Caia – Công ty SEO tại Hà Nội https://caia.vn SEO & Web Design Mon, 25 Sep 2023 04:26:53 +0000 vi hourly 1 Tiết kiệm chi phí quảng cáo với e-mail và thư trực tiếp https://caia.vn/16812-tiet-kiem-chi-phi-quang-cao-voi-e-mail-va-thu-tru-tiep https://caia.vn/16812-tiet-kiem-chi-phi-quang-cao-voi-e-mail-va-thu-tru-tiep#respond Thu, 28 Apr 2011 07:41:37 +0000 http://localhost:8080/caia.vn/?p=16812 Xét về phương diện kinh tế, định hướng tiếp thị trực tiếp có thể là một trong những phương thức rẻ nhất, hiệu quả nhất để tiếp cận tới các khách hàng tiềm năng. Với một ngân quỹ khiêm tốn, triển lãm thương mại hay quảng cáo là điều quá xa xỉ. Tuy nhiên bằng việc sử dụng các hình thức gửi thư, các công ty vẫn có thể có được sự ủng hộ của khách hàng hay khách hàng tương lai.

Một cách để làm hao tổn ngân sách là né tránh mục tiêu chính của bạn. Đừng cố gắng chia tất cả mọi dịch vụ, sản phẩm như những miếng bánh bằng nhau chằn chặn. Điều đó chỉ làm phai mờ đi những nỗ lực tiếp thị của bạn mà thôi. Hơn nữa, bạn cần phải hiểu rõ khách hàng của mình; hãy tiếp thị đúng người, đúng chỗ. Có thể thông điệp của bạn không phát triển theo chiều rộng nhưng nó chắc chắn sẽ phát triển theo chiều sâu.

Xét về phương diện kinh tế, định hướng tiếp thị trực tiếp có thể là một trong những phương thức rẻ nhất, hiệu quả nhất để tiếp cận tới các khách hàng tiềm năng. Với một ngân quỹ khiêm tốn, triển lãm thương mại hay quảng cáo là điều quá xa xỉ. Tuy nhiên bằng việc sử dụng các hình thức gửi thư, các công ty vẫn có thể có được sự ủng hộ của khách hàng hay khách hàng tương lai.

Sau đây là một số điều sẽ giúp bạn mở rộng, gìn giữ các mối quan hệ mà không hề làm ngân quỹ của bạn sụt giảm.

Sau đây là một số điều sẽ giúp bạn mở rộng, gìn giữ các mối quan hệ mà không hề làm ngân quỹ của bạn 1Thư điện tử – Email

Tin tốt là email hoàn toàn miễn phí. Còn tin xấu là rất nhiều công ty đã dùng và lạm dụng hình thức liên lạc này. Khó khăn của bạn là làm thế nào để vượt qua tình trạng rối ren này mà không spam khách hàng của mình.

Tôi vừa sử dụng thành công phương thức tiếp cận có tính giáo dục. Hãy đưa những thông tin mà bạn tin rằng khách hàng muốn và cần. Ví dụ, bạn có thể gửi tới cho khách hàng của mình một lá thư mời chứa nhiều thông tin hấp dẫn ở Website. Tôi đã sử dụng những tư liệu như các bài báo, các bài nghiên cứu về công nghiệp thú vị, những đường link tới các báo cáo được phát hành. “Lời mời của công ty” là một phần trong lá thư mời, cuối thư là logo và đường link của công ty.

Thư mời cũng có thể được khách hàng đặt hàng tháng. Để làm được điều này bạn cần phải tìm hiểu rõ những thông tin như thế nào thì quan trọng với khách hàng này và vì vậy bạn có thể đáp ứng nhu cầu. Đó là cách bạn tránh được luật spam.

Đừng nên gửi thư mời quá thường xuyên. Nếu khách hàng của bạn cảm thấy khó chịu bởi cách thức tiếp thị của bạn, họ sẽ lập tức loại bỏ địa chỉ mail của bạn ra khỏi danh sách địa chỉ mail của họ. Đó là một tổn thất mà bạn không thể chi trả được. Hãy cố gắng giữ liên lạc qua email một tháng hai hoặc ba lần bằng những hình thức khác nhau. Tôi nghĩ một tuần một lần là đủ để địa chỉ mail của bạn vẫn còn được giữ trong danh sách địa chỉ liên lạc của khách hàng.

Thư trực tiếp

Thư tay đã trở nên lỗi thời kể từ khi email được đưa vào sử dụng như một công cụ tiếp thị. Thư tay đắt hơn rất nhiều và có thể thiết kế rất tốn kém. Mặc dù điều đó là sự thật nhưng không phải tất cả các khách hàng của bạn đều xem hoặc trả lời email và khi bạn đã nhằm vào “mục tiêu” chính thì thư tay thật sự là không quá đắt.

Điểm chính của chiến dịch này là bạn cần phải biết gửi thông tin nào cho ai. Không nên gửi tất cả các cataloge sản phẩm tới mọi khách hàng. 90% là họ sẽ coi nó như rác. Hãy ghi nhớ ai yêu cầu phát thêm cái gì (nhưng không phải là sau khi bạn mời họ) hoặc những gì được phát thêm trong triển lãm thương mại.

Thư cá nhân càng nhắm trúng “tim đen” của khách hàng thì càng nhanh thu được hiệu quả và sẽ có được phúc đáp của khách hàng. Với thư thì thư càng mang tính chất cá nhân càng có được hiệu quả cao. Bạn có biết thông tin cụ thể nào về công ty khách hàng sẽ quan tâm tới sản phẩm và dịch vụ của bạn không? Một nghiên cứu nhỏ về vấn đề này, từ những lá thư mời đến những cuộc đàm phán thực sự là cả một quãng đường dài.

Hãy phát hành thư mời của công ty mỗi năm vài lần. Việc này có thể tránh khỏi cách làm mang tính tiếp thị như thư mời điện tử. Tôi đã từng phát hành một bức thư mời gồm có bài báo tiêu điểm của khách hàng, bài báo sản phẩm mới nhất, tin tức về các sự kiện mà chúng tôi tham dự và các tin tức liên quan của công ty. Trong trường hợp này thì thư mời là thông tin về chúng tôi nhưng vẫn có ích cho những người chủ hoặc những người đang cân nhắc việc mua hàng hoá của chúng tôi. Hãy bỏ qua những bài báo về tiệc Giáng sinh của công ty hay Công nhân của tháng – những bài báo không cung cấp thông tin nhằm giúp khách hàng chọn lựa sản phẩm của chúng ta. Thư mời cần phải đạt được mục đích là giữ hình ảnh của công ty trong trí nhớ của khách hàng tương lai. Rất tuyệt nếu công ty của bạn được giới thiệu cho một khách hàng nào đó và bằng một cách nhanh nhất bạn có thể biết rõ khách hàng của bạn là ai và khách hàng có thể biết công ty của bạn là công ty như thế nào. Nếu điều này có thể thực hiện được thì nó có thể thay thế cho những cuốn cataloge tốn kém. Vì thư tay thường tốn kém hơn email nên bạn cũng không nên gửi thường xuyên. Hai hoặc bốn lần một năm là đủ. Gửi qua đường bưu điện sẽ tuỳ thuộc vào quy mô hoạt động của bạn.

Một số lời khuyên khi sử dụng thư trực tiếp

Xếp loại các khách hàng của bạn theo vùng địa lý, theo chức danh, theo cơ quan hoặc các tiêu chí khác giúp bạn tìm hiểu khách hàng nào cần phải gửi những thông tin nào. Nếu bạn là nhà cung cấp dịch vụ công nghệ thông tin, bạn sẽ cần phải liên hệ với CIO, chứ không phải CFO hay phó giám đốc kinh doanh. Đừng nên lãng phí tiền vào những quá trình thừa.

Hãy luôn ghi nhớ rằng, để chiến dịch email hay thư trực tiếp của bạn tiến xa hơn nữa, bạn sẽ cần tới cái nhìn nhất quán và linh cảm nhạy bén. Bạn sẽ muốn khách hàng có cảm giác quen quen khi nhìn chất liệu sản phẩm của bạn. Nếu không làm được điều này thì bạn đang đánh mất giá trị thương hiệu nhạy cảm. Một lợi thế nữa là bạn không phải chạy theo toàn bộ những sáng chế mới khi bạn phát triển email hay thư của mình. Nói một cách khác, điều đó tốt cho ngân sách eo hẹp của bạn.

In và gửi thư bằng cỡ bình thường, hình dáng lạ mắt như phong bì hình vuông hay những vật kích thước lớn, có giá trị hơn để gửi.

Không nên gửi quà phụ thêm cho tất cả những đầu mối liên lạc mới mà bạn có. Điều đó có thể rất tốn kém và lãng phí. Hãy chăm sóc những khách hàng như vậy thông qua email với những thông tin mời cụ thể và chi tiết. Sau đó, hãy đợi họ đặt câu hỏi về tài liệu.

]]>
https://caia.vn/16812-tiet-kiem-chi-phi-quang-cao-voi-e-mail-va-thu-tru-tiep/feed 0
Làm thế nào để E – Marketing hiệu quả https://caia.vn/7556-lam-the-nao-de-e-marketing-hieu-qua https://caia.vn/7556-lam-the-nao-de-e-marketing-hieu-qua#respond Wed, 28 Apr 2010 00:53:03 +0000 http://localhost:8080/caia.vn/?p=7556 Khi công ty bạn đã xây dựng website, bạn cần thực hiện chiến lược E – marketing để thu hút khách hàng đến website của mình.

Làm thế nào để E - Marketing hiệu quả 1

Đặt banner trên các báo điện tử, đưa videoclip lên YouTube để chia sẻ với cộng đồng, nhờ các “hot” blogger viết bài giới thiệu…

Có rất nhiều công cụ quảng bá khác nhau trên Internet mà marketer có thể lựa chọn. Nhưng làm thế nào để các công cụ phát huy hiệu quả thể hiện ở việc lôi kéo được nhiều khách hàng mục tiêuđến với chiến dịch là câu hỏi mà không phải marketer nào cũng có thể trả lời.

I – Blogging – Tận dụng sức mạnh của quyền lực thứ năm

Ra đời sau báo hình, báo in, báo tiếng, báo điện tử nhưng blog đang nhanh chóng vươn lên trở thành quyền lực thứ năm trong giới truyền thông.

Một câu chuyện có thực tại Malaysia

Ngày 20.6.2008, Kenny Sia, blogger nổi tiếng nhất tại Malaysia than phiền về chất lượng thức ăn phục vụ trên chuyến bay của hãng Hàng không Air Asia trên blog của mình kèm theo hình minh họa. Ngay trong ngày, độc giả trên blog của Kenny đã viết hơn 20 trang A4 phê bình chất lượng thức ăn của Air Asia. Một tuần sau đó, Kenny nhận được lời mời của Air Asia tham dự buổi ra mắt thực đơn mới cho chuyến bay.

Một chút do dự, nhưng rồi Kenny quyết định tham gia sự kiện này. Hình thức trình bày, mùi vị của món ăn mới gây ấn tượng tốt cho Kenny. Ngay sau chương trình, đích thân Tony Fernandes – Chủ tịch Tập đoàn Air Asia đã gọi điện thoại cảm ơn sự có mặt của Kenny.

Khi trở về nhà, anh đã viết lại trên blog những ấn tượng của mình về cuộc trải nghiệm sản phẩm và đăng tải toàn bộ hình ảnh cùng minh chứng về cuộc điện thoại của Tony. Lần này, độc giả của Kenny đã đưa ra hơn 223 lời bình tích cực.

Blogging – gắn thương hiệu với “hot“ blogger

Sử dụng “hot” blogger để quảng bá sản phẩm hay đánh bóng tên tuổi của một thương hiệu đã xuất hiện ở Việt Nam khoảng ba năm nay, cùng với sự phát triển của Yahoo!360. Người tiêu dùng thường tin những người họ quen biết hay những tên tuổi lớn trong thế giới blog (hot blogger) hơn là những quảng cáo trên báo hay tivi.

Blogging là một hình thức quảng bá có mức độ tin cậy cao, một dạng marketing truyền miệng online. Doanh nghiệp có thể tiếp cận chính xác đối tượng khách hàng mục tiêu nhờ tính cộng đồng của blog, tạo độ phủ cũng như sức lan tỏa mạnh mẽ vì blogger là những người năng động và rất tích cực tham gia vào các hoạt động cộng đồng như mạng xã hội… Và có thể nhận được ý kiến phản hồi của người tiêu dùng một cách nhanh chóng.

Câu chuyện trên đây cũng cho thấy rõ sử dụng hot blogger cũng có những thách thức nhất định. Sử dụng đúng cách thì tạo ra hiệu quả, ngược lại có thể phản tác dụng gây ảnh hưởng không nhỏ đến hình ảnh của doanh nghiệp.

1. Chọn đúng “những người có ảnh hưởng” (Influencer)

Đây là phần quan trọng nhất của toàn chiến dịch liên quan đến việc tiếp cận khách hàng mục tiêu. Tùy theo quy mô, đặc tính sản phẩm, thông điệp mà có thể chọn nhiều dạng blogger khác nhau, có thể nổi tiếng hoặc không nổi tiếng hoặc có thể là ca sĩ, diễn viên, nghệ sĩ trong một lĩnh vực nào đó.

Tuy nhiên, tất cả những người này đều phải có liên quan đến thương hiệu, thông điệp sản phẩm và có tầm ảnh hưởng nhất định đối với cộng đồng blogger mà nhãn hàng đang hướng tới. Tầm ảnh hưởng của blogger được xác định dựa trên chất lượng bài viết, số lượng lời bình và danh sách bạn bè của họ.

2. Truyền đạt tinh thần của sản phẩm, thông điệp

Chỉ khi cảm nhận được cái “hồn” và thông điệp của sản phẩm thì các blogger mới có thể giới thiệu một cách rõ ràng, cuốn hút và tự nhiên. Vì thế, hãy phân tích cho họ hiểu rõ đặc điểm của sản phẩm, nhất là các điểm mạnh, khuyến khích họ đối thoại, chất vấn và trải nghiệm để yêu thích sản phẩm thật sự và trở thành “đại sứ” của thương hiệu, chứ không đơn thuần là một người đưa tin.

3. Kiểm soát chất lượng của bài viết

Doanh nghiệp hay các công ty quảng cáo không thể viết thay cho blogger vì sẽ làm mất tính tự nhiên và làm giảm sức hấp dẫn của blog. Thay vào đó, hãy đảm bảo quyền lợi của nhãn hàng bằng cách đánh giá và chỉnh sửa những đại ý mà blogger đưa ra trước khi viết. Sau khi thống nhất, để cho họ tự do thể hiện bằng ngôn ngữ và phong cách của mình trên cơ sở khuyến khích người khác nghĩ tốt về sản phẩm.

4. Kết hợp với các công cụ online khác

Quảng bá bằng blog nên kết hợp với các công cụ online mang tính cộng đồng và tương tác cao như chat, diễn đàn, mạng xã hội… để tạo độ phủ và gia tăng sức ảnh hưởng của chiến dịch.

5. Thu nhận và đánh giá phản hồi

Các công ty nên có những đánh giá định kỳ về phản hồi của người tiêu dùng qua những suy nghĩ, ý kiến trên diễn đàn, chat, lời bình trên blog, mạng xã hội… do các hot blogger báo cáo về để có những điều chỉnh thích hợp.

6. Duy trì mối quan hệ với blogger

Các hot blogger, những người đã có cơ hội trải nghiệm với sản phẩm và gắn bó với bạn trong một thời gian có thể sẽ tiếp tục ủng hộ bạn trong các lần tung sản phẩm hoặc chiến dịch khác. Trong mỗi sự kiện liên quan đến thương hiệu, bên cạnh danh sách khách mời báo chí, đừng quên gửi thiệp mời cho những hot blogger có sức ảnh hưởng tới thương hiệu. Hãy xây dựng mối quan hệ và giữ liên lạc với họ để triển khai các chiến dịch tiếp theo.

II – Brand widget – sức mạnh công nghệ và sự sáng tạo

Trong chiến dịch marketing cho gói sản phẩm quần jeans và giày dép mới đây, Levi’s đã tung ra một widget gồm các slide mô tả sản phẩm, kèm theo những đoạn nhạc để tăng sự thu hút với những phụ nữ thành thị và một mẩu giấy điện tử có thể chỉnh sửa để người dùng để lại tin nhắn hay thông báo nơi họ sẽ đến mua hàng. Kết quả, sản phẩm đã được bán hết chỉ trong vòng chưa đầy một ngày.

Quảng bá thương hiệu bằng widget

Widget là một mẩu (box) nội dung di động có mã số có thể được cài đặt và hoạt động trong bất kỳ đoạn mã HTML riêng lẻ trên trang web, trang chủ cá nhân, màn hình vi tính, blog hoặc mạng xã hội của người sử dụng cuối mà không cần biên dịch. Widget thường tồn tại dưới dạng DHTML, JavaScript, hoặc Adobe Flash và làm việc như một chương trình hoặc ứng dụng mini. Widget thường bao gồm tin tức, thời tiết, đồng hồ, game…

Quảng bá thương hiệu bằng widget là cách tạo ra một chương trình có những ứng dụng hữu ích liên quan đến sản phẩm, thương hiệu để thu hút người sử dụng tải về máy tính, trang web, blog, mạng xã hội…

Widget nhận được sự tin tưởng rất cao của người dùng Internet vì nó được chính họ lựa chọn và chủ động tải về, công cụ này cũng tạo sự tương tác thường xuyên với khách hàng khi hiện trên màn hình máy tính của họ mỗi ngày và có sức lan tỏa lớn vì có thể được chia sẻ với nhiều người.

Bí quyết tạo một widget hiệu quả

Để đạt được hiệu quả, những widget quảng bá thương hiệu phải lôi kéo được nhiều người dùng sử dụng thường xuyên, có những ứng dụng phổ biến và nhất là đúng đối tượng khách hàng mục tiêu. Muốn vậy, các marketer cần lưu ý:

1. Đem lại giá trị cho người dùng

Widget phải có những yếu tố giải trí (game, đố vui, những đoạn phim quảng cáo…), gia tăng sức ảnh hưởng của người sử dụng với cộng đồng qua việc để họ thể hiện bản thân theo những cách mới lạ như cá nhân hóa các slide, nâng cấp chủ đề tin nhắn, tạo playlist trong mp3…, đồng thời phải thường xuyên tăng thêm những đặc điểm mới để lôi cuốn người dùng quay trở lại.

2. Đơn giản, tập trung và có liên quan

Bạn cần tạo ra một vài ứng dụng chính làm nổi bật thông điệp mà vẫn có đủ sức thu hút chỉ với vài cú click chuột.

3. Gia nhập vào những trang web quyền lực


Các mạng xã hội như MySpace hay Facebook đều có chính sách mở các platform cho những nhà phát triển widget. Bạn có thể tận dụng cơ hội này để quảng bá thương hiệu với các thành viên trong mạng xã hội và bạn bè của họ qua việc cho phép người dùng dễ dàng tương tác và chia sẻ nội dung.

4. Tối ưu hóa mức độ sử dụng

Những widget được cài đặt đều gửi về một file có mã số riêng, vì thế có thể nhanh chóng nhận được phản hồi và phát triển nội dung theo nhu cầu của người dùng. Bạn cũng có thể linh động trong việc điều chỉnh ngân sách và chiến lược để trở thành kênh quảng bá tốt nhất.

5. Lên kế hoạch cho những chiến dịch tiếp theo

Khi chiến dịch kết thúc, thay vì bỏ mặc nội dung gốc của một widget, bạn có thể duy trì cho một chiến dịch tiếp theo bằng cách tạo ra nội dung mới dựa trên phản hồi của người dùng.

6. Bắt kịp hành vi của người sử dụng

Xu hướng trong giao tiếp và tự thể hiện của cộng đồng mạng đang có nhiều thay đổi như gửi tin nhắn nhiều hơn email và các tin nhắn xuất phát từ profile trong mạng xã hội… Do đó, bạn phải tạo ra các widget phù hợp với những hành vi mới của người dùng để tăng tính cạnh tranh.

Các thương hiệu thất bại trong việc tương tác với người dùng có thể là do không tạo mối quan hệ với những người có sức ảnh hưởng lớn hoặc để cho các đối thủ cạnh tranh có được mối quan hệ với họ.

III – Email marketing – khó nhưng không phải là không thể

38% số người sử dụng Internet tại Việt Nam trong độ tuổi 18-30 có sử dụng email, con số này ở độ tuổi 41-50 là 34%. Theo nghiên cứu của AC Nielsen 2008, email đứng thứ tư trong các hoạt động được sử dụng nhiều nhất trên Internet.

Đặc biệt ở TP.HCM, mức độ sử dụng email hàng ngày và thường xuyên chiếm đến 73% (theo nghiên cứu của FTA 2008). Những con số trên khiến các marketer không thể bỏ qua công cụ quảng bá đầy tiềm năng: Email marketing.

Lợi thế của Email marketing

Chỉ trong tích tắc có thể chuyển cùng một thông điệp tới hàng trăm ngàn người với chi phí chỉ bằng 1/5, thậm chí chỉ 1/10 so với gửi thư thông thường. Nội dung sống động với hình ảnh, âm thanh, video… mà không tốn chi phí in ấn, xuất bản, lại dễ dàng cập nhật, chỉnh sửa. Thêm nữa có thể đo lường hiệu quả và nhanh chóng nhận được phản hồi từ khách hàng…

Đó là những ưu điểm mà email marketing có thể tạo ra cho chiến dịch tiếp thị của doanh nghiệp. Tuy nhiên, thách thức lớn nhất với việc phát triển Email marketing là nỗi lo ngại bị xem là hình thức “spam” hộp thư của khách hàng.

Thực hiện email marketing hiệu quả


Email marketing có tạo ra được hiệu quả hay không phụ thuộc rất lớn vào phương pháp và quá trình thực hiện của các doanh nghiệp, trong đó có năm vấn đề đáng chú ý sau:


1. Đúng người

Quan trọng nhất trong việc sử dụng Email marketing là có một danh sách khách hàng mục tiêu đồng ý nhận email. Danh sách này có thể được tạo ra bằng những mẫu đăng ký thành viên trên trang web, tổ chức sự kiện online/offline… Đây chính là những người có quan tâm đến sản phẩm, thương hiệu nên tỉ lệ nhận và mở email sẽ rất cao.

2. Đúng nội dung

Các nhà cung cấp dịch vụ email đều có hệ thống chấm điểm “spam” như cách thể hiện tiêu đề, sự liên quan giữa tiêu đề và nội dung, dung lượng hình trong một email… Nếu người dùng nắm rõ các quy tắc này sẽ thiết kế được một email “hợp pháp”. Cũng cần đăng ký với các nhà cung cấp dịch vụ để nhận thông báo khi email bị coi là phiền nhiễu, nhanh chóng đưa email của các khách hàng này ra khỏi danh sách.

Để tạo nội dung hấp dẫn, email mẫu nên được thiết kế có độ rộng dưới 500 pixel, tựa đề dưới 35 ký tự, không nên sử dụng tiếng Việt có dấu, để thông điệp chính bên tay trái và nên có những văn bản thay thế cho hình ảnh vì một số công cụ như Microsofr Outlook có tính năng chặn hình ảnh. Điều quan trọng là nội dung nên được thiết kế động và cá nhân hóa.

3. Đúng thời
điểm

Tìm hiểu thói quen của đối tượng để email có cơ hội được mở ra nhiều nhất. Email cho doanh nghiệp nên gửi vào ban ngày từ thứ Hai đến thứ Sáu, email cho người tiêu dùng thì nên gửi vào thứ Hai hoặc thứ Năm là lúc người ta sử dụng email nhiều nhất.

4. Đúng tần suất

Những email có cùng một nội dung chỉ nên gửi 2-4 lần/tháng cho cùng một đối tượng. Ít hơn số này thì chưa tạo ra độ nhận biết còn nhiều hơn thì sẽ gây phản cảm.

5. Đúng kênh truyền thông

Email khi kết hợp với các công cụ khác sẽ tạo được hiệu quả rất cao như kết hợp với direct mail(dùng email để thông báo trước rồi gửi thư trực tiếp đến những người có phản hồi với email thì cơ hội sẽ cao hơn do đã chọn được đối tượng có quan tâm đến chương trình).

Để đo lường hiệu quả và có những thay đổi thích hợp, doanh nghiệp nên thường xuyên thực hiện các báo cáo về: tổng số email được gửi đi, tỉ lệ email bị trả về, tỉ lệ email bị từ chối, tỉ lệ email được mở, mở như thế nào, ở đâu, tỉ lệ click đường dẫn… Những thông số cơ bản như tỉ lệ trả về, tỉ lệ từ chối và phản hồi doanh nghiệp có thể tự làm, nhưng để tính được tỉ suất lợi nhuận trên vốn đầu tư (ROI) thông thường sẽ phải nhờ đến Agency.

(Theo Tạp chí Marketing)

::

]]>
https://caia.vn/7556-lam-the-nao-de-e-marketing-hieu-qua/feed 0
Email, chất lượng quan trọng chứ không phải số lượng https://caia.vn/7498-email-chat-luong-quan-trong-chu-khong-phai-so-luong https://caia.vn/7498-email-chat-luong-quan-trong-chu-khong-phai-so-luong#respond Wed, 28 Apr 2010 00:11:51 +0000 http://localhost:8080/caia.vn/?p=7498 Mọi thứ về email marketing là chất lượng: Chất lượng nội dung và chất lượng danh sách địa chỉ email. Nó đơn giản không phải là quẳng nội dung vào một email và rồi gửi nó tới một danh sách lớn các địa chỉ email chưa được lựa chọn.

Email, chất lượng quan trọng chứ không phải số lượng 1

Giữ cho nội dung đơn giản và có giá trị là yếu tố then chốt trong việc phác thảo một thông điệp email chất lượng. Cố gắng nhét những thông tin vô ích vào một thông điệp email sẽ mang đến cho người nhận một ít lựa chọn, nhưng có thể dễ dàng bỏ qua với một cú click chuột vào “next”, “delete” hoặc thậm chí là tệ hơn là “spam”.

Dưới đây là một vài thủ thuật nhỏ giúp nâng cao chất lượng khi thiết kế nội dung của một email marketing.

Tập trung tạo ra sự tương thích và giá trị.

Luôn hỏi, “khán giả của tôi có thực sự đánh giá cao những gì tôi gửi cho họ?” Giữ cho bố cục luôn rõ ràng và dễ dàng cho việc sử lý thông điệp.

Nghĩ về sườn của chiếc xe buýt.

Thiết kế nội dung giống như bạn dự đính thiết kế nó để trình bày trên sườn của một chiếc xe buýt trong thành phố và mọi người sẽ nhận ra nó khi mà chiếc xe buýt chạy qua khá nhanh. Giống như một quảng cáo trên chiếc xe buýt đang chạy, thông điệp của bạn có thể chỉ dành được sự chú ý của mọi người trong một hoặc hai giây. Hãy đảm bảo rằng, nó được thể hiện tốt để mọi người có thể dễ dàng nhận thấy những gì bạn cung cấp và cách họ có thể liên hệ với bạn.

Cung cấp những thông tin tốt nhất chứ không phải tất cả.

Khi gửi các email có nôi dung dựa trên một bài báo, cố gắng đừng mang cả bài báo vào đó; chỉ cung cấp những đoạn trích ngắn cho thấy sự quan trọng cùng với một link liên kết với bài báo đó trên website của bạn.

Chỉ sử dụng những địa chỉ email có giá trị.

Giữ cho danh sách địa chỉ email chỉ gồm những địa chỉ thực sự đánh giá cao nội dung email của bạn. Đây là những địa chỉ biết bạn là người gửi email cho họ, và tại sao họ nhận email. Họ thích thú trong việc mở thông điệp của bạn và đọc những gì bạn phải viết trong đó.

Gửi email đến một lượng khán giả quá lớn có thể thường dẫn đến những yếu kém trong việc phát tán – do lượng địa chỉ không có giá trị quá cao và những than phiền do không muốn nhận email (spam). Luôn nhớ rằng, một khi hiệu quả phát tán đi xuống, khả năng với tới khán giả nhỏ hơn.

Xây dựng danh sách của bạn liên tục vơi từng địa chỉ một.

Để có thể xây dựng một danh sách email chất lượng, yếu tố then chốt là mời những khán giả tiềm năng điền vào một mẫu xác nhận, trong đó nhấn mạnh lợi ích của việc trở thành thành viên. Gia tăng danh sách băng cách chọn lựa từng địa chỉ một từ danh sách trước đó được quản lý kém hoặc danh sách được bạn mua về sẽ mang lại kết quả như mong đợi.

Điểm then chốt là đây: Chất lượng email sẽ được tưởng thưởng và ngược lại. Ngày nay, ISPs sử dụng bộ lọc mail rất tinh vi có thể dễ dàng nhận ra người gửi, người muốn nhanh chóng tìm ra một số lượng lớn các địa chỉ email và không quan tâm đến việc xây dựng mối quan hệ marketing lâu dài với những khán giả có lựa chọn.

Hãy chứng minh cam kết về chất lượng của bạn bằng cách tạo ra những nội dung hấp dẫn mà người đọc chắc chắn sẽ đánh giá cao.

Chứng minh cam kết của bạn đối với chất lượng bằng việc viết ra nội dung hấp dẫn mà người đọc sẽ chắc chắn đánh giá cao.

(Theo Lanta Brand)

::

]]>
https://caia.vn/7498-email-chat-luong-quan-trong-chu-khong-phai-so-luong/feed 0
10 sai lầm hàng đầu khi sử dụng Direct Mail https://caia.vn/7335-10-sai-lam-hang-dau-khi-su-dung-direct-mail https://caia.vn/7335-10-sai-lam-hang-dau-khi-su-dung-direct-mail#respond Tue, 27 Apr 2010 20:33:57 +0000 http://localhost:8080/caia.vn/?p=7335 Direct mail là một phần không thể thiếu trong chiến thuật marketing của các doanh nghiệp. Và để chiến dịch direct mail hoạt động tốt, điều quan trọng là phải tránh được những sai lầm phổ biến.

10 sai lầm hàng đầu khi sử dụng Direct Mail 1

Dưới đây là 10 sai lầm phổ biến mà mọi doanh nghiệp cần tránh:

Sai lầm thứ 1: Sai lầm lớn nhất –  Gửi tới một danh sách sai

Bưu phí là một phần quan trọng của chiến dịch direct mail. Nếu bạn là một người không sử dụng Pay-Per-Click, thì lượng người truy cập cũng không phải trả phí cho bạn, mặc dù 80% họ sẽ rời khỏi website của bạn trong vòng 30 giây. Tuy nhiên, đó là miễn phí. Nhưng nếu bạn muốn gửi qua đường direct mail thì bạn cũng phải mất ít nhất là 35 cent khi bạn gửi tới một người mà bạn không quan tâm trong danh sách mail của mình.

Sai lầm thứ 2. Kiểm tra còn thiếu

Doanh nghiệp cần phân tích các chi tiết bán hàng thường xuyên. Đừng bao giờ kiểm tra phản hồi của lá thư A mà không làm điều đó với lá thư B. Hãy khiểm tra tỉ lệ phản hồi cho mỗi lá thư để chắc chắn thư của bạn đến tay tất cả người gửi.

Sai lầm thứ 3: Không cá nhân hóa email

Lá thư bán hàng cần phải cá nhân hóa ngay khi có thể. Tên của khách hàng là từ rất quan trọng đối với họ. Vì thế, hãy sử dụng thường xuyên, ở phần mở đầu và cả thân thư.

Sai lầm thứ 4: Sử dụng tất cả thời gian vào brochure thay vì lá thư

Hầu hết mọi người sẽ đọc lá thư bán hàng đầu tiên chứ không phải là brochure. Nếu bạn không thể quảng bá cho khách hàng trong phần đầu lá thư, sản phẩm/dịch vụ của bạn sẽ không được chú ý đến các phần sau. Đầu tiên là bán các lợi ích, sau đó là bán đặc điểm.

Sai lầm thứ 5: Quá chú trọng vào các tính từ

Các tính từ trong thư bán hàng thực thế chỉ làm làm các bài quảng cáo mất sự tập trung của khách hàng đến các yếu tố sản phẩm và lợi ích dịch vụ.

Sai lầm thứ 6: Để dành điểm nhấn ở phần cuối

Nhiều copywriter quá say mê với công việc đến nỗi họ để dành hầu hết lý do hấp dẫn nhất để mua sản phẩm cho đến khi kết thúc lá thư. Điều tương tự xảy ra với quảng cáo truyền hình. Logo chỉ được đề cập ở đoạn cuối. Bạn không phải là Nike. Bạn phải tạo điểm nhấn ở thời điểm bắt đầu. Một số đoạn mở cho lá thư bán hàng bao gồm:

– Đặt một câu hỏi hấp dẫn

– Nhấn mạnh vấn đề nóng nhất hoặc quan tâm nhất của khách hàng

– Đánh thức trí tò mò

– Thuyết phục bằng các yếu tố hấp dẫn hoặc các con số lạ

Sai lầm thứ 7: Bắt đầu với sản phẩm chứ không phải là khách hàng

Tránh copy các thông tin của nhà sản xuất như nhấn mạnh bạn là ai, bạn làm gì, lịch sử kinh doanh và mục tiêu của công ty. Chúng chỉ cung cấp sự đảm bảo chứ không phải bán hàng. Bạn và sản phẩm không quan trọng đối với khách hàng. Người đọc mở lá thư của bạn chỉ muốn biết “Điều gì trong đó dành cho tôi? Tôi sẽ được lợi gì nếu mua sản phẩm của bạn?

Sai lầm thứ 8: Lờ đi những từ ma thuật

Chúng là những từ “miễn phí” và “bạn”. Sai lầm của việc không sử dụng những từ ma thuật có thể đột ngột làm giảm phản hồi email của bạn. Các nhà quảng cáo thường mắc sai lầm rằng nhiệm vụ của copywriter là sáng tạo, tránh những từ ma thuật của direct mail, bởi vì họ nghĩ rằng cụm từ ma thuật này là sáo rỗng, rập khuôn.

Nói “brochure miễn phí” chứ không phải “brochure”. Nói “tra cứu miễn phí” chứ không phải “đăng ký tên để tra cứu”. Nói “quà tặng miễn phí” chứ không phải “quà tặng”. Nói “một quà tặng dành cho bạn” sẽ tốt hơn.

Sai lầm thứ 9: Lờ đi giải pháp đối với vấn đề mà bạn đang cố gắng giải quyết

Direct mail luôn chú trọng vào khách hàng chứ không phải sản phẩm. Những nghiên cứu nền tảng hữu ích nhất mà bạn có thể làm là yêu cầu một khách hàng tiêu biểu để hỏi xem “Vấn đề lớn nhất mà bạn gặp ngay bây giờ là gì?” Lá thư bán hàng nên nói về vấn đề đó, sau đó là lời hứa sửa chữa.

Sai lầm thứ 10: Quên ghi tên, địa chỉ người nhận ngoài phong bì thư

Đây là sai lầm trớ trêu và không phải là hiếm đối với nhiều doanh nghiệp. Nhớ rằng phong bì thư là mối liên lạc đầu tiên của bạn. Vì thế, hãy tránh lỗi ngớ ngẩn này trong chiến dịch direct mail marketing.

Tùng Anh

(Theo BH)

::

]]>
https://caia.vn/7335-10-sai-lam-hang-dau-khi-su-dung-direct-mail/feed 0
20% email marketing thất bại https://caia.vn/7309-20-email-marketing-that-bai https://caia.vn/7309-20-email-marketing-that-bai#respond Tue, 27 Apr 2010 20:22:55 +0000 http://localhost:8080/caia.vn/?p=7309 Khi tình trạng suy thoái kinh tế chưa chấm dứt, những nhà tiếp thị tiếp tục duy trì email – marketing để hỗ trợ kinh doanh. Nhưng họ đang gặp rất nhiều khó khăn.

20% email marketing thất bại 1

Nhưng những nỗ lực đó phải đương đầu với vấn đề thư không đến hòm thư khách hàng được do nhiều cản trở: ở Mỹ và Canada, nhiều hơn 20% thư thương mại không đến được hòm thư của người nhận. Theo một số liệu thống kê.

Kinh doanh, những email cho phép mức độ tiếp cận trung bình chỉ 79,3% các hộp thư tại Mỹ và Canada trong suốt nửa đầu năm 2009. Theo báo cáo của Return Path Deliverability Benchmark Report:

– 3,3% bức thư thương mại, thư được chấp nhận có lộ trình vào phần thư rác của hòm thư, và 17,4% không được gửi tới tất cả.

– Tỷ lệ thư tại Mỹ được phát đi trong lĩnh vực thương mại, thư được chấp nhận nhiều hơn so với tại Canada.

– Những nhà marketing B2B đối mặt với nhiều khó khăn trong tiếp cận địa chỉ email gửi thư chào hàng, vì chúng thường được bảo vệ bởi người sử dụng email cài đặt bao gồm các hệ thống như: Postini, Symantec, và MessageLab.

– Tính trung bình có 27,6% thư chào hàng được gửi tới những địa chỉ kinh doanh không tìm thấy được trong inbox.

– Điều đó có nghĩa là chỉ 72,4% thư thương mại được chuyển tới hộp thư, trong đó chưa kể tỷ lệ bị chuyển tới phần thư rác hoặc spam.

“Nhiều nhà marketing không quan tâm tới những bức thư chào hàng gửi với mục đích thương mại của họ có đến được hộp thư hay không” George Bilbrey – chủ tịch và người sáng lập của Return Path nói.

Nhiều khi, những nhà tiếp thị nghĩ thư gửi đi thành công là 95% đến 98%. Nhưng điều này rất khó là sự thật.

Việc gửi thư kinh doanh thành công tới hộp thư của khách hàng phụ thuộc bởi ISP:

Gmail của Google có sự kiểm duyệt nghiêm ngặt của ISP tại Mỹ đối với những nhà marketing chuyên nghiệp, theo báo cáo thì 23% email của nhà tiếp thị gửi tới địa chỉ Gmail không đến được inbox.

Tốp 5 ISP của Mỹ yêu cầu khắt khe đối với những email marketing tiếp cận hộp thư khách hàng là từ Gmail, Hotmail, MSN, Comcast và AOL.

Các nhà tiếp thị cũng gặp nhiều khó khăn khi tiếp cận hòm thư của những người Canada.

Primus.ca, công cụ sử dụng Postini như là một phần của hệ thống lọc email, làm thất bại 53% số email mà các nhà tiếp thị gửi tới người sử dụng Primus.ca.

Tốp 5 ISP tại Canada gây khó khăn cho email marketing tiếp cận hộp thư khách hàng là Primus.ca, Shaw, Aliant, SaskTel, và Inter.net.

20% email marketing thất bại 2

Thất bại trong tiếp cận hộp thư = Ít lợi nhuận

Những chiến dịch marketing bằng email sẽ nảy sinh một công cụ đo lường ROI với chi phí 43,52 năm 2009, ít nhất gấp hai trong tìm kiếm những kênh marketing khác. Việc thực hiện những chiến dịch email lớn thường che đậy những vấn đề về khả năng nhận được email.

Thành tích email tốt có thể tốt hơn nếu email của họ đang tiếp cận tới hộp thư khách hàng, Return Path nói: “Ví dụ, nếu một công ty với một kích cỡ file của 100,000 email kiếm trung bình mức 1 USD trên mỗi emial được gửi, họ đang bỏ lỡ 20,000 USD từ mỗi chiến dịch email với một tỷ lệ sắp xếp 80%.”

Bilbrey kết luận rằng “khi ISP tiếp tục chiến đấu hàng ngày trong việc giữ khách hàng, bảo vệ hộp thư từ sự công kích dữ dội của spam, những nhà gửi email xác thực kinh doanh biết rằng khách hàng muốn nhận việc chặn này. Đó là một nhu cầu bắt buộc khiến các nhà marketing đào sâu tìm cách trong phân phát thư hiệu quả thực sự để biết nhiều cách gửi email hiệu quả hơn tới hòm thư khách hàng.”

Theo số liệu của Return Path: Tổ chức này đã nghiên cứu hơn 500,000 chiến dịch email từ tháng 1 đến tháng 6/2009. Có 45 ISP tại Mỹ và Canada đã gây nhiều cản trở trong chiến dịch email – marketing cho các nhà tiếp thị.

Hà Anh

(Theo MKP)

::

]]>
https://caia.vn/7309-20-email-marketing-that-bai/feed 0
Vài kinh nghiệm triển khai email marketing https://caia.vn/6859-vai-kinh-nghiem-trien-khai-email-marketing https://caia.vn/6859-vai-kinh-nghiem-trien-khai-email-marketing#respond Mon, 26 Apr 2010 21:12:40 +0000 http://localhost:8080/caia.vn/?p=6859 Trong thời gian làm việc tại công ty cũ, tôi được giao triển khai chương trình chăm sóc khách hàng qua email. Sau hơn một năm thực hiện, xin phép chia sẻ vài kinh nghiệm thực tế, rất mong cộng đồng đóng góp thêm ý kiến để các marketers có nhiều thông tin cho chiến dịch marketing của mình.

Vài kinh nghiệm triển khai email marketing 1

Những sai lần phổ biến khi triển khai email marketing

Thông tin vô giá trị

Đây là điều ai cũng biết nhưng chẳng mấy ai rút kinh nghiệm. Nguyên nhân lớn nhất khiến email marketing bị đánh đồng với spam là nội dung không hề mang lại tí tẹo lợi ích nào cho khách hàng. Không bao giờ có chuyện 100% database khách hàng đều có nhu cầu về sản phẩm, dịch vụ mà bạn giới thiệu. Và chắc chắn là những khách hàng đó cũng nhận được rất nhiều email của các công ty khác mỗi ngày. Vậy lý do gì để họ đọc và nhớ email của bạn? Please, trong chốc lát, hãy đừng nghĩ đến chuyện “xeo xiếc” (sale) gì cả, hãy gửi một nội dung thật sự có giá trị cho khách hàng!

Nội dung không rõ ràng

Cái gì dễ hiểu hơn? Một tấm hình Mai Phương Thuý hay một bức tranh trừu tượng? Khách hàng không có nhiều thời gian cho việc đọc email, nhất là khi đang ở thế “bị sale”. Vậy nên chắc chắn một email với tiêu đề chung chung, câu chữ dài thườn thượt, văn phong lủng củng, thiết kế rắc rối,… sẽ bị quăng ngay vào thùng rác.

Sale lộ liễu

Cho đến thời điểm này, tôi tin rằng bất kỳ ai dùng email đều biết tỏng, dù có gọi là newsletter hay ezine thì đều nhằm để sale. Khi mà khách hàng đã đi guốc lộp cộp trong bụng bạn thì đừng dại mà “dụ dỗ” họ một cách thô thiển. Từ từ, tà tà tiến tới, cung cấp thông tin đầy đủ, rõ ràng và nhất là đừng ra lệnh kiểu “mua ngay”, “đăng ký ngay”, “tham gia ngay”,… khi chưa qua giai đoạn “làm quen”.

Quản lý database kém

Trái tim của mọi chiến dịch email marketing là database khách hàng. Bạn cần phải liên tục cập nhật, sàng lọc, ghi nhận phản hồi. Tôi đã từng bị sai lầm như thế này: một khách hàng yêu cầu huỷ dịch vụ nhưng do tôi không cập nhật database nên vẫn nhận được email. Khách hàng này gửi email phàn nàn và cc cho tất cả bạn bè của mình. Thật không may, rất nhiều người trong số đó cũng trong database của chúng tôi! Vậy là trong chớp mắt, mấy chục khách hàng đã bỏ đi!

Mất gì khi chiến dịch email marketing không hiệu quả

Lại đổ chi phí vào các kênh marketing truyền thống

Vỏ bọc “tiếp cận nhanh chóng, mọi lúc mọi nơi và tiết kiệm chi phí” của email marketing quá hào nhoáng khiến người ta đặt quá nhiều kỳ vọng. Và khi không thấy hiệu quả như mong muốn, họ nhìn email marketing với “con mắt hình viên đạn”. Và rồi thay vì tiết kiệm, họ dồn hết ngân sách marketing cho những kênh truyền thống.

Án treo vô thời gian của khách hàng

Từ khi tìm hiểu và tự tay thực hiện email marketing, tôi rất thích nút “Report Spam” hay “Spam” của Gmail và Yahoo Mail. Chức năng này ví như cái búa quan toà sử dụng khi tuyên án. Khi bản án “spam” được khách hàng đưa ra, rất khó để xoá, cho dù chính khách hàng đã hạ cố vào thùng rác móc bạn ra!

Quá mù ra mưa

Khi triển khai chương trình của mình, tôi nhận ra người Việt Nam mình tương đối dễ chấp nhận email lạ (mặt trái là không hề đọc email đó với sự nghiêm túc và cẩn thận). Đặc điểm này có thể giúp marketer tiếp cận dễ dàng hơn, nhưng không có nghĩa là khách hàng sẽ đón nhận “thượng vàng hạ cám”. Nếu không trân trọng cơ hội thì chắc chắn sẽ “mất cả chì lẫn chài”.

Uy tín sụp đổ

Ai cũng biết email lan truyền rất nhanh. Đó là thế mạnh, nhưng cũng là quyền lực của khách hàng mà marketer phải lưu ý. Như sai lầm mà tôi đã phạm phải ở trên, chỉ trong ít phút, mấy chục khách hàng đã biết tôi không tôn trọng yêu cầu huỷ dịch vụ của họ. Điều gì sẽ xảy ra nếu một trong số khách hàng đó quen biết với một blogger đình đám cỡ như Tắc kè, ANDRE hay Bố Cu Hưng?

Theo Saga

]]>
https://caia.vn/6859-vai-kinh-nghiem-trien-khai-email-marketing/feed 0
3 bước nhân bản hóa Marketing thư điện tử-Email Marketing: Phải biết mình đang nói chuyện với ai! https://caia.vn/6782-3-buoc-nhan-ban-hoa-marketing-thu-dien-tu-email-marketing-phai-biet-minh-dang-noi-chuyen-voi-ai https://caia.vn/6782-3-buoc-nhan-ban-hoa-marketing-thu-dien-tu-email-marketing-phai-biet-minh-dang-noi-chuyen-voi-ai#respond Mon, 26 Apr 2010 20:20:41 +0000 http://localhost:8080/caia.vn/?p=6782 Ngay cả các marketer nổi tiếng chuyên gửi mail cũng chỉ dùng email để phát thông điệp đến khách hàng, thay vì một cuộc trao đổi thẳng thắn.

3 bước nhân bản hóa Marketing thư điện tử-Email Marketing: Phải biết mình đang nói chuyện với ai! 1

Đôi lúc chúng ta bị cuốn theo hình thức của email marketing mà quên rằng chúng ta đang giao tiếp với những con người thực thụ. Chúng ta chỉ nghĩ đến những địa chỉ email, cơ sở dữ liệu, đối tượng tiềm năng và các phân khúc thị trường.

Với email, một kênh giao tiếp thông dụng, chúng ta phải biết rằng vẫn có những con người đằng sau những cái email đó. Khi nhấn phím “Gửi thư”, chúng ta không chỉ gửi một thông điệp vào hộp thư đến, mà chúng ta đang giao tiếp với những cá nhân thực thể.

Việc sử dụng liên tục những tít giật gân để tuyên truyền cho các chiến dịch khuyến mãi một cách liên tục chưa chắc đã hiệu quả.

Ngay cả các marketer nổi tiếng chuyên gửi mail cũng không nhắm đến việc giao tiếp với khách hàng mục tiêu bằng email, họ chỉ dùng email  marketing để phát thông điệp đến khách hàng, thay vì một cuộc trao đổi thẳng thắn.

Mục đích của giao tiếp tương tác là tạo nên một cuộc đối thoại. Thứ 2 là, sự phản hồi nói lên được cộng đồng đang mong đợi những thông tin gì. Cuối cùng là tạo được sự khác biệt giữa marketing trực tiếp và marketing đại chúng

Sau đây là 3 mẹo nhỏ giúp bạn nhân bản hóa một cái email và giao tiếp với khách hàng. Theo cách này, bạn sẽ nhớ được, có những con người đang thở, đang sống đằng sau những email điện tử mà bạn gửi.

3 bước nhân bản hóa Marketing thư điện tử-Email Marketing: Phải biết mình đang nói chuyện với ai! 2


1.    Nói đến con người nhiều hơn thông tin khuyến mãi.

Bạn sẽ trở nên “nhân bản” hơn và có thể chuyện trò thoải mái hơn trong những email thương mại so với quảng cáo đại chúng. Hãy dùng những từ ngữ như “Quý khách”, “Chúng tôi”. Nhân bản hóa câu chữ thay vì sử dụng cũng một cách thức bình thường và chung chung. Nói chuyện với con ngưới chứ không phải lải nhải bên tai họ một cách cưỡng bức.

Nhận diện phân khúc đặc thù thông qua tính cách và hành vi trong qua khứ(nếu bạn có đủ những công nghệ tiên tiến để phân tích). Người nhận thư sẽ rất cảm kích nếu bạn tỏ ra quan tâm và thấu hiểu họ như những người bạn với nhau thay vì chỉ là một cá nhân vô danh giấu mặt đang sau địa chỉ email.

2. Định hình tính cách thương hiệu

Thương hiệu hoặc sản phẩm của bạn đã tạo được một hình tượng hoặc có riêng một phát ngôn viên hay chưa? Nó đã thể hiện được bản sắc của nó chưa? Nếu chưa thì email marketing có thể giúp bạn định hình tính cách thương hiệu.

Hãy liên tưởng đến con thằn lằn Geico, William Shatner của Priceline hoặc các nhân vật hoạt hình của sôcôla M&M cũng như những tính cách mà người ta đã tạo cho thương hiệu Apple(thời thượng với thiết kế trang nhã, ít mắc lỗi kỹ thuật…) và làm thế nào mà những mẫu quảng cáo gắn kết một cách nhất quán với những tính cách như vậy.

Vậy hãy mang những tính cách thương hiệu vào email của bạn, hay ít nhất thì giữ cho những tính cách đó đồng nhất với các hoạt động marketing.

3. Tạo nơi chia sẻ kinh nghiệm cho khách hàng

Bạn có tạo sự thoải mái trong việc thuyết phục khách hàng chia sẻ những kinh nghiệm về sản phẩm hay không? Bạn có tạo ra một hệ thống tiếp nhận những phản hồi tích cực và tiêu cực hay không?

Bạn có chập nhận bỏ thêm thời gian để phát triển các phản hồi tích cực, ví dụ như mời họ chia sẽ những câu chuyện thành công, suy nghĩ, hình ảnh và video? Bạn có dám tổ chức những cuộc thi chia sẽ cuộc sống giữa khách hàng với nhau hay không?

Bất kỳ một bước căn bản nào trên đây đều có thể tạo ra một cơ sở dữ liệu khách hàng khổng lồ vô giá, cững như mối quan hệ thân thiết giữa thương hiệu và khách hàng, mà quảng cáo và marketing chưa chắc đạt được. Kinh nghiệm này rút ra từ các kết quả nghiên cứu cho rằng con người rất thích được giao tiếp, chuyện trò, học hỏi từ người khác và truyền đạt kinh nghiệm.

Internet ngày càng nhắm đến tính minh bạch, thuận tiện để tiếp cận, mang tính đổi mới, không phải gò bó như những hình thức marketing đại chúng đơn điệu. Xu hướng nhân cách hóa này sẽ rất tốt để vận dụng trong môi trường Internet, không chỉ tốt cho thương hiệu, dịch vụ khách hàng mà còn cho các hoạt động marketing của doanh nghiệp.

Cuối cùng, hãy nhở rằng con người không mua hàng từ một công ty hay thương hiệu, mà họ mua hàng từ những con người giống họ. Vậy hãy là những con người biết quan tâm và chia sẻ.

Theo VietnamBranding

::

]]>
https://caia.vn/6782-3-buoc-nhan-ban-hoa-marketing-thu-dien-tu-email-marketing-phai-biet-minh-dang-noi-chuyen-voi-ai/feed 0
Phương pháp giúp marketer chiến thắng trong chiến dịch email marketing- Phần II https://caia.vn/6445-phuong-phap-giup-marketer-chien-thang-trong-chien-dich-email-marketing-phan-ii https://caia.vn/6445-phuong-phap-giup-marketer-chien-thang-trong-chien-dich-email-marketing-phan-ii#respond Sun, 25 Apr 2010 20:11:40 +0000 http://localhost:8080/caia.vn/?p=6445 Sau khi đã nắm rõ các yếu tố như thông số so sánh chuẩn, phân khúc và kĩ thuật gửi, giờ đây các marketer có thể tập trung vào chiến lược để cải thiện hiệu quả thực tế của chiến dịch.

Phương pháp giúp marketer chiến thắng trong chiến dịch email marketing- Phần II 1

4. Đào sâu hơn vào kết quả

Đa phần các marketer chỉ sử dụng những thông số căn bản để đánh giá thành công của chiến dịch. Chỉ 12% sử dụng những thông số phân tích (analytics) để tối ưu hoá hiệu quả của email marketing. Dưới 20% marketer tích hợp email vào chương trình marketing tổng thể.

Do đa số marketer chỉ sử dụng những thông số đánh giá cơ bản như tỉ lệ mở (open) và click chuột (click through), nên họ gặp khó khăn trong việc thể hiện tính hiệu quả của email marketing cho cấp lãnh đạo vốn chỉ quan tâm tới chỉ số đánh giá hiệu quả kinh doanh. Dù những công cụ báo cáo mới chưa cho phép đo lường sự thành công của các chương trình email marketing dựa trên các số liệu tài chính, nhưng thể hiện một xu hướng mới trong marketing: sự gắn kết (engagement). Nhiều marketer đã bắt đầu sử dụng các chỉ số gắn kết cho phép họ thể hiện mối liên hệ giữa email và hiệu quả marketing.

Công ty như Epsilon và Silverpop đã tích hợp thêm những báo cáo về sự gắn kết cho phép marketer hiểu rõ hơn khi nào sự quan tâm, gắn kết của từng khách hàng với thương hiệu có dấu hiệu suy giảm.

5. Tích hợp những nguồn dữ liệu thích hợp

Khách hàng rất thích nhận những email liên quan tới nhu cầu và sở thích của họ. Hơn ½ marketer cho biết là họ đã tích hợp những thông số phân tích web (web analytics). Trước khi tích hợp, marketer phải tính xem những dữ liệu nào sẽ giúp họ hiểu rõ hành vi khách hàng khi triển khai chương trình email marketing.

Do sở thích của khách hàng thường xuyên thay đổi nên nhà bán vé StubHub đã sử dụng những dữ liệu phân tích hành vi của khách hàng trên web (web analytics) để xây dựng từng thông điệp email tương ứng thay vì sử dụng những dữ liệu về sở thích và quan tâm của họ. Bằng cách này họ có thể đưa ra những lời chào hàng có ảnh hưởng tới quyết định mua bằng cách thấu hiểu những nhu cầu tức thời của khách hàng. Một số nhà bán lẻ khác còn tích hợp cả những dữ liệu mua hàng cho tới cấp độ các đơn vị hàng tồn kho (SKU – Stock keeping unit) để tìm hiểu xem lần cuối cùng khách mua sản phẩm là khi nào, từ đó có thể gửi những thông điệp kích thích đúng vào thời điểm họ có nhu cầu do sử dụng sắp hết sản phẩm.

6. Tự động hoá chương trình

Tự động hoá giúp tiết kiệm thời gian, ngăn ngừa lỗi và giúp marketer có nhiều thời gian hơn suy nghĩ về chiến lược cho chiến dịch email. Hơn thế nữa tự động hoá giúp marketer xây dựng một lần nhưng sử dụng nhiều lần sau đó để tối ưu hoá hiệu quả. Chỉ 20% marketer được hỏi cho biết là họ đã tận dụng chiến lược này. Những nhà cung cấp dịch vụ gửi email (ESP) như Reponsys và Yesmail đã thiết kế những mô hình gửi email theo chu kì (life-cycle campaign) nhằm hỗ trợ marketer thiết kế những thông điệp “năng động” sau khi khách hàng vừa mới đăng kí hay để thúc đẩy một hành động nào đó.

7. Mang khách hàng vào trong email

Dữ liệu khảo sát của Forrester cho biết khách hàng sẽ tăng mức độ tín nhiệm với những nội dung do có liên quan và khởi xướng từ chính các khách hàng. Tích hợp những đánh giá và nhận xét của khách hàng vào trong thông điệp email sẽ giúp tăng tỉ lệ trả lời. Ngoài việc sử dụng những bình luận của khách hàng, một số marketer còn tận dụng những testimonial để thu hút họ.

Ví dụ khi một khách hàng mua một sản phẩm trên website, một email sẽ được gửi 14 ngày sau đó với một đề nghị là khách hàng xem xét, đánh giá lại sản phẩm, sau khi gửi những thông tin này, họ sẽ nhận được một email cảm ơn.

8. Hiểu cách thức email kết nối với các kênh marketing truyền thống

Marketer một khi đã quen với các mô hình áp dụng trong marketing truyền thống (offline) thường sẽ bỏ qua chúng khi áp dụng trong các chương trình online. Tại sao?

Do họ cảm thấy rằng thế giới online hoàn toàn khác xa với thế giới offline. Các dịch vụ của Acxiom cho phép tích hợp các mô hình áp dụng trong marketing offline vào thế giới online, cụ thể là email marketing. Điều này đã giúp một nhà xuất bản sách tăng tỉ lệ mở email lên hơn 55% và đặt hàng qua email tăng 4 lần (tính trên tổng số lượng email gửi đi là 1,000)

9. Thời gian gửi tuân theo hành vi khách hàng

Marketer thường quan tâm tới thời gian nào trong ngày, ngày nào trong tuần nên gửi email cho khách hàng nhằm đạt hiệu quả cao nhất. Nghiên cứu của Forrester đã chỉ ra rằng khách hàng không mở email dựa trên thời gian hay ngày gửi, cái họ quan tâm là những thông điệp đó có đúng với sở thích và nhu cầu của mình hay không. Vậy đâu là cách tốt nhất cho marketer đánh trúng nhu cầu và mối quan tâm tức thời của khách hàng?

Hãy gửi email trong quá trình họ đang đưa ra quyết định. Marketer giờ đây có thể thay đổi lời chào hàng ngay lúc người nhận mở email với công cụ “chào hàng trực tiếp” của ExactTarget. Marketer cũng có thể gửi email vào một giờ cố định, nhưng điều chỉnh email tới hộp inbox khi người nhận đang check mail hay chọn ra thời điểm cụ thể email vào inbox bằng những kĩ thuật của Datran Media và Goodmail.

]]>
https://caia.vn/6445-phuong-phap-giup-marketer-chien-thang-trong-chien-dich-email-marketing-phan-ii/feed 0
Hai mặt của E-Marketing https://caia.vn/6029-hai-mat-cua-e-marketing https://caia.vn/6029-hai-mat-cua-e-marketing#respond Wed, 21 Apr 2010 00:51:35 +0000 http://localhost:8080/caia.vn/?p=6029 Các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa cso thể tìm thấy cơ hội phát triển bắt đầu từ việc đầu tư nghiêm túc cho marketing trực tuyến (E-Marketing). Giám đốc công ty Công nghệ & Truyền thông (EQ) Trương Văn Quý chia sẻ kinh nghiệm.

Hai mặt của E-Marketing 1


– Lúc này khủng hoảng kinh tế đang lan rộng khắp toàn cầu, liệu Marketing trực tuyến có phải giải pháp tốt cho doanh nghiệp?

Internet tạo ra một sân chơi công bằng cho các doanh nghiệp, mở ra nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, kể cả các cá nhân kinh doanh. Khủng hoảng kinh tế làm thị trường bị thu hẹp, do vậy chỉ có những doanh nghiệp nào thực sự có nội lực mới có thể tồn tại và phát triển. Những doanh nghiệp chỉ có khó khăn về tài chính do khủng hoảng, nhưng vẫn có sản phẩm tốt, và nhân lực giỏi thì có thể sử dụng các hình thức marketing trực tuyến để giảm chi phí Marketing, qua đó có thể duy trì và mở rộng được thị phần. Internet cũng sẽ nhanh chóng loại bỏ những sản phẩm kém chất lượng và có giá thành quá cao ra khỏi thị trường.

E – marketing là một phương án Marketing với chi phí thấp, tuy nhiên, yếu tố khủng hoảng không phải là yếu tố quyết định cho việc lựa chọn hình thức Marketing này. Việc lựa chọn hình thức Marketing trực tuyến nên căn cứ vào: đối tượng khách hàng mục tiêu (có phải là cư dân mạng hay không), ngành hàng (đối với ngành hàng của mình, bao nhiêu bước trong quyết định mua hàng được thực hiện trên mạng) và sự sẵn sàng của đội ngũ nhân viên. Mỗi ngành hàng có một chiến lược E – marketing khác nhau, cách làm khác nhau. Nhà quản lý cần có những nhận thức cơ bản về E – marketing đối với ngành hàng của mình và nhân viên cần có kỹ năng khai thác Internet nhất định.

– Tuy nhiên, có không ít người vẫn cho rằng, Marketing truyền thống có sức thuyết phục hơn?

Đúng là với Marketing thông thường việc quảng bá trên các phương tiện truyền thông đại chúng sẽ đưa thông điệp đến hầu hết mọi người, kể cả những đối tượng không tiềm năng (mặc dù có phân khúc theo lứa tuổi, khu vực, hành vi, giờ giấc…). Nhưng, với thói quen tìm kiếm thông tin trên Internet bằng các từ khóa, thông điệp quảng cáo của bạn có thể đến thẳng với những người thực sự quan tâm nếu biết cách liên kết những từ khóa này với nhu cầu của khách hàng. E – Marketing có thể dễ dàng lưu trữ thông tin khách hàng tiềm năng, rồi sau đó có thể liên hệ, gửi thông tin trực tiếp đến đối tượng khách hàng này.

Nói chung, E – Marketing có nhiều lợi thế như: Có thể bắt đầu với chi phí thấp, ngân sách nào chúng ta cũng có thể bắt đầu được. Có khả năng tập trung cao vào một đối tượng khách hàng mục tiêu nhất định. Phạm vi quảng cáo của E – Marketing cũng rộng hơn, những người làm E – Marketing không phải lo ngại về khoảng cách và khu vực vì Internet là một mạng toàn cầu.

E – Marketing cho phép doanh nghiệp tiếp cận trực tiếp với khách hàng, thông tin đến khách hàng mà không phụ thuộc vào các hãng truyền thông như cách PR thông thường.

E – Marketing cũng cho phép doanh nghiệp phản ứng nhanh hơn, cập nhật những thay đổi một cách nhanh chóng trong vòng vài phút (không phải mất vài ngày để in lại brochure hay mất nhiều thời gian và công sức để điều chỉnh một quảng cáo báo hay truyền hình).

Khả năng định lượng kết quả hoạt động E – Marketing cũng chính xác hơn và ít tốn chi phí hơn. Chúng ta có thể biết chính xác bao nhiêu lần một banner quảng cáo xuất hiện, bao nhiêu người đã nhấp chuột vào quảng cáo, bao nhiêu người viếng thăm trang Web của mình, họ đến từ đâu, họ vào trang nào, họ ở lại bao lâu… Trong khi đối với các chiến dịch marketing truyền thống thì việc đánh giá kết quả bằng khảo sát thị trường mất khá nhiều chi phí và chứa đựng nhiều sai số…

Và điểm khác biệt quan trọng chính là khả năng tương tác với khách hàng của E – Marketing. Khách hàng dễ dàng phản hồi các thông tin đến công ty thông qua các chức năng trên website hoặc các diễn đàn, blog …

Tương tác với khách hàng là cách tốt nhất để hiểu về họ và đáp ứng được các mong đợi tiềm ẩn nơi khách hàng, một yếu cực kỳ tố quan trọng của Marketing. Tuy nhiên, bản thân E – Marketing cũng có những hạn chế nhất định của mình:

Thứ nhất, không phải tất cả khách hàng mục tiêu của bạn đều online hay thường xuyên lướt Web. Thứ hai, mức độ tin cậy của thông tin trên mạng rất khác nhau, ai cũng có thể cung cấp thông tin lên mạng, nên khả năng kiểm soát dư luận trên mạng là rất khó khăn, các doanh nghiệp cần thực sự tỉnh táo và bản lĩnh để sử dụng yếu tố PR trên mạng. Thứ ba, E – Marketing luôn gắn với yếu tố công nghệ thông tin, sự thay đổi nhanh chóng của yếu tố này thường làm cho các công ty khó nắm bắt, kể cả những công ty cung cấp dịch vụ quảng cáo…

Tại Việt Nam, các công ty quảng cáo và dịch vụ Marketing phần lớn vẫn chưa bắt kịp các thay đổi về công nghệ, các công ty hoạt động về CNTT thì có rất ít kiến thức về nghiệp vụ marketing, trong khi doanh nghiệp thì không hiểu rõ mình muốn gì với E – Marketing, nên việc triển khai ứng dụng vẫn còn nhiều trở ngại.

– Thế nhưng, hạ tầng công nghệ thông tin của doanh nghiệp hiện không đồng đều, liệu điều này có cản trở doanh nghiệp thực hiện E – Marketing?

Nếu hiểu đơn giản hạ tầng công nghệ thông tin là hệ thống trang thiết bị CNTT, đường truyền Internet thì theo tôi, trong những năm qua, hạ tầng CNTT Việt Nam đã có những phát triển đáng kể, chi phí phần cứng không quá cao, tốc độ đường truyền Internet liên tục được cải thiện và cước phí Internet là chấp nhận được. Ở khía cạnh này, chúng ta hoàn toàn đã sẵn sàng cho thương mại điện tử và E-marketing.

Tuy nhiên, nếu hiểu rộng ra, nền tảng công nghệ thông tin trong doanh nghiệp phải bao gồm cả phần cứng, phần mềm, dữ liệu và cả trình độ CNTT của con người thì thực chất, nền tảng công nghệ thông tin này ở các doanh nghiệp Việt Nam là rất không đồng đều, đây chính là yếu tố cản trở rất lớn đến việc ứng dụng Marketing trực tuyến nói riêng và thương mại điện tử cũng như ứng dụng CNTT trong doanh nghiệp nói chung.

Vì tốc độ phát triển ngành CNTT rất nhanh, nên các doanh nghiệp cần có nhận thức đầy đủ và có chiến lược đúng đắn trong việc phát triển ứng dụng CNTT một cách đồng bộ. Trong đó, yếu tố con người cần được lưu ý đặc biệt. Đào tạo kỹ năng CNTT cho tất cả các nhân viên văn phòng (kể cả những cấp quản lý) một cách đồng đều là tiền đề cơ bản cho việc ứng dụng CNTT hiệu quả và khai thác được những sức mạnh diệu kỳ của Internet. Đây thực sự là một vấn đề khó đối với nhiều doanh nghiệp khi mà mặt bằng kiến thức, khả năng học hỏi, tuổi tác chênh lệch… Tuy nhiên, nếu nhà lãnh đạo đã nhận ra được vấn đề, thì chắc chắn mọi việc có thể thực hiện được. Dù ứng dụng CNTT không mất nhiều chi phí, nhưng cần nhiều quyết tâm.

– Nếu để thuyết phục doanh nghiệp triển khai Marketing trực tuyến, ông sẽ bắt đầu từ điều gì?

Đánh giá được sự phù hợp của E – Marketing với khách hàng của mình, ngành nghề của mình, công ty của mình hay không là vấn đề đầu tiên mà doanh nghiệp phải quan tâm.

E – Marketing là một phần của Marketing, và cũng chỉ giải quyết được một số công việc nhất định của Marketing. E – Marketing luôn luôn phải phối hợp với các phương án Marketing thông thường. Đối với mỗi ngành nghề, chúng ta cần xác định rõ quá trình mà khách hàng mua hàng hóa của mình: từ nhận biết nhãn hiệu, sản phẩm, hình thành nhu cầu, tìm hiểu sản phẩm, tìm hiểu giá cả, so sánh, quyết định mua hàng, mua hàng, nhận hàng, sử dụng, yêu cầu hỗ trợ, bảo hành…, trong quy trình đó, những bước nào có thể thực hiện trên Internet, bước nào phải làm theo cách truyền thống… Phòng Marketing cần được bổ sung kiến thức về E – Marketing thông qua đào tạo hoặc thuê tư vấn độc lập trước khi đưa ra chiến lược Marketing cũng như thuê mướn các dịch vụ triển khai E – Marketing.

Nhận thức đầy đủ để qua đó đưa ra chiến lược thích hợp và đặt mục tiêu E – Marketing phù hợp là bước đi quan trọng nhất. Ở bước đi này, doanh nghiệp cần phải tự làm trước, khi bạn biết rõ mình muốn gì, và E – Marketing có thể làm gì cho mình, tất cả những chuyện còn lại là quá đơn giản. Tâm lý e ngại với công nghệ là trở ngại thường thấy ở các doanh nghiệp trong bước đi này. Điều đó kéo theo hàng loạt các hoạt động E-marketing kém hiệu quả về sau.

– Vậy thì, muốn đầu tư làm marketing trực tuyến, doanh nghiệp cần những gì, thưa ông?

Cần phải tiến hành các bước sau:

Nhận thức của người quản lý Marketing, chủ doanh nghiệp: Xác định được vai trò của Marketing trực tuyến đối với công ty, doanh nghiệp của mình.

Chuẩn bị hạ tầng: máy tính, mạng Internet cho nhân viên.

Cũng cố kiến thức, kỹ năng khai thác Internet cho bộ phận Marketing và các nhân viên văn phòng khác.

Xây dựng chiến lược, mục tiêu E – Marketing phù hợp (theo từng giai đoạn cụ thể)

Xây dựng thông tin, thông điệp Marketing rõ ràng, chi tiết để sử dụng làm nội dung cho trang Web

Xây dựng Website

Hợp tác với các nhà cung cấp dịch vụ quảng cáo trực tuyến để triển khai các chiến dịch E – Marketing…

Cập nhật kiến thức và xu hướng E – Marketing thường xuyên cho bộ phận Marketing để điều chỉnh chiến lược, kế hoạch E – Marketing kịp thời.

Có một điểm cần lưu ý trong các bước nói trên đó chính là việc xây dựng thông điệp Marketing, xây dựng nội dung cho các Website. Vì không gian trên các trang Web là không giới hạn, và người tiêu dùng càng ngày càng muốn hiểu rõ hơn sản phẩm mà họ muốn mua, nên giờ đây mọi thứ cần phải được mô tả một cách chi tiết. Internet cũng dùng văn viết để giao tiếp trong các mạng cộng đồng, các bản tin điện tử, nên phòng Marketing cần được trang bị những người có khả năng viết lách, diễn đạt văn bản tốt và có tư duy như biên tập viên.

Công nghệ thông tin nói chung và E – Marketing nói riêng sẽ vẫn luôn phát triển và mở rộng trên toàn cầu. Chủ động đến với công nghệ thông tin, với E – Marketing để khai thác sức mạnh của nó nhằm mở rộng thị trường, tăng hiệu quả kinh doanh hoặc bị động phản ứng trước sức ép cạnh tranh thực sự từ Internet, chống đỡ với việc mất thị phần do các đối thủ cạnh tranh đến từ Internet là sự chọn lựa của doanh nghiệp…

– Xin cảm ơn ông!

Theo doanh nhân

]]>
https://caia.vn/6029-hai-mat-cua-e-marketing/feed 0
Email marketing – 10 thủ thuật làm tăng sức mạnh của quảng cáo rao vặt https://caia.vn/5548-10-thu-thuat-lam-tang-suc-manh-cua-nhung-mau-quang-cao-rao-vat https://caia.vn/5548-10-thu-thuat-lam-tang-suc-manh-cua-nhung-mau-quang-cao-rao-vat#respond Mon, 19 Apr 2010 02:27:51 +0000 http://localhost:8080/caia.vn/?p=5548 Một cô đại lý kinh doanh bất động sản muốn đăng một mẫu tin rao vặt để quảng cáo về một căn nhà muốn bán nhưng thật bất ngờ, ông chủ đã lạnh lùng nhìn cô rồi nói: “cô bạn ạ, những người muốn mua sẽ chẳng đọc mẫu tin này đâu.” Thật không may, thường có rất nhiều chuyện lạ lùng liên quan đến các quảng cáo rao vặt…

Email marketing - 10 thủ thuật làm tăng sức mạnh của quảng cáo rao vặt 1

Bạn đừng để sự ngắn gọn của những mẫu quảng cáo rao vặt đánh lừa vì chúng chỉ có thể mang lại hiệu quả nếu làm đúng cách.

Một cô đại lý kinh doanh bất động sản muốn đăng một mẫu tin rao vặt để quảng cáo về một căn nhà muốn bán nhưng thật bất ngờ, ông chủ đã lạnh lùng nhìn cô rồi nói: “cô bạn ạ, những người muốn mua sẽ chẳng đọc mẫu tin này đâu.” Thật không may, thường có rất nhiều chuyện lạ lùng liên quan đến các quảng cáo rao vặt vốn thường xuất phát từ những người tốn kém nhiều tiền làm quảng cáo do đã không tìm hiểu kỹ càng. Những tình tiết, hiểu theo cách nào đó, giống như câu chuyện cổ tích “Con cáo và những trái nho”, do không ăn được nho, cáo liền phá hoại.

Mặc dù mọi người có thể đánh giá sai giá trị của các mẫu quảng cáo rao vặt thì không có nghĩa chúng không có những hạn chế. Sự thật là, do khuôn khổ nên những mẫu tin có hạn chế về nội dung diễn giải. Ví dụ: Vì ngắn nên nó không cho phép sử dụng hình ảnh, không phù hợp với nội dung cần chi tiết, bị phủ kín bởi những quảng cáo khác; không đủ khoảng trống để diễn giải lợi ích cũng như tính năng của sản phẩm.

Dù tất cả những vấn đề trên có thể xem là sự hạn chế thì chúng ta cũng không thể phủ nhận là những mẫu tin rao vặt cũng có những lợi thế nhất định.

  • Những mẫu quảng cáo ngắn không tốn kém chi phí. Đây có lẽ là lợi thế lớn nhất vì việc thanh toán thường dựa trên số lượng từ hay dòng tin quảng cáo. Với chi phí thấp, bạn có thể tiến hành một loạt quảng cáo với chi phí chỉ bằng một một trang quảng cáo đầy đủ. Chi phí quảng cáo thấp giúp bạn đạt được mục tiêu cơ bản mà không ảnh hưởng gì nhiều đến chi phí.
  • Những mẫu quảng cáo ngắn với chi phí thấp rất phù hợp cho việc thử nghiệm. Nếu bạn muốn khảo sát những yếu tố khác nhau của một quảng cáo chiếm nhiều diện tích thì sẽ tốn kém nhiều chi phí. Lý do thật rõ ràng: Mỗi khi thử nghiệm bạn phải trả chi phí thử nghiệm cho toàn bộ diện tích một quảng cáo đầy đủ. Ngoài ra, quảng cáo rao vặt cho phép bạn thử nghiệm một mẫu tin thông qua một chuỗi lần đăng với chi phí chỉ bằng một quảng cáo chiếm nhiều diện tích.
  • Quảng cáo rao vặt lý tưởng cho việc thử nghiệm những khái niệm mới. Bất cứ khi nào nhà quảng cáo Ted Nicholas sáng tạo một tiêu đề sách mới, ông thường chọn lọc những tiêu đề hay nhất để sử dụng làm chủ đề cho mỗi mẫu tin riêng. Mẫu tin thu hút được nhiều sự chú ý nhất sẽ được dùng làm tiêu đề cho cuốn sách mới.
  • Những mẫu quảng cáo ngắn rất phù hợp để tạo ra sự thu hút. Cách tiếp cận bằng hai bước có nghĩa là khi mẫu tin của bản thu hút được nhiều người đọc phản hồi lại bằng điện thoại, thư tín, hoặc thư điện tử thì khi nhận được phản hồi, bạn dễ dàng theo dõi để thực hiện một cuộc gọi hay gửi bưu kiện trực tiếp.
  • Thật lý tưởng là bạn có thể lôi cuốn sự chú ý bằng các tặng phẩm miễn phí ! Đó có thể là một tập gấp, thông tin, tư vấn miễn phí 30 phút, giảm giá, đĩa CD hay mẫu mãNgoài ra, cách tiếp cận này còn cho phép bạn xây dựng được danh sách khách hang cố định và tiềm năng. Một khi có được thông tin liên lạc của khách hàng, bạn có thể giữ được liên lạc thông qua hình thức gửi thư.
  • •Những mẫu quảng cáo ngắn đều có thể sử dụng trên bình diện quốc gia, khu vực hay địa phương. Người ta cho rằng mẫu tin rao vặt chính là công cụ giúp một sản phẩm ít tên tuổi có tính cạnh tranh mạnh hơn. Nó cho phép những doanh nhân ít tên tuổi kiếm được khách hàng chỉ với nguồn ngân sách ít ỏi, bất kể họ sống ở đâu.

Viết một quảng cáo thành công bằng cách nào?

Khi đã hiểu cách sử dụng những quảng cáo ngắn và các sản phẩm để quảng cáo thì bạn hãy tự tạo ra một mẫu tin quảng cáo. Sau đây là mẫu gợi ý cách tạo một mẫu quảng cáo ngắn thành công:

1. Chọn ấn phẩm phù hợp.

Điều này là quá rõ ràng nhưng chúng ta cần nhắc lại: Là một doanh nhân ít tên tuổi, bạn sẽ tiết kiệm được tiền và tránh được những phí tổn khi chọn được ấn phẩm tốt nhất cho chiến dịch quảng cáo.
Trước tiên, chúng phải là những tờ báo và tạp chí mà khách hàng của bạn thường đọc. Thứ hai, những ấn phẩm đó cũng tương tự như những ấn phẩm do đối thủ cạnh tranh sử dụng. Thứ ba, đó là những ấn phẩm có mục quảng cáo mạnh. Đặc biệt, những tạp chí có mục quảng cáo rao vặt càng lớn thì hiệu quả càng cao.
Mặc dù ưu tiên hàng đầu là những tạp chí hay báo chí thì bạn cũng cần xem xét những dạng ấn phẩm khác. Hãy xem xét tài liệu do phòng thương mại địa phương in ấn hoặc một “công cụ” xác định mục tiêu của người đọc. “Bạn phải làm quen với tất cả các ấn phẩm mà người đọc có thể là khách hàng tiềm năng”, tiến sĩ Jeffrey Lant nói trong bài No More Cold Calls.

2. Mẫu thông báo trên phương tiện truyền thông

Đơn giản là một mẫu tin cung cấp số liệu quảng cáo chi tiết về một ấn phẩm riêng biệt. Ngoài chi phí quảng cáo, mẫu thông báo còn cho bạn biết số lượng phát hành, thời hạn, thông tin và số lượng bạn đọc của ấn phẩm đó.
Những mẫu thông báo trên phương tiện truyền thông thường được công bố không phải mất tiền kèm với bản thảo của ấn phẩm.

3. Xem xét trang dành cho quảng cáo.

Một khi bạn có một số ấn phẩm cung cấp cho người đọc, hãy xem xét kỹ các trang quảng cáo xem có đủ rộng không, chi phí là bao nhiêu? Ai là đối thủ cạnh tranh? Bạn phải tính chi phí theo số lượng từ hay dòng?
Xem xét cách trình bày phông chữ. Tiêu đề có được phép in đậm, in bằng chữ hoa, có được phép in màu không? Mẫu tin có được viền khung không ?
Nếu xem vài số của một tạp chí, bạn sẽ phát hiện là những quảng cáo hiệu quả thường được in lại liên tục, đó chính là dấu hiệu của những quảng cáo thành công.
4. Chọn mục phù hợp.

Hãy xem mục các đối thủ cạnh tranh sử dụng xem nó có phù hợp để bạn quảng cáo sản phẩm hay dịch vụ của mình hay không? Trên thực tế, các mẫu quảng cáo ngắn đều có mục trình bày riêng. Theo như Jay Conrad Levinson, tác giả cuốn Guerrilla Advertising thì: “Những mẫu quảng cáo ngắn đang mạnh hơn bao giờ hết vì chúng được phân loại, cho phép người đọc dễ tìm kiếm.”
5. Viết dòng tiêu đề có sức lôi cuốn.

Do tiêu đề là phần quan trọng nhất của bất kỳ loại hình quảng cáo nào, bạn nên bỏ thời gian tìm một tiêu đề có sức lôi cuốn nhất. Trước tiên, hãy liệt kê những lợi ích của sản phẩm hay dịch vụ của mình, chọn mẫu tin gây ấn tượng nhất rồi viết một tiêu đề nêu lên được những ý chính của những lợi ích đó.
Nếu bạn muốn đề cập đến lợi ích trong tiêu đề, hãy xem liệu tiêu đề đó có nhắm vào vấn đề hay nhu cầu của khách hàng hay không? Với những lợi ích, hãy nêu cách giải quyết vấn đề của sản phẩm hay dịch vụ đó rồi chọn cách giải quyết có sức thuyết phục nhất. Khi đã thực hiện được việc này, bạn hãy viết một tiêu đề có sức lôi cuốn mạnh gợi sự chú ý tới vấn đề đang đề cập.
Do các mẫu quảng cáo ngắn thường có hiệu quả cao nên tốt nhất bạn nên viết tiêu đề ít hơn 6 từ. Đôi khi để nhấn mạnh một vấn đề, bạn có thể thành công chỉ với một tiêu đề ngắn từ 1 đến 2 từ, ví dụ: “Khó thở!” hoặc “Răng ố vàng” (1). Ngoài việc đề cập đến các lợi ích và vấn đề trong bản tin, bạn còn có thể tạo ra những tiêu đề gây ấn tượng mạnh như “Đàn ông đau lưng” hoặc “Ông chủ có thu nhập cao”…
John Caples viết trong cuốn marketing kinh điển của ông – Tested Advertising Methods: “Nếu bạn thấy tiêu đề chỉ với một từ mà lôi cuốn được người đọc như “Kế toán” (1), “Điếc” hoặc “Cho vay” thì đó sẽ là tiêu đề hay nhất. Sở dĩ lôi cuốn được người đọc là do tiêu đề đó có thể phóng to mà không chiếm nhiều diện tích.”
Ghi chú: Các tiêu đề quảng cáo có thể mang lại hiệu quả hơn khi được in đận hoặc in hoa.
6. Viết một mẫu tiếp thị sản phẩm hoặc dịch vụ.

Một trong những cách tạo ra một mẫu tin quảng cáo tốt nhất là viết một mẫu tiếp thị sản phẩm hay dịch vụ và sau đó rút gọn lại. Cách làm như sau:
Trước hết, hãy liệt kê những yếu tố quan trọng bao gồm tiêu đề, những lợi ích, giá bán, cách diễn giải, thông tin liên hệ (thư, điện thoại, thư điện tử, mạng…) và một vài ký hiệu cho phép bạn biết khách hàng xem quảng cáo của bạn ở đâu.
Tiếp đến, khi đề cập đến những lợi ích cơ bản, bạn hãy viết một mẫu tin chi tiết cho biết sản phẩm hay dịch vụ sẽ giúp gì cho khách hang: Tiết kiệm tiền? Tốt cho sức khoẻ? Thăng tiến nghề nghiệp?…
7. Xác định độ dài cho phép để viết rút gọn lại.

Bạn được phép sử dụng bao nhiêu từ trong một quảng cáo? Bạn sẽ đăng một quảng cáo từ 20 đến 30 từ, ba dòng hay bốn dòng? Sau khi đã biết rõ, bạn hãy tiến hành rút gọn, bỏ những từ không cần thiết, bỏ những câu không ăn nhập với nội dung, bỏ lời giới tihệu và chỉ để lại những từ có sức lôi cuốn nhất.
8. Dùng ngôn ngữ ngắn gọn.

John Caples khuyên: “Hãy viết như thể bạn đang gửi điện tín như trước đây và phải trả 50 xu mỗi từ”. Đây là lời khuyên hữu ích vì những độc giả trang quảng cáo rao vặt thường đã quen với ngôn ngữ như vậy. Họ đã biết, thường đọc và hiểu một cách dễ dàng.
Do đó, thay vì viết: “Tôi sẽ gửi anh một bản báo cáo không tính phí” hoặc “Bạn có thể sử dụng widget này để tiết kiệm tiền” thì hãy viết: “Báo cáo không tính phí” hoặc “Tiết kiệm tiền”. Thay vì viết: “ Widget này sử dụng nhanh và dễ dàng” hoặc “Đảm bảo kết quả nếu không sẽ trả lại tiền” nên đổi là: “Dễ dàng” hoặc “Bảo đảm”…
9. Viết tắt khi cần thiết.

Độc giả thường dễ dàng hiểu một số chữ viết tắt thông dụng. Nếu bạn chuyên về dịch vụ phục vụ các doanh nghiệp (B2B), chắc chắn độc giả sẽ hiểu ký hiệu B2B trong quảng cáo – hầu hết độc giả sẽ hiểu “Bkht” nghĩa là “Booklet – tập gấp”. Do phải tính chi phí theo từ (hoặc dòng) của bản tin nên bạn thường muốn hạn chế tối đa số lượng từ khi trình bày. Điều này thật sự hữu ích trong cách đề thông tin liên hệ, ví dụ thay vì viết: “Hộp thư liên hệ 10”, hãy viết: “HT 10.”
Ghi chú: Bạn đừng quên để tên liên hệ trong tất cả các quảng cáo giúp bạn biết rõ kết quả. Một số doanh nghiệp thường để tên người đại diện riêng cho từng quảng cáo như: “Liên hệ Mary” cho một quảng cáo và “Liên hệ John” cho một quảng cáo khác. Đôi khi, điều đó được dùng để thử nghiệm các ấn phẩm: “Liên hệ Mary” trong mẫu quảng cáo trên tạp chí A và “lien hệ John” trong quảng cáo trên tạp chí B.
Một phương pháp mã hoá khác là để số phòng liên hệ trong mục địa chỉ liên hệ: Phòng A trong một quảng cáo hay ấn phẩm và phòng B trong một quảng cáo hay ấn phẩm khác.
10. Viết một quảng cáo khác và tiến hành khảo sát.

Viết một tiêu đề khác và thử nghiệm trong cùng một ấn phẩm rồi kiểm tra kết quả. Hoặc là, để nguyên tiêu đề nhưng nội dung thì khác nhau rồi đưa lên cùng một ấn phẩm và kiểm tra kết quả.
Khi đã xác định được mẫu quảng cáo nào có sức lôi cuốn nhất, bạn hãy thử nghiệm trên những ấn phẩm khác.

(1) Nguyên văn tiếng Anh chỉ một và hai từ.

Theo VietCeo

:tdquangcao2:

]]>
https://caia.vn/5548-10-thu-thuat-lam-tang-suc-manh-cua-nhung-mau-quang-cao-rao-vat/feed 0