưởng bộ phận webspam của Google cho biết, thuật toán này ảnh hưởng tới 0,6% kết quả tìm kiếm trên Google với ngôn ngữ tiếng Anh Mỹ.

8. Public vs. Private WhoIs – Người sở hữu công khai và riêng tư

Private WhoIs information may be a sign of “something to hide”. Matt Cutts is quoted as stating at Pubcon 2006:

“…When I checked the whois on them, they all had “whois privacy protection service” on them. That’s relatively unusual.  …Having whois privacy turned on isn’t automatically bad, but once you get several of these factors all together, you’re often talking about a very different type of webmaster than the fellow who just has a single site or so.”

WhoIs Công cộng và riêng tư : WhoIs với thông tin riêng tư có vẻ là dấu hiệu của 1 sự che dấu. Matt Cutts có nói rằng

“… Khi tôi kiểm tra whois của họ, họ đều có dịch vụ bảo vệ sự riêng tư . Đó là việc tương đối bất thường. … Whois riêng tư bật không phải là xấu, nhưng một khi bạn nhận được một số những yếu tố này lại với nhau, bạn thường nói về một loại rất khác nhau của quản trị trang web hơn so với đồng những người chỉ có một trang web duy nhất, hay như vậy. ”

9. Penalized WhoIs Owner – Chủ sở hữu bị phạt

If Google identifies a particular person as a spammer it makes sense that they would scrutinize other sites owned by that person.

Phạt chủ sở hữu WhoIs : Nếu Google xác định một người cụ thể là một spammer điều đó đồng nghĩa với việc Google sẽ xem xét kỹ lưỡng các trang web khác thuộc sở hữu của người đó.

10. Country TLD extension – Tên miền quốc gia

Having a Country Code Top Level Domain (.cn, .pt, .ca) helps the site rank for that particular country…but limits the site’s ability to rank globally.

Có Mã quốc gia Top Level Domain(… Cn, pt, ca) sẽ giúp thứ hạng trang web tăng lên ở quốc gia cụ thể … nhưng hạn chế khả năng của trang web trên xếp hạng toàn cầu.

Dịch: Caia.vn

Xem tiếp

]]>
https://caia.vn/25272-200-yeu-to-danh-gia-xep-hang-webstite-cua-google/feed 0
200 yếu tố đánh giá, xếp hạng website của google – P3 https://caia.vn/25291-200-yeu-to-danh-gia-xep-hang-webstite-cua-google-3 https://caia.vn/25291-200-yeu-to-danh-gia-xep-hang-webstite-cua-google-3#respond Wed, 17 May 2023 01:55:56 +0000 http://localhost:8080/caia.vn/25291-200-yeu-to-danh-gia-xep-hang-webstite-cua-google-3/ Bài viết phần 3 trong loạt bài 200 yếu tố đánh giá xếp hạng của Google. Bạn có thể đọc lại phần 2: 200 yếu tố đánh giá xếp hạng của Google . Hoặc xem bài: Top 10 yếu tố xếp hạng hàng đầu của Google của CAIA.

200 yếu tố đánh giá, xếp hạng website của google – P3 1

26. Magnitude of Content Updates – Tầm quan trọng của cập nhật nội dung

The significance of edits and changes is also a freshness factor. Adding or removing entire sections is a more significant update than switching around the order of a few words.

Việc chỉnh sửa và thay đổi nội dung cũng được đánh giá là một yếu tố làm mới nội dung của page. Thêm hoặc loại bỏ toàn bộ một phần nội dung nào đó là một cách cập nhật đáng kể hơn so với việc chuyển đổi thứ tự của một vài từ.

27. Historical Updates Page Updates – Lịch sử cập nhật

How often has the page been updated over time? Daily, weekly? Frequency of page updates also play a role in freshness.

Bao lâu thì nên cập nhật nội dung của page? Hàng ngày, hàng tuần? Tần xuất cập nhật trang cũng đóng một vai trò trong sự thay đổi.

28. Keyword Prominence – Độ nổi bật của từ khóa:

Having a keyword appear in the first 100-words of a page’s content appears to be a significant relevancy signal.

Một từ khóa xuất hiện trong 100 từ đầu tiên trong nội dung của 1 trang dường như là một tín hiệu liên quan đáng kể.

29. Keyword in H2, H3 Tags – Từ khóa trong thẻ H2, H3

29. Keyword in H2, H3 Tags - Từ khóa trong thẻ H2, H3 1

Having your keyword appear as a subheading in H2 or H3 format may be another weak relevancy signal. SEOMoz’s panel agrees:

Từ khóa của bạn xuất hiện trong H2, H3 cũng là tín hiệu chứng tỏ độ liên quan. Nhưng điều này cũng không được đánh giá cao.

30. Keyword Word Order – Thứ tự của các chữ trong từ khóa:

An exact match of a searcher’s keyword in a page’s content will generally rank better than the same keyword phrase in a different order. For example: consider a search for: “cat shaving techniques”. A page optimized for the phrase “cat shaving techniques” will rank better than a page optimized for “techniques for shaving a cat”.

Một trang có từ khóa trùng chính xác với từ khóa người dùng tìm kiếm sẽ xếp hạng tốt hơn so với các cụm từ khóa tương tự nhưng với một thứ tự khác nhau. Ví dụ: xem xét một tìm kiếm cho: “kỹ thuật cạo râu mèo”. Một trang tối ưu hóa cho cụm từ “kỹ thuật cạo râu mèo” sẽ xếp hạng tốt hơn so với một trang tối ưu hóa cho “kỹ thuật để cạo một con mèo”.

31. Outbound Link Quality – Chất lượng Outbound link

Many SEOs think that linking out to authority sites helps send trust signals to Google.

Nhiều SEOer nghĩ rằng liên kết ra các trang web bên ngoài sẽ thể hiện được độ tin cậy của website tới Google.

32. Outbound Link Theme – Chủ đề của Outbound Link

According to SEOMoz, search engines may use the content of the pages you link to as a relevancy signal. For example, if you have a page about cars that links to movie-related pages, this may tell Google that your page is about the movie Cars, not the automobile.

Công cụ tìm kiếm có thể sử dụng nội dung các trang mà website của bạn liên kết đến như một tín hiệu đánh giá. Ví dụ, nếu bạn có một trang về xe hơi có liên kết đến các trang liên quan đến bộ phim, điều này có thể nói với Google là trang của bạn là về phim về những chiếc xe, không phải là ô tô.

33. Grammar and Spelling – Ngữ pháp và chính tả:

Proper grammar and spelling is a quality signal, although Cutts gave mixed messages in 2011 on whether or not this was important.

Ngữ pháp và chính tả đúng là một tín hiệu cho thấy đấy là một trang chất lượng, mặc dù đây có thể không phải là một yếu tố quan trọng.

34. Syndicated Content – Nội dung cung cấp thông tin:

Is the content on the page original? If it’s scraped or copied from an indexed page it won’t rank as well as the original or end up in their Supplemental Index.

Là nội dung trên trang gốc? Nếu nó chỉnh sửa hoặc sao chép nội dung từ một trang được lập chỉ mục nó sẽ không được xếp hạng như bản gốc hoặc sẽ chỉ nằm trong Supplemental Index.

Ghi chú : Cùng với Duplicate Content thì Supplemental Index là 2 vấn đề liên quan chặt chẽ đến chất lượng nội dung của website.

Supplemental index là những trang web được Google đánh dấu khi chưa có mục đích sử dụng trang web đó và độ tin tưởng vào nội dung trang web đó khá thấp . Những trang gặp vấn đề “Supplemental Result” thường là những trang web có ít thông tin hoặc lặp lại thông tin của trang web khác trên cùng một website. Những trang web này gần như không có bất kì liên kết nào từ các trang web khác.

Vậy làm sao để tránh “Supplemental Result”

Như nguyên nhân ở trên, có 2 cách giải quyết. Cách thứ nhất và đơn giản nhất, đó là nói với Google “hãy tránh xa trang web này ra”. Rất đơn giả, chỉ cần thêm một dòng lệnh meta hoặc thêm vào file robots.txt vài dòng code để ngăn Google không viếng thăm trang web đó.

  • User-agent: *
  • Disallow: /cgi-bin/
  • Disallow: /logs/
  • Disallow: /wp-admin/
  • Disallow: /wp-includes/

Cách thứ hai là hãy làm cho trang web đó trở nên giàu thông tin, tăng độ tin tưởng của Google và đặc biệt là hữu ích với người dùng hơn. Một số phương pháp sau có thể giúp bạn:

– Hãy cho trang web đó có title riêng và không nên để phần lớn nội dung của title trùng với title trang web khác.

– Sử dụng meta description riêng cho trang web đó.

– Làm phong phú thêm nội dung cho trang web đó. Gợi ý: Nếu đó là trang chứa bài viết thì nên thêm mục “Những bài viết liên quan”. Điều này sẽ rất có ích.

– Tạo càng nhiều link đến trang web đó càng tốt cả từ những trang web khác cũng như ngay chính tại website của bạn.

– Nếu có thể, hãy giảm độ dài của địa chỉ trang web đó.

35. Helpful Supplementary Content – Nội dung bổ sung hữu ích

35. Helpful Supplementary Content - Nội dung bổ sung hữu ích 1

According to a now-public Google Rater Guidelines Document, helpful supplementary content is an indicator of a page’s quality (and therefore, Google ranking). Examples include currency converters, loan interest calculators and interactive recipes.

Nội dung bổ sung hữu ích là một chỉ số về chất lượng của một trang (và do đó, Google xếp hạng). Ví dụ như chuyển đổi tiền tệ, tính lãi suất cho vay và công thức nấu ăn tương tác.

36. Number of Outbound Links – Số lượng outbound link

Too many dofollow OBLs may “leak” PageRank, which can hurt search visibility.

Quá nhiều OBLs dofollow có thể làm “rò rỉ” PageRank, điều này dẫn đến khả năng hiển thị tìm kiếm web của bạn bị giảm.

37. Multimedia – Đa phương tiện

Images, videos and other multimedia elements may act as a content quality signal.

Hình ảnh, video và các yếu tố đa phương tiện khác có thể hoạt động như một tín hiệu về chất lượng nội dung.

38. Number of Internal Links Pointing to Page:

The number of internal links to a page indicates its importance relative to other pages on the site.

Số lượng Link nội bộ : Số lượng các liên kết nội bộ đến một trang chỉ ra tầm quan trọng của nó so với các trang khác trên trang web.

39. Quality of Internal Links Pointing to Page :

Internal links from authoritative pages on domain have a stronger effect than pages with no or low PR.

Chất lượng link nội bộ : Liên kết nội bộ từ các trang có cùng tên miền có ảnh hưởng mạnh hơn các trang không có hoặc có PR thấp.

40. Broken Links – Link hỏng

Having too many broken links on a page may be a sign of a neglected or abandoned site. The Google Rater Guidelines Document uses broken links as one was to assess a homepage’s quality.

Có quá nhiều liên kết bị hỏng trên một trang có thể là một dấu hiệu của một trang web bị bỏ qua hoặc bị ban.

Dịch: caia.vn

Xem tiếp:

]]>
https://caia.vn/25291-200-yeu-to-danh-gia-xep-hang-webstite-cua-google-3/feed 0