Caia – Công ty SEO tại Hà Nội https://caia.vn SEO & Web Design Fri, 15 Sep 2023 04:09:37 +0000 vi hourly 1 Để quảng cáo không thành “ném tiền qua cửa sổ” https://caia.vn/6272-de-quang-cao-khong-thanh-nem-tien-qua-cua-so-2 https://caia.vn/6272-de-quang-cao-khong-thanh-nem-tien-qua-cua-so-2#respond Sun, 25 Apr 2010 06:40:49 +0000 http://localhost:8080/caia.vn/?p=6272 Nhạc hiệu báo chương trình quảng cáo vừa vang lên, trên màn hình tivi hiện ra cảnh một người phụ nữ vui vẻ chuẩn bị bữa ăn cho gia đình trong niềm hân hoan của con trẻ…

Làm thế nào để không ném tiền qua cửa sổ

Xen vào đó là cảnh một đôi nam nữ đang chạy bộ, nối liền những hình ảnh chi tiết về tính năng sản phẩm và kết thúc là cả nhà đang quay quần bên mâm cơm cùng câu logan “Để có một trái tim khỏe”. Tất cả những điều đó lướt nhanh trong một đoạn phim quảng cáo không quá 30 giây và chẳng kịp đọng lại trong lòng người xem chút gì.

45% quảng cáo là lãng phí

Theo ông Richard Burrage, Giám đốc điều hành công ty nghiên cứu thị trường Cimigo, các mẫu quảng cáo như thương hiệu dầu ăn ở trên không phải là hiếm. Thông thường, để gây ấn tượng và lấy được cảm tình của người tiêu dùng, một phim quảng cáo thường hướng đến 4 thông điệp sau: lợi ích cảm tính, lợi ích lý tính, lợi ích của người tiêu dùng và lý do để tin tưởng. Tuy nhiên, với thời lượng 30 giây, thường chỉ những quảng cáo tập trung truyền đạt những thông điệp nhất định mới có cơ hội đọng lại trong lòng người tiêu dùng. Nhiều thương hiệu vì quá tham lam nên đã nhồi nhét tất cả những thông điệp đó trong một đoạn phim quảng cáo theo kiểu “càng nhiều càng tốt”. Kết quả là họ nói nhiều thứ nhưng người tiêu dùng không biết họ muốn nói cái gì và cũng chẳng nhớ được gì về thông điệp cũng như thương hiệu.

Điều này khiến cho 45% ngân sách dành cho quảng cáo đã “trôi song đổ bể”, và theo ước đoán của Cimigo, với tình trạng này, quảng cáo sẽ lãng phí 310 triệu USD trong năm 2009. Lúc còn ăn nên làm ra, có thể người ta sẽ phóng khoáng và rộng rãi trong các cuộc thử nghiệm. Nhưng trong thời buổi kinh tế khủng hoảng, ai cũng muốn tồn tại thì bỏ ra một phải thu được gấp mười, gấp trăm lần, và lãng phí quả là từ khó có thể chấp nhận.

Tối đa hóa hiệu quả quảng cáo

Năm 2009, nền kinh tế được dự báo là tăng trưởng thấp nhất trong vòng một thập kỷ qua đã làm thay đổi nguyên tắc tiếp thị. Trong đó, đáng chú ý là các nhà tiếp thị sẽ chuyển trọng tâm từ việc phát triển ngành hàng sang phát triển thị phần và đặc biệt, việc phát triển doanh số được xem là ưu tiên hàng đầu thì giờ đây sẽ nhường lại cho tỷ suất lợi nhuận trên vốn đầu tư. Theo ông Roopam Garg, Giám đốc điều hành Tập đoàn Truyền thông Zenith Optimedia và Starcommediavest, để cải thiện mức hiệu quả đầu tư trong quảng cáo, trước tiên là phải truyền tải thông điệp đến đúng đối tượng. Nếu vậy phải có bước phân tích đối tượng tiếp nhận một cách rõ ràng và khoa học.

Nghiên cứu của Cimigo cho thấy, trẻ em, thiếu niên và nhân viên văn phòng là người tiếp nhận quảng cáo một cách nhanh nhạy nhất. Với giới trẻ thành thị – luôn đi tiên phong trong việc tạo ra các xu hướng mới thì những giá trị cảm tính trừu tượng hóa theo kiểu khẳng định cái tôi, cá tính và phong cách sống mới gây được ấn tượng mạnh mẽ. Tuy nhiên, khi hướng đến khách hàng mục tiêu là giới trẻ nông thôn thì cần phải đơn giản, dễ hiểu hơn và nhấn mạnh vào lợi ích lý tính cũng như tâm lý xã hội của đối tượng này. Tương tự, đối với nhóm nhân viên văn phòng hay những người nội trợ tại các đô thị thì chú trọng đến lợi ích của tiêu dùng còn với giới công nhân hay người nội trợ ở nông thôn lại cần nhấn mạnh đến đặc điểm của sản phẩm, thuộc tính cạnh tranh và những lợi ích về lý tính.

Bên cạnh việc xác định đúng đối tượng tiếp nhận, ông Ralf Matthaes, Giám đốc điều hành Công ty Nghiên cứu Thị trường TNS Việt Nam còn nhấn mạnh các nhãn hàng nên ưu tiên những phân khúc thị trường có giá trị cảm nhận cao hơn và tập trung vào người tiêu dùng có giá trị cao nhất. Thực tế, những người trong nhóm từ 15-24 tuổi có thể tạo ra hiệu ứng gấp đôi nhóm từ 25-29 tuổi.

Ông Ralf Matthaes, cũng lưu ý đến việc chuyển đổi thông điệp cho phù hợp với tâm trạng của người tiêu dùng trong hoàn cảnh mới. Khủng hoảng kinh tế khiến cho nhiều người mất nhà  cửa, công ăn việc làm và những điều quan trọng nhất đối với họ, các thương hiệu cần phải thấu hiểu và thông cảm nhưng đừng làm cho nó nặng nề hơn mà hãy tạo ra những thông điệp tích cực mang đến niềm vui và hy vọng. Ngoài ra, theo ông Roopam Garg, để cải thiện mức hiệu quả đầu tư, các công ty cần phải tối ưu hóa các kế hoạch truyền thông thực tế trên tivi qua nhiều ngành hàng và đối tượng khác nhau.

Hiện nay, có khá nhiều công ty chỉ lấy bảng gái mà không áp dụng bất kỳ hình thức chiết khấu nào, trong khi họ có thể tiết kiệm ít nhất 40% chi phí từ việc chọn kênh truyền thông được khán giả đánh giá cao và áp dụng chương trình giảm giá của các đại lý quảng cáo. Đồng thời, tối ưu hóa chương trình truyền thông dựa trên dựa trên sự phối hợp giữa báo chí và tivi trong các tháng để đạt được chỉ số thương hiệu tốt hơn cũng như phân loại ưu tiên thị trường trên cơ sở 64 tỉnh thành, tập trung vào nhóm khách hàng có mức tiêu thụ cao để đạt được ROI tốt hơn.

Trong thực tế, 20 thị trường lớn nhất chiếm lĩnh 70% doanh số bán lẻ, vì thế khi nâng cao doanh số ở những thị trường có mức độ tiêu thụ cao này sẽ dẫn đến việc tăng ROI. Bên cạnh đó, các nhãn hàng cũng cần cân nhắc nên ưu tiên ngân sách cho các chiến dịch above the line hay below the line, hình thức nào phù hợp nhất đối với việc liên kết và trải nghiệm thương hiệu. Quan trọng nhất là tập trung vào điểm mạnh của thương hiệu, bảo toàn chất lượng và đem lại nhiều lợi ích hơn cho người tiêu dùng như sự tiện lợi khi mua sắm cũng như đóng một vai trò nhất định trong suốt cuộc sống của họ vì giai đoạn này người ta sẵn sàng cắt giảm những thứ mà họ cho là không cần thiết.

Theo Marketing

]]>
https://caia.vn/6272-de-quang-cao-khong-thanh-nem-tien-qua-cua-so-2/feed 0
Diện mạo của ngành quảng cáo trong trò chơi điện tử – Phần I https://caia.vn/5487-dien-mao-cua-nganh-quang-cao-trong-tro-choi-dien-tu-phan-i https://caia.vn/5487-dien-mao-cua-nganh-quang-cao-trong-tro-choi-dien-tu-phan-i#respond Fri, 16 Apr 2010 21:24:52 +0000 http://localhost:8080/caia.vn/?p=5487 Quảng cáo trong trò chơi điện tử vẫn còn là một vấn đề còn nhiều tranh cãi. Một số nhà quảng cáo khen ngợi loại hình này và sử dụng rất tích cực, số khác thì không dấu được sự hoài nghi và coi đó chỉ là thứ trào lưu mốt rỗng tuếch được báo chí và các hãng quảng cáo tâng lên chỉ nhằm mục đích làm tiền từ công ty quảng cáo.

Diện mạo của ngành quảng cáo trong trò chơi điện tử - Phần I 1

Mặc dù có sự khác biệt cơ bản trong các quan điểm liên quan đến trò chơi điện tử, chúng ta cần nhận thấy rằng thị trường quảng cáo trong trò chơi điện tử đang tăng lên hàng năm. Thực vậy, theo số  liệu dự báo của công ty nghiên cứu thị trường Park Associates thì đến năm 2012, chỉ riêng tại Hoa Kỳ, thị trường quảng cáo trong trò chơi điện tử đã có giá trị không dưới 969 triệu USD.

Trong bài báo này, chúng ta sẽ không nói chi tiết về tính hiệu quả của dạng quảng này, mà tốt hơn là chúng ta sẽ xem xét những dạng quảng cáo nào trong trò chơi điện tử đang tồn tại tại thời điểm hiện nay. Đây chắc chắn là một vấn đề thú vị.

Trò chơi trương hiệu

Việc lập ra cái gọi là advergames là phương án quảng cáo đơn giản nhất trong trò chơi điện tử. Thông thường đó là trò chơi có kích thước không lớn, lấy từ mạng internet hoặc được đưa trực tiếp vào mạng thông qua các trình duyệt (trong thời gian gần đây phương án này chiếm ưu thế hơn). Những trò chơi này được soạn ra với một mục đích duy nhất – quảng cáo sản phẩm. Tất nhiên là tất cả trò chơi này luôn được cho miễn phí, vì rằng mục đích của công ty là để cho càng nhiều người làm quen với trò chơi.

Theo cấu trúc thì advergames thường rất đơn giản. Đó là những trò chơi không lớn, không thể hiện nhiều kỹ thuật mới, những cốt truyện chấn động nào đó hoặc cảnh cướp bóc. Nhưng chúng là những kẻ giết thời gian thực sự. Chúng ta dẫn ra một vài ví dụ của trò chơi kiểu này.

Mới đây công ty SAB Miller cho ra đời trang web Derevushka.ru, về bản chất đây là một trò chơi quảng cáo nhỏ cho bia Tiệp “Velkopopovitsky Kozel”. Nội dung của trò chơi là bạn cần phải thu thập tấm thẻ của làng nông thôn nổi tiếng này, nơi mà lọai bia này được đặt tên. Để làm được điều đó, người ta phải tiến hành nhiều cuộc tìm kiếm khác nhau. Về bản chất trò chơi là một câu đố nhỏ ngẫu nhiên. Nó được thực hiện khá đẹp. Nhà thiết kế như đang đưa bạn viếng thăm nước Cộng hoà Séc. Bản thân câu đố thực sự thú vị do nó có khả năng cuốn hút người chơi.

Khi đang chơi, thỉnh thoảng ta có thể ghé vào tửu quán, nơi ta được mời uống món bia tTệp nổi tiếng “Velkopopovitsky Kozel”. Dĩ nhiên là trò chơi này không những trở thành một món quà thú vị cho tất cả những người yêu quý loại bia này, mà còn lôi kéo được những người bình thường sẽ có thể mua dùng thử. Thực sự diễn ra thế nào nói ra cũng khó, nhưng quảng cáo trò chơi đã được truyền bá rộng rãi trong nhiều website thông dụng. Thông tin bình luận phản hồi không thấy có.

Ví dụ thứ hai về advergame – con đẻ của Intel, được lập ra cho bộ vi xử lý mới. Tôi đã mô tả trò chơi này. Chúng ta sẽ một lần nữa lưu ý đến thông tin này:

Công ty Intel, hoạt động trong lĩnh vực sản xuất bộ vi xử lý cho máy tính cá nhân và các thiết bị viễn thông, cùng với hãng quảng cáo Godfrey Q và Partners đưa ra trò chơi trực tuyến có tên là Robo Brawl (cuộc chiến giữa những con rô bốt). Trò chơi này được tạo ra với mục đích quảng bá cho bộ vi xử lý mới Xeon của công ty Intel. Cần lưu ý yếu tố sau, bộ vi xử lý Xeon về mặt sản xuất  ưu việt hơn hẳn bộ xử lý ngang hàng Intel Core 2 Duo và về bản chất nó định hướng đến các chuyên gia IT, nhà thiết kế, nhà nghiên cứu khoa học và công nghiệp điện ảnh. Khi tính đến khách hàng mục tiêu này, hãng quảng cáo quyết định lựa chọn chủ đề chính của trò chơi – cuộc chiến giữa những con Rô bốt.

Tất cả được bắt đầu từ việc bạn cần phải thiết lập rô bốt chiến binh của mình từ những chi tiết riêng lẻ. Khi đó đối với mỗi dạng rô bốt có thể sử dụng một số lượng nhất định các chi tiết này (chính xác hơn là các đặc tính của chúng). Về tổng thể rô bốt được tạo thành từ ba phần cơ bản: vũ khí, vỏ bọc và phần chuyển động. Sau khi lắp ráp xong, công việc phải thực hiện là chiến đấu với 5 đối thủ khác. Mỗi khi thắng trận bạn sẽ nhận được những điểm đặc biệt, với số điểm này bạn có thể dùng để mua linh kiện hoàn thiện cỗ máy chiến đấu của mình. Những điểm này được gọi là “Điểm Xeon”. Tên gọi này không phải là ngẫu nhiên. Intel cho rằng, trong thời gian chơi trong nội tại khách hàng tiềm năng cần sẽ xuất hiện sự liên tưởng mà nó có thể gắn kết sự mạnh lên về  khả năng chiến đấu của rô bốt với việc sản xuất bộ vi xử lý Xeon. Đại diện của Intel cũng lưu ý:”Bạn chơi càng nhiều thì thông điệp quảng cáo về bộ vi xử lý Xeon càng thấm vào ý thức của bạn”.

Ý kiến riêng của tôi là  – trò chơi được tạo ra ở mức độ cao siêu, và thực sự nó đã đạt được mức độ này. Thực vậy rất rõ ràng, nó được làm ra không phải cho kỹ năng nhanh tay nhanh mắt. Ngoài ra, đây là một khía cạnh hết sức quan trọng. Sau khi tôi thua trong cuộc chiến đầu tiên, lúc giải lao có một con rô bốt nhỏ đề nghị xem một đoạn băng video, trong đó chỉ ra các khả năng mà server sử dụng bộ vi xử lý Xeon có thể đem lại lợi ích cho kinh doanh. Thật là một sự thể hiện uyên bác. Quảng cáo rất đúng chỗ.

Tất nhiên khi thiết lập advergame cần phải hiểu là làm ra để làm gì, công ty đặt ra những mục đích gì, đã chuẩn bị đầu tư cho trang thiết bị gì. Chỉ khi hiểu điều này thì mới có thể  hy vọng về một kết quả nào đó. Vấn đề cốt yếu nằm ở chỗ là những trò chơi này có thể thực sự làm tăng doanh số bán hàng của công ty hay không? Các ý kiến của các nhà tiếp thị về vấn đề này rất khác nhau. Người thì cho rằng các trò chơi này chỉ là bước tạo ra hình ảnh. Trong mức nào đó thì những lời của họ được khẳng định ít nhiều vì các trò chơi có chất lượng chỉ do có các công ty lớn làm ra. Nhưng mặt khác, khi có hàng triệu người tham gia vào trò chơi thương hiệu thì nó chắc chắn không phải là màn quảng cáo sản phẩm tồi. Thực vậy, trong trò chơi được mô tả trên đây của Intel sử dụng video thông tin về sản phẩm mới của công ty, nó đã làm tất cả mọi người làm việc trong lĩnh vực IT quan tâm. Nghĩa là trò chơi của Intel đã được soạn ra để truyền đạt thông tin đến khách hàng mục tiêu.

Quảng cáo trong trò chơi thông thường

Trước khi phân tích các hình thức quảng cáo trong các trò chơi thông trường nên lướt qua xem việc này đã được bắt đầu từ lúc nào. Các biểu hiện quảng cáo đầu tiên xuất trong trò chơi điện tử vào nửa sau những năm 90 của thế kỷ XX. Người ta cho rằng công ty điện tử Arts là người đi đầu tiên trong lĩnh vực này. Công ty này hoạt động trong lĩnh vực sản xuất trò chơi điển tử nổi tiếng như FIFA, NHL, NBA và một số trò chơi khác. FIFA là trò chơi đầu tiên có bố trí quảng cáo thực thụ. Trong trò chơi có sự hiện diện các tấm bảng quảng cáo quanh sân vận động, trên đó bố trí các thương hiệu nổi tiếng mà người hâm mộ đã quen nhìn trong những trận đấu thật. Từ thời điểm này quảng cáo đã đi vào thế giới của trò chơi điện tử. Ngày nay tại công ty Electronic Arts có nguyên một chi nhánh chuyên hoạt động về lĩnh vực kinh doanh quảng cáo trong trò chơi điện tử.

Trong bản thân trò chơi, người sử dụng nhìn chung là tương tác tích cực đối với quảng cáo. Họ cho rằng điều đó làm cho trò chơi có vẻ thực hơn. Điều quan trọng là sao cho quảng cáo không làm cản trở tiến trình chơi. Theo các dữ kiện do công ty nghiên cứu chỉ ra là người chơi có cái nhìn đúng mực với quảng cáo, còn nhà quảng cáo rất hài lòng. Ở một mức độ nào đó thì nó đúng như vậy, nhưng trong trò chơi tồn tại một vấn đề nghiêm trọng không được bị các nhà làm quảng cáo bỏ qua – vấn đề tính toán hiệu quả quảng cáo.

Hiện tại câu chuyện đang nói về điểm tương tác huyền hoặc nào đó, khi bản chất hiệu quả chính là số lượng người chơi trò chơi. Có lúc báo chí thường nhấn mạnh là có nhiều người mua trò chơi cướp biển, trong đó cũng có quảng cáo. Vấn đề nằm ở chỗ là chúng ta không biết được ai là người trong số người mua thực sự nghiêm túc chơi trò chơi và ai là người để ý đến quảng cáo. Trong khi đang bắn nhau, đang đua và chơi trò game thủ không dễ gì họ để ý đến sản phẩm quảng cáo.

Mặt khác các bên quảng cáo trong trò chơi điện tử chỉ ra là người chơi có nhận thấy quảng cáo. Thực vậy nhiều người trong số họ, khi nhìn thấy các vật có thực trong trò chơi lấy làm rất ngạc nhiên, và sau đó kể lại cho người khác một cách khoái chí. Bởi vì tất cả y như thật! Chúng ta hãy cùng xem, có những dạng quảng cáo nào trong các trò chơi thông dụng tại thời điểm hiện nay.

(Còn nữa)

Theo Bwportal

::

]]>
https://caia.vn/5487-dien-mao-cua-nganh-quang-cao-trong-tro-choi-dien-tu-phan-i/feed 0
Chiến lược mới của các nhà quảng cáo trực tuyến https://caia.vn/5316-chien-luoc-moi-cua-cac-nha-quang-cao-truc-tuyen-3 https://caia.vn/5316-chien-luoc-moi-cua-cac-nha-quang-cao-truc-tuyen-3#respond Fri, 16 Apr 2010 19:14:59 +0000 http://localhost:8080/caia.vn/?p=5316 Không như truyền thanh hay truyền hình, internet dường như là một sân chơi mới cho các hãng quảng cáo. Với những khách hàng thông minh biết rõ phải làm thế nào để ngăn chặn quảng cáo, nhiều công ty ngày nay đang phải vật lộn tìm kiếm những cách thức mới để kinh doanh sản phẩm trực tuyến hiệu quả hơn.

Chiến lược mới của các nhà quảng cáo trực tuyến 1

Chỉ cần bạn có tiền, bạn có thể mua hầu như tất cả mọi thứ trên Internet cùng với đó là những trải nghiệm thú vị. Kinh doanh trực tuyến được dự báo là sẽ thay thế các phương thức kinh doanh thông thường vốn đang bộc lộ nhiều nhược điểm khiến khách hàng phàn nàn.

Mới đây, các nhà sản xuất loạt phim truyền hình Lost nổi tiếng đã tạo ra một trò chơi trực tuyến phỏng theo chương trình truyền hình của họ. Những quảng cáo cho trò chơi lan toả khắp thế giới Internet, liên quan tới các website giả định cho các công ty giả định, cũng như các cuộc phỏng vấn và quảng bá giả định rồi sau đó trải rộng ra một cộng đồng lớn như YouTube. Một vài trang web trò chơi thậm chí còn thu hút các nhà tài trợ lớn, với hy vọng chiến dịch quảng cáo cho trò chơi sẽ lôi kéo đông đảo mọi người đến với họ.

Đôi lúc bạn có thể tạo ra những cuộc tranh luận trực tuyến một cách tình cờ. Bộ phim mới “Snakes on a Plane” (Rắn trên máy bay) đã lựa chọn một chiến dịch quảng cáo trực tuyến rộng khắp, thậm chí cả trước khi bộ phim được khởi quay. Chiến dịch này bao gồm rất nhiều quảng cáo lôi kéo, các lời chào mời khuyến mãi… Nhưng thay vì né tránh những kiểu quảng cáo cường điệu không dự tính trước, hãng phim đã theo đuổi phương cách này – thậm chí còn kết hợp vào bộ phim một vài đoạn kịch bản mà những người hâm mộ đề xuất. Đương nhiên, sự tham gia của giới hâm mộ cũng như các chương trình truyền hình và phim ảnh hoàn toàn có thể thu hút sự chú ý của mọi người để rồi khi tung ra thị trường, bộ phim sẽ đạt kết quả tối đa.

Chứng thực blogger

Có thể nói, mọi sản phẩm/dịch vụ đều cần sự trợ giúp của các chiến dịch quảng cáo, tiếp thị. Một vài hãng quảng cáo đã quan tâm tới việc tranh thủ sự trợ giúp của các blog phổ biến để truyển tải rộng rãi thông điệp họ mong muốn.

Cái gọi là blogvertising (quảng cáo blog) bao gồm việc trả tiền cho các bloggers nổi tiếng để họ chứng thực chất lượng sản phẩm, tuy nhiên không thể bỏ qua yếu tố đặc trưng và nội dung của blog. Hiện nay, khi blog phát triển với tốc độ chóng mặt, thì phương thức quảng cáo trên blog cũng ngày một nở rộ.

Quảng cáo overlay

Trong một trang web, nơi mà các cửa sổ pop-up quảng cáo bị khoá, thì cách thức hiệu quả nhất là cần tạo ra các quảng cáo chạy ngay trên trang web. Các cửa sổ pop-up đang dần dần được thay thế bằng các overlays (quảng cáo che phủ) có thể được thực hiện trực tiếp ngay trên toàn bộ trang web. Overlays không thể bị khoá theo cùng cách với pop-up, bởi vì chúng được thiết kế gắn liền với trang web. Nó chỉ được đóng lại khi bạn tìm thấy nút đóng, nếu tồn tại một cái nút như thế trên quảng cáo.

Quảng cáo tìm kiếm

Có một khu vực vô cùng rộng lớn cho các quảng cáo trực tuyến mà không cần đến hình ảnh sinh động hay các ý tưởng sáng tạo. Đó chính là việc trả tiền cho các hãng tìm kiếm trực tuyến để đưa mọi người đến với trang web của bạn khi họ gõ một từ khoá tìm kiếm nào đó.

Đây được xem là bí mật ẩn giấu của các quảng cáo trực tuyến. Đây là một cách thức phát huy hiệu quả rất lớn. Lý do là nếu bạn tìm kiếm một vài thứ gì đó trên Yahoo! hay Google có nghĩa là bạn thật sự mong muốn có được nó, và các công ty cũng muốn đưa quảng cáo trực tiếp tới bạn. Do đó, quảng cáo tìm kiếm đang trở thành một khu vực thu hút sự quan tâm của đông đảo các công ty, và nhiều hãng quảng cáo đang tìm kiếm cách thức để khách hàng nhìn thấy rõ những kết quả của quảng cáo tìm kiếm.

Các nhà tiếp thị có thể trả tiền để được có mặt tại khu vực phía tay phải của trang Google. Đó là quảng cáo trả tiền, hay còn được gọi là quảng cáo pay-for-click. Tuy nhiên, khu vực lý tưởng nhất là ở trung tâm của các kết quả tìm kiếm, và cách thức để có được kết quả này là thông qua việc tối ưu hoá công cụ tìm kiếm, như bổ sung kỹ năng biên tập nội dung, các đường link…

Tiếp thị xã hội

Quảng cáo tìm kiếm là nơi mà phần lớn tiền bạc dành cho quảng cáo trực tuyến được chi tiêu, không ít trong số đó đã giúp Google đàm phán thoả thuận trị giá 900 triệu USD để trở thành đối tác tìm kiếm trực tuyến cho trang web MySpace.

Tiếp thị xã hội sẽ đem lại cho các nhà quảng cáo khả năng tiếp cận tới một thị trường trẻ tuổi vô cùng hấp dẫn. Người sử dụng MySpace thường bỏ qua các quảng cáo truyền thống và gặp gỡ nhau để thảo luận về các xu hướng và sở thích mới nhất, cũng như tự xây dựng các quảng cáo của riêng họ. Nếu tiếp cận đối tượng này, các hãng quảng cáo sẽ có được sự phổ biến rộng rãi với tốc độ lan truyền nhanh chóng, điều mà không thể có được với các quảng cáo pop-up.

Khi đến với hoạt động quảng cáo trực tuyến, bạn không thể đánh giá thấp hiệu quả các mạng lưới xã hội. Hàng triệu người sử dụng đang xây dựng nhiều cộng đồng khác nhau trong hệ thống mạng lưới của họ. Họ mở rộng ra toàn cầu, họ phát triển không ngừng, họ to lớn, mạnh mẽ, và họ là những mục tiêu hấp dẫn cho các nhà tiếp thị nếu biết cách giao tiếp với họ như thế nào.

Tóm lại, Internet và web giờ đây đang là phương thức quảng cáo phát triển nhanh chóng nhất. Với số lượng trang web khổng lồ, cơ hội quảng cáo là vô cùng hấp dẫn. Các hãng quảng cáo luôn hy vọng rằng với những chiến lược quảng cáo mới trong kỷ nguyên Internet, họ sẽ tiếp cận số lượng lớn khách hàng một cách hiệu quả và nhanh chóng hơn. Bằng không, tất cả các nỗ lực đầu tư kinh doanh sáng tạo của họ sẽ trở nên lãng phí.

Theo Marketingviet

::

]]>
https://caia.vn/5316-chien-luoc-moi-cua-cac-nha-quang-cao-truc-tuyen-3/feed 0
Quảng cáo trong game: hấp dẫn nhưng khó làm https://caia.vn/4593-quang-cao-trong-game-hap-dan-nhung-kho-lam https://caia.vn/4593-quang-cao-trong-game-hap-dan-nhung-kho-lam#respond Wed, 14 Apr 2010 00:13:59 +0000 http://localhost:8080/caia.vn/?p=4593 Gần đây, trong kế hoạch tiếp thị của các công ty quảng cáo đã bắt đầu xuất hiện cụm từ “quảng cáo trong game” như một phương tiện đầy mới mẻ, hấp dẫn hứa hẹn đem lại hiệu quả cao bên cạnh các phương tiện quảng cáo truyền thống và quảng cáo online khác.

Quảng cáo trong game: hấp dẫn nhưng khó làm 1

Thế nhưng, phương tiện này cho đến giờ hầu như mới chỉ dành cho các thương hiệu có tầm vóc quốc tế và số được sử dụng cũng chỉ đếm trên đầu ngón tay. Chúng tôi đã có buổi trao đổi với ông Bùi Ngọc Quốc Hưng – Giám đốc bộ phận Dịch vụ quảng cáo Công ty VinaGame xung quanh vấn đề này.

Quảng cáo trong game được cho là khả năng đem lại nguồn thu rất lớn cho các nhà phát hành game, vậy ông có thể cho biết hiện nay VinaGame đã thu hút dịch vụ quảng cáo này như thế nào?

BNQH: VinaGame đã bắt đầu tirển khai các kế hoạch quảng cáo trong game. Trong đó, chúng tôi xây dựng nhiều hình thức và nhiều gói dịch vụ để khách hàng chọn lựa cho phù hợp với điều kiện thực tế cũng như đạt được hiệu quả cáo nhất.

Để tối ưu hoá lợi ích cho khách hàng, chúng tôi đã triển khai kế hoạch đưa các sản phẩm, dịch vụ của khách hàng hoà nhập một cách nhẹ nhàng vào trong game để việc quảng bá hình ảnh đến với người tiêu dùng thật tinh tế và thu hút. Về cơ bản, các khách hàng có thể tham gia vào các hình thức tài trợ sản phẩm cho game, lồng ghép sản phẩm vào các hoạt động, sự kiện trong game…

Quảng cáo trong game có gì hấp dẫn so với các loại hình quảng cáo online khác, thưa ông?

BNQH: Quảng cáo trong game được xem là một khái niệm mới tại thị trường Việt Nam, khi mà các hình thức quảng cáo truyền thống đang dần được bão hoà. Vì thế, các nhà marketing hiện nay đang tìm kiếm nhiều phương thức mới để tiếp thị hình ảnh của họ đến với người tiêu dùng. Trong đó quảng cáo trực tuyến được xem là một phương pháp tối ưu. Theo một số đánh giá không chính thức thì doanh thu của thị trường này trong năm 2006 là 64 tỉ VNĐ và sẽ tăng trưởng 100%, dự kiến đến năm 2010 doanh thu quảng cáo trực tuyến sẽ là hơn 300 tỉ VNĐ. Một trong các phương thức quảng cáo trực tuyến thông thường như đăng banner, quảng cáo thông qua các công cụ tiềm kiếm… thì việc quảng cáo trong game được giới chuyên gia phân tích thị trường nhận định có nhiều tiềm năng và hiệu quả hơn cả do yếu tố sở thích và gắn kết với game của giới trẻ cũng như đưa hình ảnh sản phẩm đến đúng với đối tượng khách hàng mục tiêu.

Hiệu quả như thế nhưng sao đến giờ, số lượng các doanh nghiệp lựa chọn loại hình quảng cáo này ở Việt Nam chỉ có thể đếm được trên đầu ngón tay?

BNQH: Nhìn chung, hiện nay thị trường quảng cáo trực tuyến vẫn chưa có nhiều tín hiệu khả quan so với các nước trên thế giới, bên cạnh đó quảng cáo trong game vẫn còn là một khái niệm khá mới mẻ tại thị trường Việt Nam. Bên cạnh đó, vấn đề chi phí là rào cản lớn đối với doanh nghiệp. Để thực hiện được một quảng cáo trong game cần phải có sự đầu tư tương đối lớn do đó chi phí cho loại hình này tối thiểu cũng phải là vài chục ngàn USD. Thêm nữa việc thực hiện cũng phải mất ít nhất vài tuần nên chỉ có những công ty lớn có chiến lược tiếp thị dài hơi và có kinh phí đầu tư lớn mới có thể sử dụng dịch vụ này. Đó là lý do hiện tại, thị trường Việt Nam còn khá bỡ ngỡ với hình thức quảng cáo trong game ngoại trừ một vài công ty có yếu tố nước ngoài.

Ông có thể cho biết cụ thể hơn việc thu hút quảng cáo trong game đòi hỏi phải đầu tư như thế nào? Trong đó, những loại game nào sẽ hấp dẫn được các doanh nghiệp?

BNQH: Theo đánh giá của một số chuyên gia, thị trường quảng cáo trực tuyến là một thị trường tiềm năng và màu mỡ, tuy nhiên để khai thác tối ưu thì cần phải có một thời gian khá dài cả về kỹ thuật lẫn ý tưởng sáng tạo. Trong đó, quảng cáo trong game đòi hỏi cao yếu tố sáng tạo, làm sao sản phẩm của khách hàng khi vào trong game có thể hợp nhất, có như thế thì hiệu quả tiếp thị mới được đánh giá cao.

Để thực hiện việc quảng cáo trong gaem không phải chỉ đơn thuần là layout như các hình thức quảng cáo khác mà chúng tôi phải đánh giá yếu tố phù hợp của sản phẩm sao với nội dung game. Sau đjó, chúng tôi sẽ cho tiến hành thiết kế, lập trình và chỉnh sửa theo yêu cầu khách hàng. Do đó, chúng tôi đã phải cụ thể hoá từng gói dịch vụ giúp cho khách hàng nhận thấy được tính tương tác cao giữa game và đời sống hàng ngày trong các chiến dịch quảng cáo của họ.

Đối với việc lồng ghép quảng cáo trong game ngoài yếu tố kỹ thuật thì yếu tố tinh tế và sáng tạo chính là một phần quan trọng không thể thiếu. Xét về mặt kỹ thuật, ưu điểm của hình thức quảng cáo trong game online là có thể can thiệp và lồng ghép nội dung quảng cáo vào trong game, nhưng phải làm sao để đưa sản phẩm phù hợp với nội dung game thì không phải sản phẩm game trực tuyến nào cũng có thể đáp ứng được điều đó.

Theo đó, qua các sản phẩm game trực tuyến đã phát hành chúng tôi nhận thấy những thể loại game có tính tương tác cao với cuộc sống thường nhật thường là những loại game dễ lồng ghép sản phẩm, dịch vụ quảng cáo của khách hàng vào môi trường và ngược lại các hoạt động trong game cũng có thể tương tác trở lại xã hội tạo thành một trào lưu hay xu hướng mới đối với cộng đồng. Chẳng hạn như xu hướng thời trang từ trong game có thể ra ngoài cuộc sống thực là một ví dụ cụ thể minh chứng.

Tại sao ta không chia nhỏ các gói dịch vụ để các công ty nhỏ cũng có thể sử dụng hình thức này?

BNQH: Như đã nói, loại hình quảng cáo này cần phải có thời gian chuẩn bị và kinh phí đầu tư tương đối lớn nên với các chiến dịch quảng cáo nhỏ, ngắn hạn thì sẽ không bảo đảm về mặt thời gian. Bên cạnh đó, nếu hình ảnh thương hiệu xuất hiện quá nhỏ và với tần suất thấp cũng không đem lại hiệu quả cáo. Do đó, với những khách hàng có kinh phí thấp, chúng tôi vẫn khuyên họ nên chọn các loại hình quảng cáo trực tuyến thông thường.

Trong tương lai, khi trình độ kĩ thuật của ta phát triển hơn thì chi phí cho loại hình quảng cáo này sẽ có thể giảm không?

BNQH: Hiện tại, về kỹ thuật thì đội ngũ tại Việt Nam đã có thể làm được tất cả các loại hình quảng cáo trong game như các nước trên thế giới nên trong tương lại, kỹ thuật vẫn không có gì thay đổi do đó sẽ không có chuyện thay đổi chi phí.

Quảng cáo trong game có thể gặp những rủi ro gì, thưa ông?


BNQH:
Trước tiên, quảng cáo trong game khó đo lường hiệu quả vì người ta không thể biết được người chơi có nhấp chuột vào mẫu quảng cáo hay không và có nhấp vào thì cũng không thể dẫn đến trang web của doanh nghiệp như các loại hình quảng cáo online thông thường khác. Bên cạnh đó, môt số rủi ro có thể có là nếu game nào đó “chết” thì xem như quảng cáo của thương hiệu trong game đó cũng “chết” theo hoặc game phát hành ra không nhận được sự ủng hộ của người chơi hay gặp phải sự cố thay đổi chính sách của cơ quan chức năng về game…Vì thế khách hàng nên chọn những đối tác lớn, có uy tín và có nhiều gói dịch vụ đa dạng vì không nên chọn dịch vụ trọn gói mà nên chọn từng gói dịch vụ riêng cho từng thời điểm để có thời gian và cơ hội xem xét, đáng giá hiệu quả hoặc có những điều khoản ràng buộc trong hợp đồng để đảm bảo lợi ích cho mình.

Chi phí cao, thị trường chưa thích ứng, rủi ro cũng không phải là nhỏ…Vậy ông nhận định như thế nào về triển vọng của quảng cáo trong game tại Việt Nam?

BNQH: Ngoài yếu tố nhận thức về thị trường thì đây là một dịch vụ cao cấp đòi hỏi khách hàng phải đầu tư kinh phí tương đối lớn nên theo tôi, cho dù có phát triển trong năm mười năm nữa thì loại hình quảng cáo này vẫn chỉ chiếm một phần nhỏ trong quảng cáo online. Tuy nhiên, theo tôi đây vẫn là một xu hướng mới đầy triển vọng vì có nhiều ưu điểm như sản phẩm, thương hiệu của khách hàng sẽ được lưu lại trong tâm trí người chơi rất lâu. Do đó nếu có chiến lược quảng bá thương hiệu tốt khách hàng sẽ tạo ra được một trào lưu mới cho cộng đồng. Tôi tin rằng với sự sôi động của thị trường quảng cáo online và sự ra đời của một số game có tính tương tác cao với xã hội thì không bao lâu nữa hình thức “Quảng cáo trong game” sẽ sớm trở thành một chiến lược hữu hiệu dành cho các nhà quảng lý thương hiệu Việt Nam.

Theo Tạp chí Marketing

::

]]>
https://caia.vn/4593-quang-cao-trong-game-hap-dan-nhung-kho-lam/feed 0
Quảng cáo: trực tiếp hay gián tiếp https://caia.vn/3156-quang-cao-truc-tiep-hay-gian-tiep https://caia.vn/3156-quang-cao-truc-tiep-hay-gian-tiep#respond Thu, 08 Apr 2010 00:58:38 +0000 http://localhost:8080/caia.vn/?p=3156 Có thể đi tắt, mua quảng cáo trực tiếp qua cơ quan truyền thông, không cần sự trợ giúp của các Công ty quảng cáo.

Quảng cáo: trực tiếp hay gián tiếp 1

Một Công ty chuẩn bị tung ra sản phẩm mới hoặc có thể, họ đang chuẩn bị tung ra chiến lược quảng bá thương hiệu, cũng có vị thế trong lòng người tiêu dùng… Theo cách thông thường, họ sẽ “chọn mặt gửi vàng”, một Công ty quảng cáo, thực hiện toàn bộ chiến lược theo đúng kế hoạch đã định. Tùy mục đích và ngân sách, “những người đi đánh trận” sẽ tìm đúng loại vũ khí và đánh đúng mục tiêu.

Tuy nhiên, không ít Công ty chọn cách đi tắt trực tiếp thỏa thuận chuyện quảng cáo với cơ quan truyền thông (báo chí, đài phát thanh, truyền hình… Chủ yếu là báo chí). Cách nào mang đến hiệu quả cao hơn? Điều này có thể trở thành khuynh hướng mới trong quảng cáo?

Có và không

Đặt câu hỏi trên với nhiều đại diện Công ty quảng cáo, hầu như ai cũng trả lời: “Thực ra, cách làm trực tiếp như thể không phải mới, mà đã tồn tại từ bấy lâu nay. Điều này không thể trở thành khuynh hường. mà chỉ tồn tại mang tính nhỏ lẻ”.

Còn với các nhà sản xuất phân phối sản phẩm (đối tượng cần mua quảng cáo) có nhiều câu trả lời khác nhau.

Một ví dụ là gần đây, Tập đoàn Mỹ phẩm L’Oréal tung ra loạt sản phẩm nước hoa cao cấp dành cho nam giới (Polo Black, Acqua Di Giò…). Với một thương hiệu lớn như thế, thông thường, mọi chiến dịch về truyền thông đều do một Công ty quảng cáo có mặt trên toàn cầu đảm trách. Tuy nhiên, L’ Oréal đã làm khác.

Đại diện của nhãn hàng này tại Việt Nam trực tiếp đã mua quảng cáo trên một số Tạp chí cao cấp. Mọi quy trình vẫn diễn ra suôn sẻ. Và dĩ nhiên, điều này khiển không ít người đặt câu hỏi.

Trước tiên, vì sao họ phá vỡ cách làm truyền thống, không thông qua Công ty đảm trách việc quảng cáo trên toàn cầu cho L’Oréal là Optimedia?

Thứ hai, cách làm này có mang lại hiệu quả như mong đợi, tiết kiệm chi phí, thời gian và đánh trúng đối tượng khách hàng mục tiêu?

Cuối cùng, các nhãn hàng khác có thể làm theo cách của Coléal?

Thực tế là trước khi “tự thân vận động”, đại diện phía Lancôme đã làm việc cùng Công ty quảng cáo Optimedia tại Việt Nam. Theo một quy chuẩn chung về chiến lược quảng cáo của Tập đoàn L’oréal trên toàn cầu, Optimedia cứ thế thực hiện. Tuy nhiên, về phía Công ty quảng cáo chưa làm được những việc mà Lancôme mong đợi.

Tự biên tự diễn

Ngoài việc chọn đúng những Tạp chí cao cấp, có uy tín trên thị trường. Lancôme còn đòi hỏi các mẩu quảng cáo của mình phải nằm ở những trang đầu, vi trí hàng top. Và điều quan trọng là những người đi quảng bá cho thương hiệu phải hiểu về thương hiệu.

Khi Công ty quảng cáo không làm được điều này, một cách nhanh chóng, phía đại diện của Lancôme quyết định làm luôn phần việc của Công ty quảng cáo. Mỗi chiến dịch đều có một khoảng thời gian nhất đinh. Và họ không thể chờ đợi khi nhận thấy mình cũng có đủ năng lực để tự lên kế hoạch về truyền thông.

Vấn đề hiệu quả, chưa thể đo lường ngay được khi chiến dịch quảng cáo chỉ mới bắt đầu. Còn chi phí và thời gian? Bà Việt – Nga Kleine, Giám đốc nhãn hàng Lancôme tại Việt Nam, cho biết “Chi phí vận tương đương với khi làm việc thông qua Công ty quảng cáo.

Tuy nhiên, chúng tôi tiết kiệm được khá nhiều thời gian vì có thể truyền đạt một cách chính xác, trực tiếp những yêu cầu của mình cho cơ quan truyền thông, không qua trung gian”.

Dẫu vậy, bà Việt – Nga Kleine vẫn khẳng định: “Việc tự làm là bất khả kháng. Nếu Công ty quảng cáo làm tốt, chúng tôi vẫn giao phần việc này cho họ, dù chi phí có cao hơn một chút”.

Chuyên và không chuyên

Như vậy, vấn đề tiếp theo được đặt ra là khi nào nên giao việc quảng cáo cho Công ty quảng cáo và khi nào có thể tự thực hiện?

Theo kinh nghiệm của một số người, với tổng chi phí cho chiến lược từ 50.000 USD trở xuống có thể chọn giải pháp “trực tiềp”. Từ 50.000 USD trở lên, nên thông qua Công ty quảng cáo. Vì sao? Thông thường với 50.000 USD trở xuống, các Công ty chỉ nhấm vào 3 – 5 đầu báo. Số đầu báo ít nên không cần thông qua Công ty quảng cáo, người ta vẫn có thể tự kiểm soát mọi diễn tiến.

Trong khi đó, với chi phí hơn 50.000 USD, người ta thường quảng cáo trên hơn 5 đầu báo và nhiều phương tiện truyền thông khác. Quy mô càng rộng, càng cần có sự tìm hiểu, phân tích thi trường, đối thủ cạnh tranh… Điều này chắc chắn Công ty quảng cáo sẽ làm tốt hơn.

Các Công ty quảng cáo chuyên nghiệp thường có đủ phòng ban để phục vụ khách hàng từ khâu thiết kế hoạch đinh chiến lược mua quảng cáo, mua quảng cáo và PR… Chi phí cho đội ngũ này không nhỏ. Chẳng hạn, đối với người viết ké hoạch quảng cáo, hàng tháng, Công ty phải trả mức lương khoảng 1.500 – 2.000 USD.

Ngoài ra, để có thông tin về thị trường phục vụ việc hoạch định mua quảng cáo, hàng năm, họ phải trả khoảng 1 0.000 USD cho một Công ty nghiên cứu thi trường có uy tín.

Trong suốt thời gian diễn la chiến dịch, họ liên tục theo dõi diễn tiến, làm báo cáo. Chiến dịch kết thúc cũng là lúc phải gửi bảng phân tích hiệu quả, đưa ra những kiến nghị cho các chiến dịch kể tiếp… Và một yếu tố quan trọng họ chính là những khách hàng thân thuộc, “mua sĩ” của cơ quan truyền thông nên có thể thương lượng được những mức giá quảng cáo rẻ hơn…

Vì tất cả những “phận sự” trên, các Công ty quảng cáo được nhận khoảng 5 – 1% trên tổng chi phí dành cho một chiến lược quảng cáo. Như vậy, với 50.000 USD cho chiến lược kéo dài khoảng một năm, nếu chọn kiểu “gián tiếp”, đơn vi muốn quảng bá sản phẩm sẽ trả cho Công ty quảng cáo khoảng 2.500 – 5.000 USD.

Nếu tự làm, trừ khi có sấn nhân lực nhiều kinh nghiệm, nếu không trước mắt họ sẽ phải lớn ít nhất 1 8.000 USD (1.500 USD x 12 tháng) để thuê người viết kế hoạch và mua quảng cáo.

Đó là chưa kể những chi phí không nhỏ khác để mua thông tin về thị trường, tìm hiểu đối thủ cạnh tranh…

Cá nhỏ và lớn

Về phía cơ quan truyền thông, dù các Công ty chọn cách đi gián tiếp hay trực tiếp, họ vẫn có lợi khi có khách hàng. Vấn đề là món lợi lớn hay nhỏ.

Với kiểu trực tiếp, cơ quan truyền thông sẽ chủ động làm việc và thỏa thuận giá cả với đơn vi cần quảng cáo. Mức giá này có thể nhỉnh hơn so với bình thường, đem đến món lợi lớn hơn. Ngoài ra, cách làm việc, thỏa thuận không qua trung gian cũng giúp tiết kiệm thời gian, hạn chế hiểu sai lệch trong quá trình truyền đạt ý tưởng (không ít trường hợp, Công ty quảng cáo không hiểu gì về thương hiệu đang là khách hàng của mình).

Dẫu vậy, những khách hàng này vẫn chỉ ở mức nhỏ lẻ, không đảm bảo sẽ là đối tác lâu dài. Có nhiều lý do khiến họ đi tắt, không tin tưởng Công ty quảng cáo đã có sẵn chiến lược, nhắm vào một số báo, Tạp chí, kênh truyền hình, đài phát thanh… nhất định.

Do đó, không thể phủ nhận rộng, đối tượng khách hàng chính của các cơ quan truyền thông vẫn là Công ty quảng cáo. Họ như người mua sỉ, mua nhiều mặt hàng trong suốt cả năm. Tuy nhiên, nếu biết tìm nhiều “con cá nhỏ” – đối tượng chọn cách mua trực tiếp, các Công ty truyền thông vẫn có thể thu về món lợi không nhỏ.

Theo TĐ

::

]]>
https://caia.vn/3156-quang-cao-truc-tiep-hay-gian-tiep/feed 0