Caia – Công ty SEO tại Hà Nội https://caia.vn SEO & Web Design Fri, 15 Sep 2023 04:14:30 +0000 vi hourly 1 Quan hệ công chúng là gì? https://caia.vn/22647-quan-he-cong-chung-la-gi https://caia.vn/22647-quan-he-cong-chung-la-gi#respond Tue, 27 Mar 2012 06:51:37 +0000 http://localhost:8080/caia.vn/22647-quan-he-cong-chung-la-gi/ Cũng như khuyến mại, quan hệ công chúng gồm có một loạt các công cụ. PR (viết tắt của Public Relations – tạm gọi là Quan hệ công chúng) có thể hiểu là những nỗ lực một cách có kế hoạch, tổ chức của một cá nhân hoặc tập thể nhằm thiết lập và duy trì, phát triển những mối quan hệ có lợi với đông đảo công chúng của nó.

Quan hệ công chúng là gì? 1

Quan hệ công chúng có thể rất có hiệu quả, mặc dù nó thường chưa được sử dụng không đúng mức trong việc xúc tiến sản phẩm hay dịch vụ.  Một nguyên nhân là bộ phận quan hệ công chúng của công ty thường đặt ở một phòng riêng biệt, không chỉ xử lý các công việc PR về tiếp thị (MPR) mà còn PR về tài chính, PR nhân sự, PR chính phủ, và vân vân. Do đó các nhà tiếp thị phải xin nguồn lực từ phòng PR hay phải thuê một tổ chức PR riêng.

Khi mà quảng cáo mất đi một số khả năng xây dựng thương hiệu, và khuyến mại phát triển vượt quá quy mô tối ưu của nó, các công ty có thể nhận ra nhiều tiềm năng hơn đối với marketing quan hệ công chúng.

Marketing quan hệ công chúnggồm một loạt các công cụ được viết tắt bằng các chữ đầu tiên là PENCILS, tức là:

  • P = các xuất bản phẩm (publications) (các tập san của công ty, các báo cáo năm, các tập sách nhỏ bổ ích cho khách hàng, v.v…)
  • E = Các sự kiện (events) (các hoạt động tài trợ thể thao hay các sự kiện nghệ thuật hay các cuộc trưng bày hàng hóa)
  • N =Tin tức (news) (các câu chuyện có lợi cho công ty, cho nhân viên, và sản phẩm của công ty)
  • C =Các hoạt động liên quan đến cộng đồng (community involvement activities) (các đóng góp về thời gian và tiền của cho các nhu cầu của cộng đồng)
  • I =Các phương tiện nhận diện (identity media) (văn phòng phẩm, danh thiếp, quy định về ăn mặc trong công ty)
  • L =hoạt động vận động hành lang (lobbying activity)những nỗ lực gây ảnh hưởng nhằm có được sự ủng hộ hay phản đối đối với một dự luật hay quyết định có lợi hay bất lợi đối với công ty)
  • S =Các hoạt động về trách nhiệm đối với xã hội (social responsibility activities) (tạo dựng uy tín tốt cho công ty về trách nhiệm đối với xã hội)

Mỗi công cụ có thể chia nhỏ hơn. Chẳng hạn, đối với các phương tiện nhận diện. Văn phòng phẩm, danh thiếp, và tập sách giới thiệu công ty đều tạo ra một ấn tượng cho công ty. Cũng như đối với các nhà xưởng, văn phòng, và các chiếc xe tải của công ty. Một công cụ giao tiếp quan trọng là quy định về cách ăn mặc của công ty, có thể bao gồm việc mặc đồng phục như đã thấy tại các hiệu thức ăn nhanh, các hãng hàng không, và khách sạn. Hay có thể là một quy định về ăn mặc “mềm”, như quy định của Thomas Watson của IBM rằng các nhân viên bán hàng của IBM phải mặc bộ com lê đen, áo sơ mi trắng, và đeo cà vạt đẹp. Họ phải có dáng vẻ “chuyên nghiệp”. Nguồn gốc của quy định này có xuất xứ từ sự trải nghiệm của Watson khi ông ta đến thăm chủ tịch Ngân hàng Chase Manhattan và liếc nhìn thấy một nhân viên của ngân hàng này ăn mặc xộc xệch. Khi Watson nhận xét về việc này, ông chủ tịch Ngân hàng Chase nói, “Ồ không, người này không phải nhân viên của tôi. Anh ta là nhân viên của ông đấy chứ. Hôm nay anh ta đến ngân hàng của tôi làm một số việc.” Watson sửng sốt và ngay tối hôm đó ông liền đặt ra quy định về cách ăn mặc cho hãng IBM.

Hầu hết các chi phí cho PR đều là khoản đầu tư vững chắc nhằm tạo ra và chuyển đến thị trường mục tiêu hình ảnh tích cực của công ty. Người ta nhìn nhận PR bớt thô thiển hơn nhìn nhận các chiến dịch quảng cáo coi đó chỉ là nhằm phục vụ riêng cho công ty. “Quảng cáo là bỏ tiền ra mua, còn PR là nhờ vào làm phúc”. Một câu chuyện đăng trên tạp chí có lợi cho một sản phẩm phần mềm mới còn có giá trị hơn hàng chục ngàn đô-la bỏ ra để quảng cáo. Regis McKenna khuyên các khách hàng kỹ thuật cao của mình nên tiến hành nhiều hoạt động quan hệ công chúng trước khi tung ra các sản phẩm mới. Ông ta nhận diện một loạt những cá nhân có ảnh hưởng và các nhà dẫn dắt dư luận – các tổng biên tập và nhà báo của tạp chí máy vi tính, những người sử dụng chính, và vân vân – những người có nhiều ảnh hưởng đến sự thành công của một sản phẩm kỹ thuật cao mới hơn là quảng cáo mạnh. Ông ta giúp các khách hàng của mình thu thập những ý kiến nhận xét tốt của các nhân vật có ảnh hưởng này trước khi tung ra chiến dịch

Có lẽ vấn đề lớn nhất mà các nhà quản lý gặp phải khi sử dụng PR là tìm ra các tổ chức PR có thể đưa ra những ý tưởng sáng tạo. Những sản phẩm PR bình thường thì có thể có được từ hầu hết các tổ chức PR, nhưng để có được những ý tưởng lớn thì cần phải có một số chuyên gia PR tài năng mới có thể đưa đến sự chú ý tích cực và uy tín cho công ty.

]]>
https://caia.vn/22647-quan-he-cong-chung-la-gi/feed 0
Thành công của Cafe Trung Nguyên – xây dựng thương hiệu mang bản sắc dân tộc https://caia.vn/17272-thanh-cong-cua-cafe-trung-nguyen-xay-dung-thuong-hieu-mang-ban-sac-dan-toc https://caia.vn/17272-thanh-cong-cua-cafe-trung-nguyen-xay-dung-thuong-hieu-mang-ban-sac-dan-toc#respond Sat, 14 May 2011 01:19:43 +0000 http://localhost:8080/caia.vn/?p=17272 Cafe Trung  Nguyên là một minh chứng cho sự thành công của thương hiệu Việt. Một trong những yếu tố tạo nên thành công của thương hiệu này đó là  việc sử dụng  chiến lược marketing hiệu quả – đặc biệt là việc xây dựng một thương hiệu cafe hòa mang đậm bản sắc dân tộc.

 Thành công của Cafe Trung Nguyên - xây dựng thương hiệu mang bản sắc dân tộc 1Sau thời gian chuẩn bị, Trung Nguyên tung ra G7 trong một chiến dịch quảng bá, “uống thử” rầm rộ và cùng lúc xuất hiện rộng rãi trên các tỉnh trọng điểm. G7 thâm nhập nhanh thị trường và sau đó từng bước củng cố thị phần.

Một yếu tố quan trọng được Trung Nguyên tập trung khai thác, theo ông Ngô Văn Bình, Giám đốc Kinh doanh Công ty Trung Nguyên, đó là yếu tố tinh thần qua việc vận động, thuyết phục khách hàng, các nhà phân phối ủng hộ hàng Việt chất lượng tốt; khơi gợi tình cảm đối với doanh nghiệp trong nước đang nỗ lực xây dựng thương hiệu nông sản Việt Nam

Việt Nam có rất nhiều mặt hàng được thế giới ưa chuộng, nhưng tại sao không có sản phẩm nào có thương hiệu? Đặng Lê Nguyên Vũ thấy nếu cứ cảnh “hồ tiêu trộn hạt đu đủ” xuất khẩu ra nước ngoài như đã thấy thì Việt Nam sẽ không thể có được hình ảnh tốt với quốc tế. Bởi giá trị cốt lõi của thương hiệu thực ra chính là uy tín. Anh quan niệm, hàng hóa phải là hình ảnh con người, là nét văn hóa của quốc gia chứ không chỉ đơn thuần là hàng hóa để bán.

 Thành công của Cafe Trung Nguyên - xây dựng thương hiệu mang bản sắc dân tộc 2Ngay từ đầu khi chọn logo cho Trung Nguyên, Đặng Lê Nguyên Vũ đã thể hiện hoài bão của mình: logo mũi tên là hình ảnh cách điệu của nhà rông Tây Nguyên – nơi khơi nguồn của cà phê Trung Nguyên, hình mũi tên hướng thẳng lên trời thể hiện ý chí chinh phục đỉnh cao, khát vọng vươn lên, phát triển vượt bậc. Ba vạch trắng trên logo là hình ảnh cách điệu của lối lên nhà sàn, thể hiện văn hóa của công ty luôn muốn duy trì bản sắc văn hóa Tây Nguyên. Màu trắng tượng trưng cho sự tinh khiết, là cam kết an toàn vệ sinh thực phẩm. Mỗi vạch trắng tượng trưng cho một yếu tố thiên, địa, nhân… Bảng hiệu của Trung Nguyên với sắc nâu là chính vì đó là màu của đất, của cà phê, của cội nguồn dân tộc. Tất cả đó là thương hiệu Trung Nguyên đậm chất văn hóa truyền thống Việt trên thương trường quốc tế.

Với những ý tưởng đó, tổng giám đốc Đặng Lê Nguyên Vũ  muốn Trung Nguyên phải là nơi cung cấp những giá trị văn hóa, là môi trường “khơi nguồn sáng tạo”, nơi hướng con người đến những điều tích cực chứ không chỉ là nơi bán cà phê. Xây dựng hình ảnh Trung Nguyên mang đậm nét văn hóa dân tộc, từ ly tách, bàn ghế, màu sắc bảng hiệu đến đồng phục, cung cách phục vụ của nhân viên,… Đặng Lê Nguyên Vũ muốn rằng, khi Trung Nguyên đến quốc gia nào thì người dân bản địa ở đó có được cảm giác như đang nghỉ ngơi từ 10 – 15 phút trong một Việt Nam thu nhỏ, trước khi vào đất nước Việt Nam thật sự.

Đặng Lê Nguyên Vũ quan niệm: “Tôi nghĩ rằng mỗi chúng ta cần ý thức được giới hạn của cuộc sống để lựa chọn một lối sống. Theo tôi, có hai cách sống: một là sống theo ý mình, sống hưởng thụ; hai là sống có trách nhiệm. Tôi đã chọn cách thứ hai”. Anh là một trong những người đứng ra khởi xướng chương trình “Sáng tạo vì thương hiệu Việt” vào năm 2002, với mục đích kêu gọi doanh nghiệp ý thức xây dựng về thương hiệu Việt, kêu gọi người tiêu dùng ủng hộ chọn lựa hàng hóa Việt. Tiếp đến năm 2003, anh lại phát động chương trình “Xây dựng thương hiệu nông sản Việt Nam”. Nếu như chương trình trên là bước khởi đầu đánh động vào ý thức tiêu dùng hàng hóa Việt, thì chương trình tiếp theo là một bước cụ thể hơn về thương hiệu cho ngành nông sản vốn là thế mạnh của Việt Nam.

Với các loại nông sản tiềm năng như gạo, hồ tiêu, cà phê, hạt điều, trái cây… nhưng Việt Nam luôn tồn tại một nghịch lý là càng được mùa thì sản phẩm nông nghiệp càng bị mất giá, người nông dân luôn luẩn quẩn với bài toán về đầu ra cho sản phẩm. Đặng Lê Nguyên Vũ muốn nâng cao sức cạnh tranh cho sản phẩm nông sản Việt Nam tự tin vươn ra thị trường thế giới. Theo anh, xây dựng thương hiệu gắn với các địa danh, vị trí địa lý của từng vùng là một cách tốt nhất để vẽ bản đồ nông sản Việt Nam trên thế giới, góp thay đổi bộ mặt kinh tế của nước nhà.

tham khảo doanhnhandatviet

Sau thời gian chuẩn bị, Trung Nguyên tung ra G7 trong một chiến dịch quảng bá, “uống thử” rầm rộ và cùng lúc xuất hiện rộng rãi trên các tỉnh trọng điểm. G7 thâm nhập nhanh thị trường và sau đó từng bước củng cố thị phần

Một yếu tố quan trọng được Trung Nguyên tập trung khai thác, theo ông Ngô Văn Bình, Giám đốc Kinh doanh Công ty Trung Nguyên, đó là yếu tố tinh thần qua việc vận động, thuyết phục khách hàng, các nhà phân phối ủng hộ hàng Việt chất lượng tốt; khơi gợi tình cảm đối với doanh nghiệp trong nước đang nỗ lực xây dựng thương hiệu nông sản Việt Nam

]]>
https://caia.vn/17272-thanh-cong-cua-cafe-trung-nguyen-xay-dung-thuong-hieu-mang-ban-sac-dan-toc/feed 0
Các phương pháp marketing mối quan hệ https://caia.vn/10812-cac-phuong-phap-marketing-moi-quan-he https://caia.vn/10812-cac-phuong-phap-marketing-moi-quan-he#respond Tue, 11 Jan 2011 08:51:04 +0000 http://localhost:8080/caia.vn/?p=10812 Marketing mối quan hệ có bốn phương pháp thực hiện: gửi thư trực tiếp (direct mail), marketing trực tiếp (direct marketing), marketing dữ liệu (data marketing) và quản trị mối quan hệ khách hàng (customer relationship management).

Các phương pháp marketing mối quan hệ 1

Các phương pháp marketing mối quan hệ

Gửi thư trực tiếp hoặc marketing qua điện thoại là cách marketmg mối quan hệ dựa trên sử dụng cơ sở dữ liệu có sẵn để thông tin một chiều đến khách hàng. Phương pháp này thường sử dụng như một công cụ chiêu thị với mục đích ngắn hạn.

Marketing trực tiếp cũng phát triển từ phương pháp nêu trên, nhưng chú trọng vào các hoạt động chiêu thị dễ quản trị và sinh lời hơn. Phương pháp này liên quan nhiều đến chiến thuật truyền thông marketing và chào bán (cross selling) những mặt hàng khác của doanh nghiệp mà khách hàng chưa từng mua.

Marketing dữ liệu là phương pháp sử dụng công nghệ thông tin trong toàn hệ thống của doanh nghiệp nhằm thu thập và lưu trữ các dữ liệu liên quan đến cá nhân khách hàng trong quá khứ, hiện tại và khách hàng tiềm năng. Việc duy trì thể thống nhất của nguồn dữ liệu đó cho phép liên tục kiểm soát động thái khách hàng, truy nhập cho dữ liệu khách hàng cho từng tình huống giao dịch cụ thể đẩy mạnh các giao dịch cá nhân và tạo mối quan hệ với khách hàng. Cơ sở dữ liệu sẽ là nguồn thông tin đáng tin cậy giúp doanh nghiệp “nhớ” đến khách hàng và đưa ra các chương trình xây dựng lòng trung thành một cách hiệu quả nhất cũng như có thể đáp ứng nhanh chóng nhu cầu của từng khách hàng.

Quan trị mối quan hệ khách hàng (CRM) được xem là kênh truyền thông cá nhân bao gồm giao dịch trực tiếp, gửi thư, gọi điện thoại và giao lịch qua lnternet. Cụ thể hơn, CRM là hinh thức marketing mối quan hệ dựa trên ứng dụng công nghệ thông tin và marketing cơ sở dữ liệu (database marketing), qua một phần mềm bao hàm cả cấu trúc tổ chúc hệ thống văn hóa doanh nghiệp và nhân viên. CRM được xem là một chiến lược chọn lựa và quản trị các mối quan hệ giá trị cho doanh nghiệp, yêu cầu hướng dẫn đến khách hàng và cung cấp các quá trình cung ứng dựa trên triết lý marketing một cách hiệu quả.

Theo Tạp chí Marketing

:tdquangcao2:

]]>
https://caia.vn/10812-cac-phuong-phap-marketing-moi-quan-he/feed 0
Những điều cần cân nhắc cho chiến lược marketing trực tuyến https://caia.vn/8676-nhung-dieu-can-can-nhac-cho-chien-luoc-marketing-truc-tuyen-2 https://caia.vn/8676-nhung-dieu-can-can-nhac-cho-chien-luoc-marketing-truc-tuyen-2#respond Wed, 26 May 2010 23:52:10 +0000 http://localhost:8080/caia.vn/?p=8676 Những cân nhắc này là một phần của các quyết định về chiến lược marketing trên Internet, mà giúp cho các chiến lược này phát triển phục vụ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp….

Những điều cần cân nhắc cho chiến lược marketing trực tuyến 1

Sử dụng các phương pháp hỗ trợ Offline

Mặc dù kinh doanh online như eBay nhưng doanh nghiệp vẫn có thể muốn thêm vào đó các yếu tố marketing offline. Thậm chí các doanh nghiệp hoạt động online vẫn sử dụng các phương pháp quảng cáo truyền thống thông qua báo hay tạp chí để quảng bá cho doanh nghiệp của mình như Expedia, Travelocity, và Monster.com.

Các thương hiệu này kết hợp nhiều phương thức quảng cáo offline như trên và các chiến lược quảng cáo online. Trong khi bản chất họ là các doanh nghiệp hoạt động online nhưng họ vẫn đầu tư rất lớn vào các phương thức quảng cáo truyền thống như radio và quảng cáo trên ti vi để nhằm làm giảm sự quá tải trong hệ thống hoạt động online của mình_ nơi mà hoạt động kinh doanh thật sự diễn ra.

Phát triển chiến lược marketing trực tuyến mà bạn thích

Nếu bạn là người không thích bị “spam” – một chiến lược marketing online hay được sử dụng, bạn có thể không muốn sử dụng market thương hiệu qua email trong toàn bộ chiến lược của mình.

Tuy nhiên, cách marketing qua email không có nghĩa là chỉ gửi các thông điệp đến tất cà các địa chỉ email mà bạn có thể thu thập được. Thay vào đó nếu bạn sử dụng mẫu đăng kí cho những khách hàng có quan tâm trên trang web của mình, bạn sẽ có phương tiện chính thức hơn để thu thập địa chỉ email của khách hàng. Sau đó bạn có thể gửi thông tin quảng cáo đến các khách hàng này.

Hoặc bạn có thể tạo lịch theo từng khoảng thời gian cụ thể để gửi emai nếu bạn nhận được phản hồi tốt từ phía khách hàng hay nhu cầu của khách hàng có sự thay đổi. Do vậy ngay khi bạn không bao gồm marketing qua email vào chiến lược marketing online của mình, bạn vẫn có thể sử dụng nó như là một phương tiện để quảng bá cho thương hiệu của doanh nghiệp.

Ngân sách và chiến lược marketing qua Internet

Ngân sách là một trong những yếu tố quan trọng quyết định những thành phần mà bạn sử dụng, trong bất cứ một chiến lược Internet marketing nào mà doanh nghiệp muốn phát triển.

Một trang web đòi hỏi doanh nghiệp phải có tên miền và đăng kí nó để có quyền sử dụng trang web này. Nhưng vấn đề trên không ảnh hưởng mạnh đến ngân sách. Gần đây, để đăng kí cho tên miền chỉ tốn $1.99 một năm, cung cấp cho những dịch vụ khác như quyền sử dụng chỉ có $10 mỗi tháng.
Một khi đã đăng kí xong, doanh nghiệp cần phải thiết kế cách thức bố trí và nội dung cho trang web của mình bằng khả năng của chính doanh nghiệp hay phải trả chi phí cho một người chuyên nghiệp về sắp đặt nội dung và thiết kế trang web.

Sau khi nội dung và cách bố trí đã được triển khai, doanh nghiệp muốn trang web của mình sẽ dễ được tìm kiếm bằng cách tự học lấy phương pháp tối ưu công cụ tìm kiếm hay là phải trả phí cho người khác để hoàn tất giai đoạn này.

Thông thường, nếu doanh nghiệp trả phí cho việc thiết kế nội dung trang web thì nó đã bao gồm luôn cả phương pháp tối ưu công cụ tìm kiếm. Chính vì thế, bản thân doanh nghiệp hay người thiết kế phải có kiến thức về phương pháp tối ưu công cụ tìm kiếm.

Bởi vì cách thức mà trang web của doanh nghiệp được thiếhạn hệ thống lưu thông, và trong hầu hết các trường hợp thì phương pháp tối ưu công cụ tìm kiếm là một phần cực kì quan trọng trong chiến lược marketing qua Internet. Do đó, doanh nghiệp có thể sẽ phải chịu một khoảng chi phí cao hơn nhưng nó sẽ t kế sẽ củng cố, làm tăng hay giới tiết kiệm được thời gian sau này.

Khi trang web đã được thiết lập và đưa vào hoạt động thì vấn đề bảo dưỡng là không tránh khỏi. Doanh nghiệp có thể tự làm công việc này hay có thể để cho một công ty chuyên gia khác làm thay.

Phương pháp Pay-per-click advertising(PPC) giống như Google AdWordssẽ giúp doanh nghiệp dễ dàng hơn trong việc chi tiêu ngân sách, bởi vì doanh nghiệp có thể xác định khoảng chi phí sẵn sàng trả khi có khách hàng truy cập vào trang web marketing, và số lượng tiền mà doanh nghiệp sẵn sàng trả mỗi ngày.

Doanh nghiệp cũng có thể xác định được liệu họ chỉ muốn marketing trên trang web của mình, hay trên các trang web khác có liên quan đến từ khóa khi lượt người xem truy cập vào công cụ tìm kiếm. Doanh nghiệp có thể ấn định địa điểm và thời gian trong ngày để hạn chế hoạt động của trang web.

Thêm vào đó, marketing theo PPC khá là dễ dàng cho doanh nghiệp để đưa vào hoạt động và tạm hoãn nếu muốn. Doanh nghiệp cũng sẽ dễ dàng cập nhật và hơn thế nữa là lợi ích về hệ thống theo dõi chính xác mà khó có thể đạt được ở các phương thức marketing khác trong chiến lược marketing qua Internet. Doanh nghiệp cũng có thể sử dụng hình ảnh hay video với marketing PPC_ phương pháp này sẽ tiết kiệm hơn là đăng kí biểu ngữ marketing trên các trang web khác.

Mặt khác, doanh nghiệp còn có thể sử dụng PPC để kiếm lợi nhuận bằng các chương trình như Google AdSense, Yahoo Publisher hay Microsoft AdCenter.

Theo dõi kết quả của chiến lược marketing qua Internet

Nếu doanh nghiệp chi tiền trong những bước đầu của chiến lược marketing, doanh nghiệp sẽ cần theo dõi tính hiệu quả của nó. Cách đó sẽ giúp cho doanh nghiệp phát hiện ra phương pháp marketing nào mang lại hiệu quả cao nhất, và có thể tránh được các lỗi khi đưa ra chiến dịch marketing qua Internet để nâng cao kĩ năng và là tiền đề mang lại sự thành công.

Bằng cách biết được đâu là khoản chi tiêu hợp lí và không nên chi vào đâu, điều này rất có ích trong việc phát triển chiến lược marketing khi doanh nghiệp đi vào ổn định.

Chiến lược marketing qua Internet cần phải linh hoạt

Luôn nhớ rằng trong tất cả các trường hợp, kiên nhẫn là ưu điểm chính xác để theo dõi và đánh giá sự thành công của chiến dịch marketing qua Internet. Công cụ tìm kiếm có thể không hiệu quả và chiến lược của doanh nghiệp có thể không tạo ra lợi ích ngay lập tức.

Bởi vì sự cạnh tranh gay gắt của hàng triệu đối thủ đồng thời tham gia vào chiến lược marketing qua Internet này. Doanh nghiệp cần luôn theo dõi và luôn sẵn sàng để điều chỉnh khi thích hợp. Tuy nhiên, kiến thức, khả năng của chính doanh nghiệp, và kế hoạch quản lí tốt chiến lược marketing có thể làm tăng cơ hội cho doanh nghiệp đi đến thành công.

::

]]>
https://caia.vn/8676-nhung-dieu-can-can-nhac-cho-chien-luoc-marketing-truc-tuyen-2/feed 0
Những điều cần cân nhắc cho chiến lược marketing online https://caia.vn/8076-nhung-dieu-can-can-nhac-cho-chien-luoc-marketing-online https://caia.vn/8076-nhung-dieu-can-can-nhac-cho-chien-luoc-marketing-online#respond Thu, 29 Apr 2010 01:54:55 +0000 http://localhost:8080/caia.vn/?p=8076 Những cân nhắc này là một phần của các quyết định về chiến lược marketing online, mà giúp cho các chiến lược này phát triển phục vụ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp….

Những điều cần cân nhắc cho chiến lược marketing online 1

Sử dụng các phương pháp hỗ trợ Offline

Mặc dù kinh doanh online như eBay nhưng doanh nghiệp vẫn có thể muốn thêm vào đó các yếu tố marketing offline. Thậm chí các doanh nghiệp hoạt động online vẫn sử dụng các phương pháp quảng cáo truyền thống thông qua báo hay tạp chí để quảng bá cho doanh nghiệp của mình như Expedia, Travelocity, và Monster.com.

Các thương hiệu này kết hợp nhiều phương thức quảng cáo offline như trên và các chiến lược quảng cáo online. Trong khi bản chất họ là các doanh nghiệp hoạt động online nhưng họ vẫn đầu tư rất lớn vào các phương thức quảng cáo truyền thống như radio và quảng cáo trên ti vi để nhằm làm giảm sự quá tải trong hệ thống hoạt động online của mình_ nơi mà hoạt động kinh doanh thật sự diễn ra.

Phát triển chiến lược marketing trực tuyến mà bạn thích

Nếu bạn là người không thích bị “spam” – một chiến lược marketing online hay được sử dụng, bạn có thể không muốn sử dụng market thương hiệu qua email trong toàn bộ chiến lược của mình.

Tuy nhiên, cách marketing qua email không có nghĩa là chỉ gửi các thông điệp đến tất cà các địa chỉ email mà bạn có thể thu thập được. Thay vào đó nếu bạn sử dụng mẫu đăng kí cho những khách hàng có quan tâm trên trang web của mình, bạn sẽ có phương tiện chính thức hơn để thu thập địa chỉ email của khách hàng. Sau đó bạn có thể gửi thông tin quảng cáo đến các khách hàng này.

Hoặc bạn có thể tạo lịch theo từng khoảng thời gian cụ thể để gửi emai nếu bạn nhận được phản hồi tốt từ phía khách hàng hay nhu cầu của khách hàng có sự thay đổi. Do vậy ngay khi bạn không bao gồm marketing qua email vào chiến lược marketing online của mình, bạn vẫn có thể sử dụng nó như là một phương tiện để quảng bá cho thương hiệu của doanh nghiệp.

Ngân sách và chiến lược marketing qua Internet

Ngân sách là một trong những yếu tố quan trọng quyết định những thành phần mà bạn sử dụng, trong bất cứ một chiến lược Internet marketing nào mà doanh nghiệp muốn phát triển.

Một trang web đòi hỏi doanh nghiệp phải có tên miền và đăng kí nó để có quyền sử dụng trang web này. Nhưng vấn đề trên không ảnh hưởng mạnh đến ngân sách. Gần đây, để đăng kí cho tên miền chỉ tốn $1.99 một năm, cung cấp cho những dịch vụ khác như quyền sử dụng chỉ có $10 mỗi tháng.
Một khi đã đăng kí xong, doanh nghiệp cần phải thiết kế cách thức bố trí và nội dung cho trang web của mình bằng khả năng của chính doanh nghiệp hay phải trả chi phí cho một người chuyên nghiệp về sắp đặt nội dung và thiết kế trang web.

Sau khi nội dung và cách bố trí đã được triển khai, doanh nghiệp muốn trang web của mình sẽ dễ được tìm kiếm bằng cách tự học lấy phương pháp tối ưu công cụ tìm kiếm hay là phải trả phí cho người khác để hoàn tất giai đoạn này.

Thông thường, nếu doanh nghiệp trả phí cho việc thiết kế nội dung trang web thì nó đã bao gồm luôn cả phương pháp tối ưu công cụ tìm kiếm. Chính vì thế, bản thân doanh nghiệp hay người thiết kế phải có kiến thức về phương pháp tối ưu công cụ tìm kiếm.

Bởi vì cách thức mà trang web của doanh nghiệp được thiếhạn hệ thống lưu thông, và trong hầu hết các trường hợp thì phương pháp tối ưu công cụ tìm kiếm là một phần cực kì quan trọng trong chiến lược marketing qua Internet. Do đó, doanh nghiệp có thể sẽ phải chịu một khoảng chi phí cao hơn nhưng nó sẽ t kế sẽ củng cố, làm tăng hay giới tiết kiệm được thời gian sau này.

Khi trang web đã được thiết lập và đưa vào hoạt động thì vấn đề bảo dưỡng là không tránh khỏi. Doanh nghiệp có thể tự làm công việc này hay có thể để cho một công ty chuyên gia khác làm thay.

Phương pháp Pay-per-click advertising(PPC) giống như Google AdWordssẽ giúp doanh nghiệp dễ dàng hơn trong việc chi tiêu ngân sách, bởi vì doanh nghiệp có thể xác định khoảng chi phí sẵn sàng trả khi có khách hàng truy cập vào trang web marketing, và số lượng tiền mà doanh nghiệp sẵn sàng trả mỗi ngày.

Doanh nghiệp cũng có thể xác định được liệu họ chỉ muốn marketing trên trang web của mình, hay trên các trang web khác có liên quan đến từ khóa khi lượt người xem truy cập vào công cụ tìm kiếm. Doanh nghiệp có thể ấn định địa điểm và thời gian trong ngày để hạn chế hoạt động của trang web.

Thêm vào đó, marketing theo PPC khá là dễ dàng cho doanh nghiệp để đưa vào hoạt động và tạm hoãn nếu muốn. Doanh nghiệp cũng sẽ dễ dàng cập nhật và hơn thế nữa là lợi ích về hệ thống theo dõi chính xác mà khó có thể đạt được ở các phương thức marketing khác trong chiến lược marketing qua Internet. Doanh nghiệp cũng có thể sử dụng hình ảnh hay video với marketing PPC_ phương pháp này sẽ tiết kiệm hơn là đăng kí biểu ngữ marketing trên các trang web khác.

Mặt khác, doanh nghiệp còn có thể sử dụng PPC để kiếm lợi nhuận bằng các chương trình như Google AdSense, Yahoo Publisher hay Microsoft AdCenter.

Theo dõi kết quả của chiến lược marketing qua Internet

Nếu doanh nghiệp chi tiền trong những bước đầu của chiến lược marketing, doanh nghiệp sẽ cần theo dõi tính hiệu quả của nó. Cách đó sẽ giúp cho doanh nghiệp phát hiện ra phương pháp marketing nào mang lại hiệu quả cao nhất, và có thể tránh được các lỗi khi đưa ra chiến dịch marketing qua Internet để nâng cao kĩ năng và là tiền đề mang lại sự thành công.

Bằng cách biết được đâu là khoản chi tiêu hợp lí và không nên chi vào đâu, điều này rất có ích trong việc phát triển chiến lược marketing khi doanh nghiệp đi vào ổn định.

Chiến lược marketing qua Internet cần phải linh hoạt

Luôn nhớ rằng trong tất cả các trường hợp, kiên nhẫn là ưu điểm chính xác để theo dõi và đánh giá sự thành công của chiến dịch marketing qua Internet. Công cụ tìm kiếm có thể không hiệu quả và chiến lược của doanh nghiệp có thể không tạo ra lợi ích ngay lập tức.

Bởi vì sự cạnh tranh gay gắt của hàng triệu đối thủ đồng thời tham gia vào chiến lược marketing qua Internet này. Doanh nghiệp cần luôn theo dõi và luôn sẵn sàng để điều chỉnh khi thích hợp. Tuy nhiên, kiến thức, khả năng của chính doanh nghiệp, và kế hoạch quản lí tốt chiến lược marketing có thể làm tăng cơ hội cho doanh nghiệp đi đến thành công.

Theo Sukientructuyen

::

]]>
https://caia.vn/8076-nhung-dieu-can-can-nhac-cho-chien-luoc-marketing-online/feed 0
Tám bước dẫn tới thành công của marketing nội dung https://caia.vn/5643-tam-buoc-dan-toi-thanh-cong-cua-marketing-noi-dung https://caia.vn/5643-tam-buoc-dan-toi-thanh-cong-cua-marketing-noi-dung#respond Mon, 19 Apr 2010 04:18:44 +0000 http://localhost:8080/caia.vn/?p=5643 Chúng ta biết rằng marketing ngày càng đóng vai trò quan trọng và những cơ hội sẽ đến với các công ty khi họ coi mảng nội dung là tiêu điểm của chiến lược marketing. Bài viết này tập trung vào những bước mà những nhà lãnh đạo marketing cần phải thực hiện để có thể đưa ra một chiến lược marketing nội dung dựa trên nền tảng là các giá trị đích thực.

Tám bước dẫn tới thành công của marketing nội dung 1

Marketing nội dung là sự nhận biết của tổ chức về khách hàng. Nếu bạn biết rõ về khách hàng của mình, thì những điều kì diệu có thể xảy ra. Biết tường tận nhu cầu và mong muốn của khách hàng sẽ mang đến cho bạn cơ hội để đưa ra không chỉ chiến lược marketing nội dung hấp dẫn, mà còn đem lại cơ hội thật sự làm thay đổi hành vi của khách hàng.

Và trước khi nghiên cứu kỹ 8 bước này, chúng ta hãy cùng xem định nghĩa mới hơn về marketing nội dung. Marketing nội dung là những thông tin có giá trị mà công ty mang đến cho nhóm khách hàng mục tiêu, với mục đích làm thay đổi hay thúc đẩy hành vi khách hàng. Nội dung tạo ra phải giúp khách hàng biết được rằng công ty hiểu rõ nhu cầu và mong muốn của họ, và công ty luôn muốn phục vụ họ.

Để biến điều đó thành hiện thực, có 8 bước quan trọng phải làm:

1. Biên tập nội dung. Việc này có thể do 1 người hay 1 nhóm người thực hiện. Dù đó chỉ là một chuyên viên trong nội bộ công ty hay một đội bao gồm các chuyên gia được ký hợp đồng, thì mục tiêu chung cũng vẫn là tạo những nội dung hấp dẫn phục vụ khách hàng. Rất nhiều tổ chức sử dụng những người không hề có hiểu biết sâu sắc về khách hàng. Vì thế bạn cần những người hiểu rõ tầm quan trọng của họ, và phải đặt mục tiêu tạo ra được nội dung hấp dẫn bằng mọi giá.

2. Đặt vấn đề nội bộ lên hàng đầu. Hầu hết những cuộc thảo luận hay bài báo về marketing nội dung đều xoay quanh các chương trình nội dung hướng ra bên ngoài. Đúng vậy, việc trao đổi với khách hàng và chứng minh rằng sản phẩm mang lại lợi ích cho họ là cực kỳ quan trọng, nhưng chúng ta thường quên đi những người có thể có tầm ảnh hưởng lớn nhất đối với thương hiệu sản phẩm, đó chính là các nhân viên. Hãy chắc chắn rằng bạn đã lập ra những kênh liên lạc trong nội bộ một cách dài hạn và nhất quán, ví dụ, đó có thể là những tờ báo, diễn đàn, trang nhật ký cá nhân (blog) của nội bộ công ty, và các hình thức khác.

3. Đầu tư vào thiết kế.
Không gì tệ hơn và để lại cho khách hàng ấn tượng xấu hơn là đưa ra sản phẩm với một mẫu mã tồi. Vì thế hãy bạn hãy tìm những nhân viên thiết kế giỏi, hiểu rõ về hành vi khách hàng, sở thích của họ và những gì họ không thích.

4. Đừng tự ép buộc phải có tất cả những nội dung hấp dẫn trên trang chủ của bạn. Bạn hãy thật thoải mái khi thử nghiệm trên những trang web và những giao diện mới. Bạn có thể tạo ảnh hưởng rộng hơn trên mạng với việc đưa ra những thông tin bổ ích qua từng chủ đề. Tuy nhiên đừng quá tham lam, bạn hãy nhấn mạnh vào trọng tâm, đừng làm cho khách hàng phải “tá hỏa” trước một đống thông tin của bạn.

5. Tiếp nhận các ý kiến phản hồi. Bạn phải thiết lập các kênh thông tin phản hồi và một khi đã đưa ra quyết định thì không được rút lại. Thậm chí nếu có những phản hồi tiêu cực, hãy lắng nghe và cải thiện sản phẩm của bạn. Ví dụ điển hình cho điều này là Microsoft Vista cho phép khách hàng thoải mái phê bình sản phẩm của họ trên các diễn đàn. Nhờ vậy Microsoft đã biết được những nhược điểm của sản phẩm. Họ bắt đầu nâng cấp hệ thống, và nhận được những lời khen ngợi từ chính những khách hàng trước kia đã lớn tiếng phê bình hệ thống điều hành của họ.

6. Chú trọng nội dung. Trong bất kỳ cuộc nói chuyện về marketing chiến lược nào, thì hãy luôn coi mảng nội dung làm trọng tâm. Nói cách khác, khi bạn muốn xây dựng những mối quan hệ thì những thông tin về bán hàng của bạn chỉ được xếp hàng thứ hai sau mảng nội dung.

7.  Bắt đầu ngay với những nội dung thích hợp và lấy đó làm nền tảng. Đừng nên cố gắng phải có được tất cả các nội dung hấp dẫn ngay lập tức nếu tổ chức của bạn chưa làm được điều đó. Hãy tập trung vào từng phần một, và mang những nội dung thật sự giá trị, có định hướng tới từng nhóm khách hàng mục tiêu. Chỉ khi bạn thành công với phần này rồi, thì mới chuyển tiếp sang phần khác.

8. Thử nghiệm. Đừng luôn gắn chặt với những kênh phân phối đã quá lỗi thời. Khách hàng đang được chứng kiến đủ loại mô hình phân phối đa dạng. Hãy chủ động đến với khách hàng mục tiêu của bạn và thử đưa ra những mô hình bán lẻ mới lạ. Khách hàng sẽ không bao giờ quay lưng với bạn, miễn sao những nội dung mà bạn đưa ra thật sự hấp dẫn.

Theo BusinessWorldPortal

:tdquangcao2:

]]>
https://caia.vn/5643-tam-buoc-dan-toi-thanh-cong-cua-marketing-noi-dung/feed 0
7 chiến thuật giúp marketing hiệu quả hơn https://caia.vn/3942-7-chien-thuat-giup-marketing-hieu-qua-hon https://caia.vn/3942-7-chien-thuat-giup-marketing-hieu-qua-hon#respond Sun, 11 Apr 2010 20:17:53 +0000 http://localhost:8080/caia.vn/?p=3942 Trong nền kinh tế đang chịu nhiều thử thách, các doanh nghiệp đứng trước đòi hỏi phải tìm ra những phương cách mới giúp hoạt động marketing hiệu quả hơn.

7 chiến thuật giúp marketing hiệu quả hơn 1

Những chiến thuật dưới đây sẽ giúp bạn xác định những khoản đầu tư cho marketing hiệu quả nhất, giúp doanh nghiệp đứng vững trước mọi thử thách.

1. Tập trung vào khách hàng chính

Một chiến thuật cổ điển, nhưng đôi khi bị lãng quên là “Câu cá nơi có cá”. Nói cách khác, đầu tư vào những phương tiện truyền thông đặc biệt, trọng tâm, nơi mà khách hàng hiện tại và tương lai sẽ hành động thật sự khi nghe được những thông điệp của bạn. Hầu như mọi ngành nghề ngày nay đều sử dụng Internet, nên bạn hãy tìm kiếm một vài website đặc biệt nào đó để làm marketing.

2. Đo lường được hiệu quả hoạt động marketing

Đừng ngần ngại xóa sổ những chương trình marketing không hiệu quả hoặc không thể đo lường được kết quả. Cần sắp xếp lại và khoanh vùng những đối tượng marketing để các chương trình có thể thể hiện rõ được kết quả. Xin lưu ý rằng các chương trình marketing online với những kỹ thuật cơ bản như đánh giá ấn tượng của khách hàng, số lượng click chuột, vị trí của website trên bảng xếp hạng… dễ dàng đo lường được.

3. Phối hợp các kỹ thuật marketing để đạt hiệu quả cao hơn

Tích hợp marketing có nghĩa là phối hợp sử dụng những tiến bộ của các phương tiện truyền thông, các nguồn lực và ý kiến khách hàng… để đạt hiệu quả cao hơn so với việc sử dụng riêng lẻ từng yếu tố này. Sự phối hợp càng chặt chẽ thì hiệu quả càng cao và độ nhận biết thương hiệu của khách hàng càng tăng.

4. Thường xuyên xuất hiện trước mắt khách hàng

Giá trị của việc thường xuyên xuất hiện trên thị trường có xu hướng gia tăng theo thời gian nếu ngày càng có nhiều khách hàng tiềm năng nhận biết được doanh nghiệp của bạn. Điều này gia tăng cơ hội tiếp cận những nhóm nhỏ khách hàng tiềm năng và rút ngắn quy trình bán hàng. Sự xuất hiện online thường xuyên tại nơi mà khách hàng hiện tại và khách hàng tiềm năng tìm kiếm thông tin (bao gồm các website, sách tra cứu thông tin, các công cụ tìm kiếm và thư điện tử) sẽ giúp bạn luôn luôn xuất hiện để cung cấp những công cụ đo lường giá trị thông qua những mối liên hệ online.

5. Khéo léo phối hợp hoạt động marketing để thành công

Một chương trình marketing có thể được phân biệt là “kéo” hoặc “đẩy”: các công ty đẩy thông điệp của mình đến khách hàng thông qua bưu điện, quảng cáo, thư điện tử và họ cũng thiết lập sự hiện diện của mình tại các website, công cụ tìm kiếm… để kéo khách hàng tiềm năng khi họ tìm kiếm thông tin, sản phẩm và dịch vụ. Thay vì phân vân giữa việc sử dụng nguồn lực nào để “đẩy” hoặc “kéo” marketing, hãy tìm những đối tác trong lĩnh vực truyền thông có cùng đối tượng khách hàng với mình để vừa “kéo” vừa “đẩy” trong cùng một chiến dịch marketing.

6. Tập trung vào chất lượng thay vì số lượng

Nếu chỉ tập trung vào số lượng mà không chú ý đến chất lượng, hiệu quả marketing sẽ rất thấp và nhiều nguồn lực bán hàng sẽ bị lãng phí, nhân viên bán hàng sẽ không tin tưởng vào các chương trình marketing nữa. Thực hiện chương trình có chất lượng là tiêu chuẩn hàng đầu khiến khách hàng tiềm năng thích thú vì thu nhận được nhiều thông tin hơn và sẵn sàng cung cấp những phản hồi về chương trình.

7. Tìm kiếm sự giúp đỡ từ những đối tác truyền thông

Hãy tham khảo ý kiến của những đối tác truyền thông để tìm hiểu những giải pháp marketing của họ, chọn lọc những chiến thuật sáng tạo, phù hợp với doanh nghiệp mình để thực hiện marketing hiệu quả hơn. Có thể nêu với họ những câu hỏi sau:

• Bạn có quan tâm đến khách hàng mục tiêu của tôi không?

• Bạn có thể giữ được hình ảnh của mình luôn trong tầm ngắm của khách hàng hiện
tại và khách hàng tiềm năng không?

• Bạn có cung cấp nhiều giải pháp marketing phục vụ cho mục tiêu của tôi không?

• Bạn có đảm bảo cung cấp sản phẩm tốt nhất cho tôi không?

• Bạn có chuyển tới khách hàng mục tiêu và khách hàng chính yếu của tôi đầy đủ thông tin liên lạc không?

• Bạn có sẵn sàng chia sẻ thông tin giúp tôi đo lường được hiệu quả chiến dịch marketing và điều chỉnh sự đầu tư của tôi vào marketing không?

Tóm lại, các chuyên gia marketing cần xác định rõ mục tiêu của mình, tích hợp các giải pháp marketing để hỗ trợ kênh truyền thông hiện tại và mở rộng khả năng cạnh tranh; phối hợp các phương thức quảng cáo online có độ phủ rộng và các giải pháp marketing linh hoạt; quan tâm đến các hình thức quảng cáo chính yếu, email marketing, các catalogue sản phẩm dễ dàng tìm kiếm, banner đặt tại các website và các thư quảng cáo điện tử; xác định những hình thức phối hợp nào mang lại hiệu quả cao nhất, chuyển tải những thông điệp lôi cuốn đúng thời điểm và đúng đối tượng; phối hợp nhịp nhàng các hình thức marketing truyền thống và hiện đại.

Theo saga

:tdquangcao2:

]]>
https://caia.vn/3942-7-chien-thuat-giup-marketing-hieu-qua-hon/feed 0
Từ marketing online đến chiến lược xây dựng nhãn hiệu số https://caia.vn/2569-tu-marketing-online-den-chien-luoc-xay-dung-nhan-hieu-so https://caia.vn/2569-tu-marketing-online-den-chien-luoc-xay-dung-nhan-hieu-so#respond Wed, 07 Apr 2010 00:53:02 +0000 http://localhost:8080/caia.vn/?p=2569 Trong xây dựng và định vị nhãn hiệu số, sự trải nghiệm của khách hàng là một nhân tố cực kỳ thiết yếu: nhãn hiệu chính là trải nghiệm của khách hàng và trải nghiệm cũng chính là nhãn hiệu. Đội ngũ xây dựng nhãn hiệu số phải quản lí những trải nghiệm trực tuyến về sản phẩm của khách hàng.

Từ marketing online đến chiến lược xây dựng nhãn hiệu số 1

Sự bùng nổ Internet trong hơn một thập kỷ qua có tác động đáng kể đến hoạt động marketing cũng như xây dựng và định vị thương hiệu sản phẩm trên thị trường. Đi đôi với sự gia tăng không ngừng của các hoạt động marketing online, Internet có thể mang đến những rủi ro tiềm ẩn cho các nhãn hiệu mới trong những ngành công nghiệp “trẻ”. Internet cũng có thể tạo ra sự nhận biết thương hiệu mạnh hơn bao giờ hết và làm tăng số lượng người biết tới nhãn hiệu một cách nhanh chóng.

Đa số các chuyên gia marketing đều biết rằng trong thế giới thực, nhãn hiệu là sự tổng hợp trong tiềm thức của người tiêu dùng các nhân tố: tính cá nhân hóa, sự hiện diện và sự thể hiện của một sản phẩm hay dịch vụ nào đó. Trong thế giới số, các yếu tố này vẫn đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, bên cạnh những yếu tố này, sự trải nghiệm của khách hàng cũng là một nhân tố cực kỳ thiết yếu trong việc xây dựng và định vị nhãn hiệu số, có thể nói rằng trong thế giới số, nhãn hiệu chính là sự trải nghiệm của khách hàng và trải nghiệm cũng chính là nhãn hiệu. Đội ngũ xây dựng nhãn hiệu số phải quản lí những trải nghiệm trực tuyến về sản phẩm của khách hàng, từ việc gặp gỡ thông qua quá trình mua cho tới khi chuyển hàng tới cho khách và dịch vụ hậu mãi. Lí do đơn giản là tất cả những trải nghiệm này dù tốt hay không tốt thì cũng ảnh hưởng tới quan niệm của khách hàng về nhãn hiệu của sản phẩm. Để tạo sự khác biệt, trong thế giới của web, trải nghiệm chính là nhãn hiệu.

Trong thế giới số, các chuyên gia marketing và xây dựng nhãn hiệu cần quan tâm đầy đủ đến ba yếu tố, đó là cam kết với khách hàng, thiết kế website truyền tải đầy đủ những cam kết đó và áp dụng một mô hình kinh doanh phù hợp. Cả ba yếu tố này đóng vai trò to lớn trong việc quyết định thành bại của một nhãn hiệu số.

Những cam kết nhãn hiệu số

Các chuyên gia marketing xây dựng và quản lí các nhãn hiệu số như thế nào? Mục đích đầu tiên nên hướng đến đối với các chuyên gia marketing đó là lựa chọn được cam kết cốt lõi về giá trị khác biệt đích thực dành cho những khách hàng mục tiêu. Năm trong số những cam kết sau thường được áp dụng trong thế giới số.

Nhãn hiệu số giúp quá trình mua hàng của khách hàng trở nên nhanh hơn, tốt hơn và rẻ hơn, đây chính là Cam kết về sự thuận tiện. Amazon.com, là nhà bán lẻ đầu tiên thành công với mô hình cam kết này.

Nhãn hiệu số giúp người sử dụng cảm thấy mình luôn là người thành công trong bất cứ hoạt động nào mà họ tham gia, đây là Cam kết về sự thành công. E-trade là một ví dụ điển hình với cam kết giúp đỡ người tiêu dùng quản lí tài chính của họ một cách thành công. Công ty bắt đầu cam kết với một danh mục đầu tư cùng những công cụ và nghiên cứu tài chính nhằm tạo ra sự đổi mới hữu ích như phân tích chứng khoán hoặc dịch vụ khẩn cấp.

Trong lĩnh vực thể thao, giải trí, những trò chơi và những hoạt động chuyên biệt được thiết kế để khuyến khích và tạo cảm hứng cho người chơi đưa ra Cam kết về sự vui vẻ và mạo hiểm. Thông thường, những hoạt động như thế này sử dụng công nghệ 3 chiều, ví dụ công nghệ này cho phép người xem cuộc thi chạy marathon có thể nghe được nhịp tim của vận động viên. Nhiều nhãn hiệu kĩ thuật số như Quokka Sports đang xây dựng việc kinh doanh xoay quanh công nghệ ba chiều và cam kết như vậy.

Cam kết về sự tự thể hiện và sự công nhậnthường gặp trong các mô hình mạng xã hội. GeoCities là một điển hình, công ty này giúp người dùng tự thể hiện mình bằng cách xây dựng và trang trí những website riêng. Ralston Purina Dog Chow cũng là một ví dụ khi cho phép người dùng tạo website riêng, ở đó họ có thể đăng những bức ảnh và câu chuyện về các con vật nuôi của mình.

Những câu lạc bộ hoặc cộng đồng hình thành Cam kết về mối quan hệ cũng như những lợi ích thực tế. Ví dụ như phụ nữ có thể trao đổi và học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau trên trang web iVillage.com. Trang web Mercata.com cung cấp những lợi ích rõ ràng bằng cách kết hợp sức mua của cả cộng đồng thành viên và giúp họ có những mức giá rẻ hơn khi mua số lượng lớn.

Mô hình kinh doanh nào phù hợp?

Khi các chuyên gia marketing và nhãn hiệu số bắt đầu chú trọng tới những cam kết và công việc thiết kế các công cụ để thực hiện những cam kết đó thì họ cũng là lúc họ nên quan tâm nhiều hơn tới mô hình kinh doanh nhằm thúc đẩy hoạt động của công ty.

Mô hình kinh doanh cần phải được mở rộng vì xây dựng nhãn hiệu kĩ thuật xoay quanh trải nghiệm của người tiêu dùng thực sự tốn rất nhiều kinh phí.

Dưới đây là sáu mô hình kinh doanh cơ bản. Thành công của một nhãn hiệu số phụ thuộc vào những kĩ năng tổng hợp của hai hoặc nhiều mô hình này:Từ marketing online đến chiến lược xây dựng nhãn hiệu số 2

Ví dụ như Priceline kết hợp mô hình bán lẻ và thông tin để từ đó, kinh doanh với một loạt những công ty du lịch cả trực tuyến và ngoại tuyến. Áp dụng mô hình bán lẻ, công ty tập hợp những nhà cung cấp của dịch vụ du lịch như các hãng hàng không. Khi áp dụng mô hình truyền thông, công ty đã kiếm được tiền từ bên thứ ba là những nhà quảng cáo thông qua việc giới thiệu sản phẩm và dịch vụ của họ tới khách hàng.

Dell cũng kết hợp cả 2 mô hình là sản xuất theo đơn đặt hàng và mô hình tự phục vụ. Công ty cung cấp cho những người mua sắm cho máy tính sự lựa chọn tuyệt vời về chức năng và sự thay thế. Ngoài ra, danh sách hàng hóa trực tuyến và hướng dẫn sử dụng sẽ hướng dẫn người tiêu dùng thông qua một quá trình lựa chọn nhanh và chính xác hơn so với sự hướng dẫn của những nhân viên chăm sóc khách hàng thực tế.

Để tạo ra một nhãn hiệu số thành công đòi hỏi người quản lí phải đánh giá và rà soát lại quan điểm của mình về internet và nhãn hiệu. Những nhãn hiệu của thế giới thực đã phát triển khá lâu cùng với việc đưa ra những giải pháp nhỏ lẻ đối với nhu cầu bị hạn chế của người tiêu dùng. Tuy nhiên, khách hàng trực tuyến thường hy vọng rằng những công ty mà họ mua hàng có thể đáp ứng được nhiều hơn những nhu cầu và mong muốn của mình. Và để thành công, các công ty này phải tạo được những nhãn hiệu số với những cam kết đi cùng thực sự đáp ứng được những kỳ vọng như vậy của khách hàng.

(Tommy Nguyễn – Abviet theo VNR Research Division)

::

]]>
https://caia.vn/2569-tu-marketing-online-den-chien-luoc-xay-dung-nhan-hieu-so/feed 0
Buzz Marketing https://caia.vn/1604-buzz-marketing https://caia.vn/1604-buzz-marketing#respond Tue, 30 Mar 2010 23:42:40 +0000 http://localhost:8080/caia.vn/?p=1604 Tin đồn có thể giúp cho dự án kinh doanh của công ty bạn đạt được thành công ngoài dự kiến? Đó là kinh nghiệm thực tế của những sản phẩm siêu thành công nhờ tin đồn: Viagra, mẫu xe Beetle Volkswagen mới, đồ chơi trẻ em Beanie...

Buzz Marketing 1

Nhưng làm thế nào để tạo ra tin đồn có lợi cho công ty bạn? Đâu là điểm chung giữa Viagra, mẫu xe Beetle Volkswagen mới, đồ chơi trẻ em Beanie và các cuốn truyện Harry Potter?

Từ ý tưởng…

Chúng đều là những sản phẩm thương mại siêu thành công nhờ những lời truyền miệng hay những tin đồn (buzz).

Tin đồn lan truyền khi người ta kể cho nhau nghe về những kinh nghiệm đáng nhớ và tốt đẹp của bản thân, làm nảy sinh những nhu cầu tự sinh và dễ bùng phát. Điều này nghe có vẻ như là may mắn đơn thuần? Thực tế, bạn có thể tận dụng lời lẽ truyền miệng – nếu bạn hiểu được mối quan hệ tương tác và ảnh hưởng lẫn nhau giữa các khách hàng.

Bước thứ nhất: Cần tránh năm sự ngộ nhận về tin đồn sau đây. Nếu để cho mình trở thành nạn nhân của những quan niệm sai lầm này tức là bạn đã vô tình để cho tin đồn lợi dụng mình.

… Tới thực tế

Năm ngộ nhận về tin đồn:

1. Chỉ có các sản phẩm siêu việt mới tạo được tin đồn.

Thực tế: Tin đồn có thể ảnh hưởng đến cả những sản phẩm không ngờ nhất trong hầu hết các lĩnh vực, bởi vì những công nghệ mới như Internet sẽ giúp cho khách hàng nhanh chóng loan tin hơn.

Các sản phẩm dễ làm cho tin đồn lan truyền nhanh chóng có thể có đặc điểm là:

Độc đáo về mặt tính năng, dễ dàng sử dụng hay giá cả phải chăng (Chẳng hạn như xe đẩy scooter có thể gấp lại được).

Có tính hữu hình cao (Chẳng hạn như các thiết bị cá nhân cầm tay hỗ trợ kỹ thuật số PDA).

Ví dụ: Hãng dược phẩm Pfizer đã phổ cập thuật ngữ y tế “erectile dysfunction” và “ED” (Rối loạn cường dương hay Liệt dương) làm cho một đề tài vốn được xem là cấm kị thành chuyện có thể công khai bàn luận cả trong phòng ngủ lẫn ngoài đường. Sản phẩm Viagra của công ty hiện nay là một trong những loại thuốc được nhắc đến nhiều nhất trên thế giới – ngay cả giữa những người không sử dụng chúng.

2. Tin đồn tự nhiên diễn ra

Thực tế: Các chiến lược marketing độc đáo mới giúp tạo ra tin đồn. Có thể ví dụ một số chiến lược hiệu quả như sau:

Hãy là người tiên phong — người định hướng dư luận quần chúng. Hãng thời trang Abercrombie & Fitch thuê những sinh viên nổi bật tại các trường đại học làm người mẫu ngày. Họ thường xuyên mặc đồ của hãng này và qua đó khẳng định phong cách thời trang của hãng. Kết quả là, điều này tạo ra và tăng cường nhận thức của các khách hàng về tính độc đáo của sản phẩm.

Hạn chế nguồn cung. Volkswagen làm cho khách hàng tăng thêm khát vọng sở hữu mẫu xe cổ Beetle[1] của hãng bằng cách chỉ rao bán xe với số lượng hạn chế qua mạng Internet. Kết quả: Một nửa số xe Beetle đã sản xuất được tiêu thụ nhanh chóng chỉ trong vòng hai tuần

Tạo ra và tận dụng các danh sách — để tập trung sự chú ý của người tiêu dùng vào sản phẩm.

Ví dụ: Khi Thư viện Modern công bố danh sách 100 cuốn tiểu thuyết hay nhất thế kỷ 20 trên website của mình, họ đã mở ra diễn đàn tranh luận về quá trình lựa chọn này với hơn 1000 bài viết. Sự kiện này giúp một số đầu sách lọt vào danh mục những tác phẩm bán chạy nhất trên website Amazon.com – và tăng lưu lượng truy cập vào website của Thư viện Modern lên đến 7000%.

Nuôi dưỡng những hạt giống của bạn — những khách hàng đầu tiên, trung thành là những người sẽ giúp lôi kéo các khách hàng khác đến với bạn.

Ví dụ: Hãng xe Harley – Davidson đã tránh được thảm họa phá sản cận kề nhờ vào lòng trung thành và cá tính mạnh mẽ của những khách hàng lâu năm thông qua các hội đoàn, đại hội và bản tin thường kì của Harley Owners Group (Nhóm những hội viên dùng xe Harley). Hơn 350.000 hội viên dùng xe Harley thuộc 1.000 hội đoàn trên khắp thế giới đã góp phần cứu vớt sự sụp đổ của hãng.

3. Người khởi tạo tin đồn chính là những khách hàng tốt nhất của bạn

Thực tế: Những người tiên phong lý tưởng có thể khiến bạn phải ngạc nhiên. Nhà thiết kế Tommy Hilfiger thoạt tiên chỉ muốn đưa nét bụi bặm của thời trang đường phố vào những sản phẩm mới của anh để phục vụ cho đối tượng khách hàng trẻ tuổi người Mỹ gốc Phi trong thành phố. Tuy nhiên, sản phẩm thời trang do Tommy thiết kế đã nhanh chóng nổi tiếng và lan tới các vùng ngoại ô – thu hút khách hàng từ nhiều chủng tộc khác nhau.

4. Để có lợi từ tin đồn, bạn phải là người hành động đầu tiên.

Thực tế: Các công ty ăn theo có thể thu lợi từ tin đồn – bằng cách xâm nhập thị trường ngay khi có một xu hướng nào đó bắt đầu xuất hiện và được ưa thích.

Ví dụ: Hãng Revlon, người khổng lồ trong ngành công nghiệp mỹ phẩm với một lượng khách hàng trung thành rộng khắp đã thành công ngoài tưởng tượng khi tung ra dòng sản phẩm sơn móng tay mới sau khi xuất hiện một trào lưu tương tự do một sinh viên đại học đề xướng. Revlon đã tiết kiệm được tối đa thời gian và chi phí dành cho việc phát triển sản phẩm.

5. Truyền thông và quảng cáo tạo ra tin đồn.

Thực tế: Các hoạt động xúc tiến quảng cáo sớm và quá rầm rộ có thể gây khó chịu cho những người đầu tiên sử dụng sản phẩm. Thay vào đó, hãy để khách hàng tự bàn tán và ngẫu nhiên sử dụng sản phẩm của bạn.

Ví dụ: Khi dịch vụ e-mail miễn phí của Hotmail đính thêm dòng chữ quảng cáo “Hãy lập một e-mail miễn phí của riêng bạn tại Hotmail” vào e-mail của những khách hàng đang sử dụng dịch vụ này, đã có 12 triệu người đăng kí sử dụng dịch vụ chỉ trong vòng 18 tháng – một lượng khách hàng khổng lồ mà hãng AOL phải mất tới sáu năm mới có được.

:tdquangcao2:

]]>
https://caia.vn/1604-buzz-marketing/feed 0
5 lời khuyên để marketing thành công https://caia.vn/767-5-loi-khuyen-de-marketing-thanh-cong https://caia.vn/767-5-loi-khuyen-de-marketing-thanh-cong#respond Wed, 17 Mar 2010 03:07:24 +0000 http://localhost:8080/caia.vn/?p=767 Những lời khuyên dưới đây sẽ giúp Bạn tránh được những sai lầm không đáng có khi marketing sản phẩm hay dịch vụ, cũng như thiết kế sách giới thiệu, trang web, danh thiếp, tờ rơi, quảng cáo hay tiến hành các hoạt động marketing khác.

5 lời khuyên để marketing thành công 1
1. Tiếp thị vì khách hàng chứ không vì bản thân bạn

Mục tiêu lớn nhất của marketing là khách hàng. Cái gì tốt với bạn không có nghĩa là tốt với khách hàng. Đây là một sai lầm lớn mà nhiều người mắc phải. Bạn có một ý tưởng mà bạn cho rằng rất hay, một vài người bạn, gia đình hay những người không thuộc nhóm đối tượng thị trường mà bạn nhắm tới đồng ý và tán dương ý kiến đó, vậy là bạn thực hiện ý tưởng của mình. Tới khi nó không hoạt động hiệu quả, bạn chẳng hiểu vì sao.

Hãy tiến hành điều tra thị trường và thử nghiệm chiến lược kinh doanh trên thị trường mà bạn nhắm tới. Các công ty lớn thường tiến hành rất nhiều cuộc điều tra, nghiên cứu thị trường trước khi tung ra một sản phẩm hay dịch vụ. Những công ty nhỏ hơn không đủ khả năng tài chính để làm như các công ty lớn nhưng không có nghĩa là họ bỏ qua khâu điều tra thị trường. Điều tra thị trường không chỉ tiến hành một lần mà nó phải gắn chặt với hệ thống marketing của bạn và phải được thực hiện liên tục.

2. Bạn phải trả lời được bốn câu hỏi marketing quan trọng sau.

a. Hoạt động này tiếp thị cái gì? Khi đọc, người đọc phải biết ngay họ đang được giới thiệu sản phẩm gì. Nếu quảng cáo của bạn tối nghĩa, mơ hồ khiến người đọc phải đặt câu hỏi, dù chỉ trong một giây, họ sẽ bỏ qua quảng cáo của bạn ngay lập tức. Cũng không cần sắc sảo hoặc thông minh mà chỉ cần đơn giản và rõ ràng.
b. Tôi được lợi gì từ hoạt động tiếp thị này? Phải tuyên bố trực tiếp và rõ ràng những lợi ích lớn nhất mà khách hàng được hưởng. Đừng nói theo kiểu ngụ ý hoặc ám chỉ, khách hàng không muốn phải đoán bởi mỗi người đều có mức độ sẵn sàng và ham muốn mua hàng khác nhau. Đừng để họ tìm đến bạn rồi do nhầm lẫn lại về không.
c. Tôi có thể tin anh không? Làm sao tôi biết sản phẩm của anh là an toàn và đáng tin cậy. Có dễ tìm hiểu về sản phẩm hay công ty của anh không? Anh có hình ảnh hay địa chỉ liên lạc rõ ràng để tôi liên hệ khi cần thiết không. Hãy đăng ảnh bạn lên trang web. Mọi người sẽ không tin tưởng bạn nếu không có thông tin liên lạc trên website. Hãy đề rõ địa chỉ và số điện thoại ở đầu và cuối trang web. Hãy tạo cho khách hàng tiềm năng cảm giác an toàn.
d. Tôi có cảm thấy sản phẩm của anh là tốt hay không? Tôi có muốn hợp tác với anh không? Tôi có cảm thấy bắt buộc phải nhấp chuột hay nhấc điện thoại gọi cho anh? Tôi có tin quyết định của mình là đúng đắn không? Sẽ có nhiều câu hỏi thuộc trạng thái tình cảm phải trả lời trước khi họ mua sản phẩm của bạn. Hãy để tâm tới những vấn đề này.

3. Trong thông điệp marketing phải luôn có những yếu tố sau:

a. Tiêu đề tác động mạnh: Như vậy sẽ thu hút sự chú ý của khách hàng. Hãy sử dụng những từ ngữ và hình ảnh lôi cuốn người đọc.
b. Thuyết phục khách hàng hành động: Mục tiêu tiếp thị của bạn là thôi thúc khách hàng tiềm năng phải hợp tác ngay với bạn, trực tiếp hay gián tiếp mua sản phẩm của bạn vì những lợi ích to lớn. Bạn muốn khách hàng liên hệ với bạn theo hình thức nào? điện thoại, thư điện tử hay hình thức nào khác? Điều gì sẽ khiến họ phải hành động?
c. Cho khách hàng nhiều hình thức liên lạc. Hãy sử dụng nhiều hình thức liên lạc khác nhau như trang web, điện thoại, thư điện tử… để khách hàng có thể sử dụng hình thức nào họ muốn. Hãy để thông tin liên lạc ở vị trí dễ nhìn. Khách hàng chỉ dành 30 giây để tìm thông tin này, quá 30 giây họ sẽ từ bỏ ý định liên lạc với bạn.

4. Hãy tạo ra một hệ thống marketing

Hãy thiết kế một hệ thống marketing mà bạn có thể sử dụng thường xuyên. Hãy tự đặt hàng loạt câu hỏi “Sau đó họ sẽ làm gì?” cho bản thân mình. Ví dụ , nếu khách hàng truy cập trang web của bạn “thì sau đó họ sẽ làm gì?”. Nếu họ tìm hiểu thông tin “thì sau đó họ sẽ làm gì?”. Hãy tự mình tìm ra câu trả lời cho những câu hỏi như vậy. Sẽ tốn nhiều thời gian và công sức để tạo ra một hệ thống marketing, nhưng khi hệ thống này đã hoạt động tự động, bạn sẽ thấy ích lợi của nó. Đừng lãng phí thời gian và tiền bạc cho các hoạt động marketing rời rạc hoặc chỉ thực hiện một lần duy nhất. Nếu bạn viết quảng cáo thì hãy đặt câu hỏi “Tiếp theo là gì đây?”. Hãy gửi chúng tới khách hàng trước đây của mình chỉ “trong trường hợp bạn chưa từng đọc quảng cáo này”.

5. Bám sát, bám sát và lại bám sát

Hãy thành lập hệ thống bám sát khách hàng, kể cả khi bạn đang đi nghỉ. Có thể bám sát khách hàng bằng thư điện tử, điện thoại và nhiều hình thức khác. Thực tế là tới 80% sản phẩm được bán sau 4-5 lần liên hệ chào hàng.

:tdquangcao2:

]]>
https://caia.vn/767-5-loi-khuyen-de-marketing-thanh-cong/feed 0